Giải
mã trật tự toàn cầu qua lăng kính cuộc khủng hoảng Trung Đông và các
nơi khác
Michael
Kimmage & Hanna Notte | Foreign
Affairs
Ngày 12 tháng 10 năm 2023
Đinh
Tỵ biên dịch
Tháng Mười 16, 2023,
https://nghiencuulichsudotcom.files.wordpress.com/2023/10/bb.png?w=768
Cảng biển
Thành phố Gaza sau các cuộc không kích của Israel, Gaza, tháng 10 năm 2023 .
Mohammed Salem / Reuters
Các cường quốc đương đại – Trung Quốc, Châu
Âu, Nga và Mỹ – không nghi ngờ gì, có một vai trò quyết định trong cuộc xung đột
giữa Israel và Hamas. Tuy nhiên, không có bất kỳ một trong bốn nước kể trên có
khả năng giải quyết hoặc kìm chế xung đột đó. Ý niệm cho rằng cuộc cạnh tranh
giữa các đại cường được mô tả qua lăng kính địa chính trị đã thịnh hành trở lại
sau một thời gian bị lu mờ vào thời điểm gần kề Chiến tranh lạnh. Tuy nhiên,
các giả định bất thành văn thời Chiến tranh lạnh đã phủ bóng nhiều xác quyết
đương thời về bản chất của mối cạnh tranh đó. Các đại cường, như phân tích nhấn
mạnh, sẽ triệu tập các nguồn lực to lớn nhằm định hình trật tự quốc tế. Họ sẽ
làm điều gì đó để định hình trật tự toàn cầu. Áp dụng chiến thuật vận dụng nguồn
lực tài chính lẫn quân sự cho các cuộc chiến tranh ủy nhiệm, họ sẽ vẫn hết sức
dè chừng nhau. Nếu bên này động thủ, bên kia sẽ đáp lễ tương xứng.
Trong bốn đại cường kể trên, cảm thức điều hướng
cho sự cạnh tranh đó đã trở thành một đường hướng căn bản, nhất quán về các nổ
lực quân sự, kinh tế, công nghệ và ngoại giao. Nga gây chiến với Ukraine chẳng
hạn, có thể dễ dàng diễn dịch như là một trường hợp kinh điển cho mối cạnh
tranh đại cường. Putin phân trần: sở dĩ ông ta xua quân xâm lăng Ukraine
cũng chỉ là phản ứng chống lại thói bá quyền của Mỹ ở Châu Âu. Cả Nga lẫn các
nước phương Tây cùng hô hào sự hậu thuẩn toàn cầu cho điều mà họ gọi là cuộc
chiến sống còn giữa các giá trị và loại hình chế độ. Đúng vậy, cuộc chiến
Ukraine đã làm hằn sâu thêm mối cừu hận giữa Nga, Châu Âu và Hoa Kỳ. Và như hệt
cuộc khủng hoảng Berlin trong những năm đầu Chiến tranh lạnh, cuộc chiến tại
Ukraine đã tỏa nhiệt ra bên ngoài, gây nên làn sống tị nạn mới và lạm
phát.
Nhưng phủ bóng đằng sau bộ khung cạnh tranh giữa
các siêu cường là các diễn tiến mới tinh vi hơn. Giữa các đại cường không còn
là cuộc đấu song mã nữa. Hoa Kỳ và Châu Âu đang gắn bó chặt chẽ bằng liên minh
chính thức, trong khi Nga và Trung Quốc là đối tác lỏng lẻo hơn; chủ yếu, họ
làm những gì mà không ngáng đường bên kia. Các hình thái cạnh tranh mới về quân
sự, kinh tế, và công nghệ, chẳng hạn như Mỹ trợ cấp cho công nghệ xanh đã đẩy
Châu Âu và Mỹ vào cảnh kém thuận thảo, và sự tương thuộc kinh tế quá lớn giữa Mỹ
và Trung Quốc biến họ thành các đối thủ không đội trời chung. Chính trị nội địa
độc hại tạo nên chướng ngại cho các tham vọng quốc tế của các cường quốc.
Sự phân tâm giữa các đại cường dường như là một
phúc lành. Cuộc cạnh tranh một mất một còn Mỹ-Xô thời Chiến tranh lạnh đẻ ra một
loạt các cuộc chiến tranh ủy nhiệm, bên này vắt kiệt sinh lực bên kia. Nhưng sự
phân tâm giữa các đại cường có khởi đầu trông như một lời nguyền tập thể. Khoảng
trống quyền lực thừa dịp sinh sôi. Tại Châu Phi, các nước Balkan, Trung Đông và
vùng Nam Caucasus, các cuộc xung đột cũ, một số đã ngủ vùi trong nhiều năm,
đang nhen nhóm thành các cuộc xung đột mới. Các cường quốc tầm trung và các tác
nhân địa phương ngày càng trở nên táo bạo. Thông thường, các đại cường nhìn
nhau bất lực.
Trong những tháng sắp tới, các phe có dính dấp
đến cuộc chiến Israel-Hamas sẽ ngước mắt đến các đại cường đợi ban ơn mưa móc.
Nhưng rồi họ sẽ ngộ ra bốn ông lớn này cũng lực bất tòng tâm. Nga trông cậy
Iran viện trợ quân sự. Hoa Kỳ thiên vị Israel nhưng kiên nhẫn đưa Palestin ngồi
vào bàn đàm phán. Trung Quốc hào phóng đưa ra các đề nghị rổng tuếch về hòa
bình, đồng thời tránh bổ đầu vào, và Châu Âu sớm nhận ra mình là kẻ hết thời. Nếu
kịch bản mâu thuẫn này diễn ra, nó sẽ trở thành một bức tranh của trật tự quốc
tế thế kỷ 21 thu nhỏ.
BẮT BÍ
Mỗi bên trong bốn cường quốc tranh giành phần
thưởng địa chính trị cho mục đích khác hẳn nhau. Tuy dè chứng nhau, cuộc chiến
của họ, trên thực tế, giống nhau một cách lạ lùng. Lấy trường hợp Nga: tháng 9,
Azerbaijan đã phát động một cuộc tấn công quân sự tại vùng Nagorno-Karabakh, một
dải đất tranh chấp 1,700 dặm vuông với đa số người Armenians cư ngụ từ ngàn đời.
Nga từng đóng vai trò trung gian nổi bật về ngoại giao và quân sự ở đây. Moscow
là kẻ làm chủ cuộc chơi cả hai cuộc chiến hậu Liên Xô, làm bà đỡ cho các hiệp định
hưu chiến giữa Armenia và Azerbaijan trong các năm 1994 và 2020, đồng thời Nga
điều 2000 quân đến vùng Nagorno-Karabakh để giữ gìn hòa bình.
Nếu Nga không xâm lược Ukraine tháng 2 năm
2022, nó có lẽ yểm trợ hết mình cho đồng minh Armenia trong cuộc xung đột khốc liệt
này. Nhưng tại Ukraine, Nga đang bị sa lầy với cuộc chiến không thể chiến thắng.
Kể từ mùa xuân năm 2022, Moscow đã không chiếm được bất kỳ lãnh thổ trọng yếu
nào của Ukraine; mùa thu năm đó, Nga bị đánh bật khỏi vùng Kharkiv và phải tháo
chạy khỏi thành phố Kherson. Cuộc chiến đã ngốn của Nga quá nhiều nhân lực lẫn
vật lực đến nỗi Nga phải mất nhiều năm để tái thiết quân đội. Cuộc phiêu lưu đó
đã vén lộ bộ mặt quân đội lừng lẫy một thời, phơi trần thất bại thảm hại về chiến
lược lẫn chiến thuật của quân đội Nga. Hơn nữa, bộ máy an ninh Nga gần như vô dụng
bất tài. Phương tiên và ngân sách mà Moscow phân bổ cho các tham vọng đen tối tại
Ukrine bị vắt kiệt một cách không thương tiếc.
Hệ quả cho cuộc sa lầy tại Ukraine, phương thức
hoạt động của Nga tại Nagorno-Karabakh năm ngoái ngày càng thụ động. Tháng 12
năm 2022, đánh hơi được sự yếu kém của Nga, Azerbaijan thử vượt qua làn ranh đỏ
mà người Armenia đã vạch ra từ lâu bằng cách phong tỏa hành lang Lachin –
con đường độc đạo nối liền Armenia với Nagorno-Karabakh. Sau khi quân gìn
giữ hòa bình Nga khoang tay đứng nhìn, Azerbaijan và đồng minh hữu hảo Thỗ Nhĩ
Kỳ, đã có đánh giá rất đúng rằng Nga là một hoàng đế cởi truồng. Cuộc tấn công
tháng 9 dẫn đến làn sóng người Armeria di cư ồ ạt. Từ nơi xa, Nga ác ý cho rằng
tai họa của Armenia là do họ tự chuốc lấy – đây là cái giá nó phải trả cho hành
động trôi dạt về hướng Tây.
QUYỀN LỰC MỀM, TIỀM LỰC MỀM
Châu Âu, từ rất lâu đã vận dụng quyền lực mềm
đáng kể để lồng ghép các giá trị của nó – pháp quyền và sự cân nhắc thận trọng
– nhằm hóa giải các cuộc khủng hoảng thế giới. Tuy nhiên, kể từ Mùa xuân Ả Rập
và cuộc nội chiến Syria sa vào tăm tối, Châu Âu đang vật lộn điều chỉnh phiên bản
của chính mình. Đây là một đại cường bất cân xứng: tiềm lực quân sự không tương
xứng với sức mạnh kinh tế. Bởi vì lực lượng vũ trang bị phân tán qua nhiều thực
thể lác đác khác nhau – các nước chủ quyền và NATO – Châu Âu không thể triển
khai quân lực và khí tài chóng vánh như Nga hoặc Mỹ.
Tựu trung, Liên minh Châu Âu và Anh quốc đang
thủ đắc các nguồn lực kinh tế và quân sự khổng lồ. Châu Âu, hàng chục năm nay tận
hưởng cảnh thái bình thịnh trị và nghĩ rằng sẽ kéo dài bất tận, đã hết sức bàng
hoàng trước sự kiện Nga xâm lược Ukraine. Khói thuốc súng đã quay lại lục địa,
và để phòng thân quân sự là giải pháp sống còn. Mong mỏi quân chiếm đóng Nga sẽ
vắng bóng trên mảnh đất Châu Âu, Châu Âu năng nổ yểm trợ nỗ lực chiến tranh của
Ukraine nhưng ngộ ra mình đang ở tình cảnh sa lầy bất định. Châu Âu, so với Mỹ,
thường đứng sau trong nỗ lực hậu thuẫn quốc phòng Ukraine, và cuộc chiến đã
minh họa điểm yếu của nó, đây chẳng phải là lực lượng đáng gờm trên trường quốc
tế. Phần nhiều các quốc gia-nhà nước tại Châu Âu không có sự đồng điệu trong
các ưu tiên về chiến lược và lợi ích. Họ không có chung một nỗi lo: Ý mất ngủ về
dân nhập cư, trong khi Ba Lan thấp thỏm không yên vì thái độ hung hăng của Nga
và Bồ Đào Nha thì rầu rĩ về kinh tế. Chính sách đối ngoại Châu Âu bị bối cảnh
chính trị làm ngáng đường.
Cuộc tấn công của Azerbaijan lẫn thảm cảnh người
Armenia tại Nagorno-Karabakh, đã khiến căng thẳng Kosovo và Serbia trỗi dậy, và
trong cuộc nội chiến tại Sudan, Châu Âu chỉ đóng vai trò phụ họa thay vì một
nhà trung gian hữu dụng. Tại Châu Phi, các quốc gia hậu thuộc địa không tha thứ
cho quá khứ thực dân tham tàn của Châu Âu, và sau một loạt các vụ đảo chính nối
tiếp nhau tại Sahel, Burkina Faso, Mali, và Niger, các lực lượng quân sự Châu
Âu và thậm chí một vài vị đại sứ của nó đã bị các nước này lệnh trục xuất .
Châu Âu chỉ biết im lặng đứng nhìn.
LÍNH CỨU HỎA
Hoa Kỳ, dứt khoát là một nhân tố mang tính quyết
định hơn. Trong 4 năm qua, tổng thống Donald Trump đã cô lập chính sách đối ngoại
Mỹ, nhưng Hoa Kỳ vẫn là cường quốc số 1 thế giới. Sự phối hợp các tài sản chiến
lược, từ kinh tế cho đến các tổ chức tình báo và quân sự là vô song. Nếu không
có sự can thiệp của Mỹ thì tại Châu Âu, Trung Đông hay cuộc chiến Israel với
Hamas sẽ lâm vào cảnh bế tắc.
Chính quyền tổng thống Joe Biden đã tái hòa nhập
nước Mỹ trong vai trò toàn cầu, và không chỉ ở Châu Âu. Để cạnh tranh với Sáng
kiến Con đường và Vành đai của Trung Quốc, Hoa Kỳ đã cho công bố một kế hoạch tại
thượng đỉnh G-20 mới đây tại Ấn Độ, đầu tư vào một hành lang kinh tế mới sẽ
thúc đẩy các mối liên kết giao thông và mậu dịch giữa Châu Âu, Ân Độ và Trung
Đông. Gần đây, Washington đã tăng cường các quan hệ đối tác tại Ấn Độ-Thái Bình
Dương và đội ngũ của Biden đã có cố gắng đáng kể đằng sau các nổ lực mới của
Israel nhằm bình thường hóa quan hệ với các nước láng giềng Ả Rập, chủ yếu là Ả
Rập Saudi. Nhờ sự giúp sức của Washington, hồ sơ biến đổi khí hậu đạt được bước
tiến triển.
Nhưng chính sách đối ngoại của Mỹ cũng có sự
khiếm khuyết giữa kế hoạch và khả năng thực tế. Cuộc chiến Ukraine đã ngốn nội
các Biden khá nhiều nguồn lực, khiến năng lực chu cấp vũ khí và đạn dược hiện tại
cho Israel hoặc, Đài Loan trong lai, gặp nhiều thách thức. Baku, cũng chẳng
ngán gì đường ranh đỏ do Washington vạch ra tại Nagorno-Karabakh. Và đối với
các cuộc chiến và khủng hoảng đang diễn ra tại Tây Phi, Hoa Kỳ đã không có phản
ứng tương xứng. Cũng như thủ tướng Israel, Benjamin Netanyahu, Biden hoàn toàn
bị động trước cuộc tấn công của Hamas mới đây.
Nếu Hoa Kỳ là một đại cường dao động, không phải
lý do cuộc chiến Ukraine, như một số tiếng nói mị dân tại Quốc hội Mỹ xác quyết.
Nó có căn nguyên từ chính trường nội địa. Sự phân cực chính trị và bất hòa ngày
càng lớn giữa các nhánh hành pháp và lập pháp đã tạo nên sự chuyển tiếp ngoại giao-chính
sách giữa các đời tổng thống Mỹ bị đứt quãng và bất hòa. Do Quốc hội chống đối,
nhiều ưu tiên ngoại giao của Mỹ gần đây bị bỏ ngỏ. Bị phân tâm do bất thuận,
Hoa Kỳ bắn tín hiệu cho các nước khác một ấn tượng về sự bất nhất, điều này cản
trở Hoa Kỳ hành động cương quyết.
LỰC ĐỐI XỨNG
Trong số các đại cường,Trung Quốc là nước
không có sự nhất quán trong quan điểm và hành động. Trong 50 năm qua, Trung Quốc
tránh xa các cuộc chiến tranh tốn kém, chủ trương đường lối thận trọng mà Bắc
Kinh xem là rường cột bản sắc quốc gia. Chiến lược này khiến Trung Quốc được trọng
thị tại các nước nam Bán cầu và càng rực sáng hơn khi trở thành cường quốc kinh
tế – một siêu cường mậu dịch và thương mại thay vì là một kẻ khiêu khích
địa chính trị. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình chưa xâm lăng Đài Loan, và có lẽ
không bao giờ. So với Châu Âu, Trung Quốc củng cố sức mạnh quân sự hơn hẳn, và
vận dụng chúng không thường xuyên, không bành trướng quá mức như Nga hay Mỹ.
Tuy nhiên Trung Quốc đã không biến cải sức mạnh
kinh tế và danh thơm bất tương xâm của mình để quản lý thành công các hồ sơ
nóng bỏng toàn cầu. Chẳng hạn như, hồi tháng 2, Bắc Kinh đưa ra đề xuất một kế
hoạch hòa bình cho Ukraine nhưng thiếu nghiêm túc: Bắc Kinh quảng bá ầm ĩ là sứ
giả hòa bình trong khi chẳng có hành động cụ thể để hóa giải chiến tranh. Trên
thực tế, Trung Quốc tiếp sức kéo dài thêm. Không lâu sau Nga xâm lược Ukraine,
Trung Quốc hứa hẹn một đối tác “không giới hạn” với Nga. Bắc Kinh duy trì mối
quan hệ quốc phòng-công nghiệp quan trọng với Moscow, và trong các diễn dàn quốc
tế, nó hứng đỡ cho Nga khỏi những lời chỉ trích. Kiểu nói một đàng làm một nẻo
của Trung Quốc càng làm nổi bật sự vắng bóng ngoại giao của Châu Âu.
Chú trọng giữ vững thành quả kinh tế, đồng thời
đứng trước áp lực tình hình khó khăn kinh tế trong nước, Trung Quốc đã trở
thành một trong những nhà hòa giải năng nổ nhất thế giới nhưng kém cỏi nhất. Nó
đã tạo những bước đột phá ngoại giao ở Trung Đông, tạo tiền đề sẽ là nhà hòa giải
trung lập có khả năng thương thảo với bất kỳ ai. Trong tháng 5, trong một màn kịch
phô trương ầm ĩ, Bắc Kinh tuyên bố một thảo thuận hòa bình giữa Ả Rập Saudi và
Iran, đồng thời bày tỏ mong mỏi đạt được một thỏa ước tương tự giữa Israel và
người Palestin. Tuy nhiên, cho đến nay, các nỗ lực cổ Trung Quốc không góp phần
mang lại hòa bình và ổn định lâu dài trong khu vực.
MẶT TRÁI CỦA CHIẾC MỀ ĐAY
Là một điểm nóng tranh giành ảnh hưởng giữa
các đại cường bấy lâu nay, Trung Đông có lẽ đại diện cho điều gì đó mới mẻ. Cuộc
nội chiến Syria, bùng phát năm 2011, là một điềm báo. Một đất nước là đấu trường
cho vô số phe phái sâu xé nhau: tổ chức khủng bố ISIS; Thổ Nhĩ Kỳ và người
Kurd; Israel và Iran; một kẻ độc tài chuyên chế – Bashir al-Assad – và phe phản
kháng dân chủ của ông ta; Nga và Mỹ, gồm đội quân chung đụng một cách kỳ
lạ trong vùng, chẳng liên kết cũng chẳng kèn cựa nhau. Có nguy cơ mà cuộc chiến
mới xảy ra giữa Israel và Hamas có thể mở rộng thành một cuộc xung đột vượt tầm
kiểm soát tương tự, nhấn chìm các nước láng giềng như Liban và Syria.
Không nên hoài niệm các thời đại cạnh tranh giữa
các đại cường xưa kia. Chúng chẳng bao giờ diễn ra theo trật tự cả: cuộc xưng
hùng xưng bá đã đẩy Châu Âu vào chủ nghĩa thực dân thái quá trong thế kỷ 19 và
kéo tuột lục địa này vào thế chiến 1, khi một biến loạn địa phương đã dấy lên
thành một cạnh tranh giữa các đại cường. Khao khát của Adolf Hitler muốn chứng
kiến Đức là một siêu cường là nguyên nhân trực tiếp đưa đến thế chiến 2. Thời
Chiến tranh lạnh, cuộc cạnh tranh Mỹ-Xô một mất một còn suýt dẫn đến chiến
tranh hạt nhân.
Nhưng sự cạnh tranh và xao nhãng đa chiều kích
gần đây đặt ra một vấn đề khác, thế giới chưa có đáp áp rõ ràng. Căng thẳng hiện
nay bắt nguồn từ hai nguyên nhân tách biệt nhau nhưng thường trùng lắp nhau: cuộc
đối đầu cho các tham vọng giữa các đại cường tại Châu Âu, Trung Đông và Châu Á
cũng như sự tê liệt và thụ động của các đại cường bên ngoài một số điểm nóng.
Và do đó hàng loạt các cuộc khủng hoảng đang xuất hiện nơi mà sự va chạm giữa
các cường quốc tầm trung, các cường quốc nhỏ, và thậm chí các tác nhân phi nhà
nước, và các đại cường chẳng thể răn đe và kìm hãm chúng.
Việc các đại cường phân tâm sẽ khiến rủi ro
dài hạn càng thêm chất chồng. Nó mời gọi chủ nghĩa xét lại và đặt cược rủi ro bởi
các tác nhân khác. Dù sao đi nữa Azerbaijan cũng là một nước lớn: dân số khoảng
10 triệu. Và nó đã hành động ở Nagorno-Karabakh mà không bị trừng trị. Hamas, mặc
dù không phải là một nhà nước, nhưng đã táo tợn tấn công một quốc gia có sức mạnh
quân sự hàng đầu và có nhiều đối tác quốc tế, trong đó có Mỹ.
Khi căng thẳng Trung Đông càng dâng cao, cuộc
tranh giành giữa các đại cường – hiểu theo kiểu cổ điển – không thể là đầu mối
và phương tiện phân tích duy nhất của thế giới. Đây không phải là một kỷ nguyên
củng cố của trật tự quốc tế. Cũng không phải là kỷ nguyên cạnh tranh đại cường
thuần túy khác. Mà là thời khắc quyền lực đang phân mảnh một cách hỗn loạn, một
thời đại thể hiện sự sao nhãng của các đại cường.
———–
MICHAEL KIMMAGE là giáo sư lịch sử tại trường
đại học Công giáo Mỹ, đồng thời là một cộng tác viên cao cấp phi thường trực
thuộc chương trình Châu Âu, Nga và Á Âu tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và
Quốc tế. Tác phẩm của ông: Sự đối đầu: Cuộc chiến Ukraine và Nguồn gốc Bất ổn
Toàn cầu mới sẽ được nhà xuất bản đại học Cambrige phát hành năm 2024.
**
HANNA NOTTE là giám đốc chương trình Á Âu
không phổ biến vũ khí hạt nhân tại Trung tâm James Martin thuộc Viện nghiên cứu
không phổ biến vũ khí hạt nhân, đồng thời là một cộng tác viên cao cấp phi thường
trực thuộc Chương trình Châu Âu, Nga và Á Âu tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược
và Quốc tế.
NGUỒN :
The Age of Great-Power Distraction
What Crises
in the Middle East and Elsewhere Reveal About the Global Order
By Michael Kimmage and Hanna Notte
October 12, 2023
No comments:
Post a Comment