Israel muốn chấm dứt
trách nhiệm với Gaza sau chiến tranh với Hamas
Henri Astier
BBC News
21 tháng 10 năm 2023
https://www.bbc.com/vietnamese/articles/cnd884e8xkjo
Israel tuyên bố mục tiêu lâu dài của chiến dịch
quân sự ở Gaza là cắt đứt mọi liên kết với vùng đất này.
Bộ trưởng Quốc phòng Israel, Yoav Gallant nói rằng một khi Hamas bị
đánh bại, Israel sẽ chấm dứt "trách nhiệm đối với cuộc sống thường ngày ở
Dải Gaza".
https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/a008/live/5fc47dd0-6fc4-11ee-a503-4588075e3427.png
Quân đội Israel sẵn sàng cho một cuộc
tấn công đường bộ
Trước cuộc xung đột, Israel đã cung cấp hầu hết nhu cầu tiêu thụ năng
lượng cho Gaza và giám sát hoạt động nhập khẩu vào lãnh thổ này.
Tuyên bố được đưa ra trong bối cảnh Israel tiếp tục tấn công Gaza và viện
trợ vẫn bị chặn ở biên giới với Ai Cập.
Mỹ điều
nhóm hàng không mẫu hạm thứ hai tới hỗ trợ Israel
Mẹ một
con tin Israel: ‘Xin hãy đưa con tôi về nhà’
Chuyến
đi tới Israel ‘gắn’ TT Biden và Mỹ với bất kỳ cuộc tấn công nào ở Gaza
Các cuộc oanh tạc là phản ứng sau những cuộc tấn công của các tay súng
Hamas vào Israel vào ngày 7/10, khiến ít nhất 1.400 người thiệt mạng và 203 người
bị bắt làm con tin. Israel hiện đã sẵn sàng tiến hành một cuộc tấn công đường bộ.
Hôm 20/10, ông Gallant nói với một ủy ban quốc hội rằng giai đoạn đầu
tiên của chiến dịch là nhằm phá hủy cơ sở hạ tầng của Hamas, theo một tuyên bố
từ văn phòng của ông.
Giai đoạn thứ hai, ông nói thêm, các lực lượng Israel sau đó sẽ tiến
hành "các hoạt động với cường độ thấp hơn" để loại bỏ "các ổ kháng
cự".
Bộ trưởng Quốc phòng Israel cũng cho hay, giai đoạn thứ ba "sẽ yêu
cầu loại bỏ trách nhiệm của Israel với cuộc sống thường ngày ở Dải Gaza, thiết
lập trạng thái an ninh mới với công dân Israel".
NGUỒN NƯỚC Ở GAZA ĐANG CẠN KIỆT
https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/e11a/live/1fdb4bd0-6fc5-11ee-a503-4588075e3427.png
Sau cuộc tấn công của Hamas hôm 7/10, Israel đã
đóng cửa khẩu Rafah với lệnh phong tỏa hoàn toàn khiến nước, điện và nhiều nhu
cầu thiết yếu khác của người Palestine bị gián đoạn nghiêm trọng
Mặc dù Israel đã rút khỏi Gaza vào năm 2005, nhưng Liên Hợp Quốc vẫn
coi dải đất này - cùng với Bờ Tây và Đông Jerusalem - là vùng đất bị chiếm đóng
và coi Israel phải chịu trách nhiệm về các nhu cầu cơ bản của người dân.
Israel trước đây đã cho phép người Gaza qua biên giới để làm việc. Họ
cũng đã giám sát việc nhập khẩu vào vùng đất để ngăn chặn vũ khí tiếp cận
Hamas.
Sau cuộc tấn công ngày 7/10, Israel đã cắt nguồn cung cấp điện cũng như
việc cung cấp thực phẩm và thuốc men. Liên Hợp Quốc gọi tình hình ở đó là
"vượt quá thảm khốc".
Mỹ và Ai Cập đã đạt được thỏa thuận cho phép một số nguồn cung bắt đầu
cứu trợ cho 2,2 triệu cư dân của Gaza.
Một đoàn xe ban đầu gồm 20 xe tải dự kiến sẽ vào miền nam Gaza thông
qua cửa khẩu biên giới Rafah hôm 20/10, nhưng họ vẫn bị mắc kẹt ở phía Ai Cập.
Các tổ chức nhân đạo cho biết người dân nơi đây cần nhiều viện trợ hơn
nữa.
CỬA KHẨU RAFAH
https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/812e/live/6bdc8a80-6fc5-11ee-b315-7d1db3f558c6.png
Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres thị sát cửa khẩu Rafah hôm
20/10, nơi hơn 200 xe tải chở hàng cứu trợ đang xếp hàng đợi vào Dải Gaza
Hôm 20/10, Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres đã đến thăm cửa
khẩu với lời kêu gọi cho phép các xe tải viện trợ vào lãnh thổ.
"Những chiếc xe này không chỉ là xe tải. Chúng là phao cứu sinh,
là sự khác biệt giữa sự sống và cái chết của rất nhiều cư dân Gaza", ông
nói. "Điều chúng ta cần là làm cho chúng di chuyển."
Trong khi đó, Tổng thống Chính quyền Palestine, Mahmoud Abbas đã xác nhận
rằng ông sẽ tham gia cùng một số nhà lãnh đạo thế giới tại hội nghị thượng đỉnh
ở Cairo vào 21/10 nhằm đạt được lệnh ngừng bắn.
Sự kiện này do Tổng thống Ai Cập, Abdul Fattah al-Sisi chủ trì, sẽ bao
gồm các cuộc đàm phán về nỗ lực chấm dứt xung đột Israel-Palestine dựa trên giải
pháp hai nhà nước.
Những người tham dự còn có ông Guterres và đại diện của EU, cũng như một
số nước Ả Rập và châu Âu.
No comments:
Post a Comment