Gia
đình tử tù Lê Văn Mạnh vẫn chưa được trao thư và băng ghi âm theo quy định về
lời nói cuối cùng
RFA
2023.10.09
Hơn hai tuần sau khi tử tù Lê Văn Mạnh bị thi hành
án bằng hình thức tiêm thuốc độc, gia đình vẫn chưa nhận được thư và băng ghi
âm những lời nói cuối cùng của người này.
Những
người thân khóc thương trước nấm mồ của tử tù Lê Văn Mạnh (Facebook)
Ông Lê Văn Mạnh, sinh năm 1982, bị kết án tử hình vì
bị cho là thủ phạm trong vụ án "hiếp dâm và giết" một nữ sinh ở cùng
thôn 4, xã Yên Thịnh, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hoá năm 2005 cho dù ông có đơn
kêu oan và việc kết tội ông không có bằng chứng thuyết phục cũng như có nhiều
thiếu sót trong quá trình điều tra.
Ngày 22/9 vừa qua, ông bị tiêm thuốc độc tại nhà thi
hành án tử hình của Công an tỉnh Hòa Bình ở xã Thu Phong, huyện Cao Phong, tỉnh
Hoà Bình, chỉ một ngày sau thời hạn gia đình có thể nộp đơn xin được nhận xác
về mai táng.
Bà Nguyễn Thị Việt, mẹ của Lê Văn Mạnh, nói với Đài
Á Châu Tự Do (RFA) trong ngày 09/10:
“Từ hôm 22/9 đến giờ chỉ nhận được giấy thi hành án
và trích lục án (trích lục khai tử- PV) thôi chứ không nhận được giấy tờ gì
khác nữa.
Hai đứa con tôi xuống trại lấy đồ quần áo tư trang thì
chỉ có mỗi chăn màn, quần áo, và chiếu đem về thôi chứ không có thư từ giấy tờ
khác nữa.”
Bà cho biết khi gia đình hỏi về thư và băng ghi âm
lời nói cuối cùng của con trai bà thì phía trại giam bảo là “bên công an và
toà án người ta giữ để người ta liên hệ rồi gửi về cho gia đình một ngày gần
nhất.”
Khoản 3 trong Điều 82 của Luật thi hành án hình sự
nói “Trước khi bị đưa ra thi hành án tử hình, người chấp hành án được ăn,
uống, viết thư, ghi âm lời nói gửi lại thân nhân.”
Tuy nhiên, điều luật này không nói rõ thời gian mà
cơ quan thi hành án tử hình phải gửi những tư liệu trên cho thân nhân của người
bị tử hình.
Phóng viên
gọi điện nhiều lần cho Toà án Nhân dân tỉnh Thanh Hoá và Toà án Nhân dân Tối
cao để hỏi về trường hợp của tử tù Lê Văn Mạnh nhưng không có ai nghe máy.
Việc thi hành án tử hình Lê Văn Mạnh xảy ra khi gia
đình bà Việt đang ở Hà Nội để nộp đơn khiếu nại về bản án lên Văn phòng Chủ
tịch nước và nhiều cơ quan trung ương khác.
Trước đó, vào ngày 18/9, gia đình nhận được thông
báo của Toà án Nhân dân tỉnh Thanh Hoá về việc đăng ký nộp đơn xin nhận thi hài
về mai táng.
Vẫn theo Luật thi hành án hình sự thì trong vòng ba
ngày làm việc kể từ lúc ký quyết định thi hành án tử hình, cơ quan ra quyết
định phải thông báo cho gia đình về việc nộp đơn nói trên.
Trước khi Việt Nam thi hành án tử hình đối với Lê
Văn Mạnh, Liên minh Châu Âu (EU), Canada, Anh Quốc và nhiều tổ chức nhân quyền
quốc tế đã kêu gọi Hà Nội dừng thi hành án tử này cũng như xem xét việc bãi bỏ
án tử hình vì “đây không là biện pháp hữu hiệu” để đối phó với tội phạm.
Sau khi Lê Văn Mạnh bị tiêm thuốc độc, Báo cáo viên
đặc biệt về giết người phi pháp của Liên
Hiệp Quốc lên án vụ tử hình này, đồng thời kêu gọi Việt Nam tuân thủ các
cam kết với quốc tế về bảo đảm quyền lợi của tử tù và minh bạch trong việc thực
hiện các án tử hình.
Còn tổ chức Ân xá Quốc tế thì nói việc kết liễu mạng
sống của Lê Văn Mạnh là một việc làm “đáng kinh tởm” và “Việc nhẫn tâm theo
đuổi việc thi hành án sau các thủ tục tố tụng bất công khiến cho việc tước đoạt
mạng sống trở nên tùy tiện.”
----------------------
Tin,
bài liên quan
TIN
VIỆT NAM
Chuyên
gia Liên Hiệp Quốc lên án vụ tử hình Lê Văn Mạnh
Ân
xá Quốc tế: "Thật kinh tởm" khi chính quyền Việt Nam thi hành án tử
hình Lê Văn Mạnh!
Tử
tù Lê Văn Mạnh bị thi hành án tử hình vào sáng ngày 22/9
Phái
đoàn Liên minh Châu Âu kêu gọi Việt Nam dừng thi hành án tử hình Lê Văn Mạnh
Mẹ
tử tù Lê Văn Mạnh nói "sẽ tiếp tục kêu oan" sau thông báo thi hành án
No comments:
Post a Comment