NỘI DUNG :
Cảm
nghĩ về cuộc phỏng vấn Nguyễn Thanh Việt trên Đài VOA
Lịch
sử không thể bị chà đạp, thưa ngài giáo sư
Kim Ngữ -
Saigon Nhỏ
.
Một
sự kiện văn hóa bị hủy vì sự lên án Israel của Nguyễn Thanh Việt
Minh
An -
Saigon Nhỏ
================================================
.
.
Cảm nghĩ về cuộc phỏng vấn Nguyễn Thanh Việt trên Đài VOA
Nguyễn Tiến Cường
27 tháng 10, 2023
Ông Nguyễn Thanh Việt,
tác giả cuốn The Sympathizer (Cảm Tình Viên), cuốn sách được giải Pulitzer năm
2016 vừa có một cuộc phỏng vấn do cơ quan truyền thông VOA thực hiện. Sẽ không có gì đáng nói
nếu ông Việt không có những phát ngôn vừa thiếu hiểu biết vừa vô trách nhiệm của
một người có học vị giáo sư tại trường đại học Nam California (University of
Southern California).
https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2023/10/GettyImages-1298811156-1280x853.jpg
Nguyễn Thanh Việt (Viet Thanh Nguyen) – ảnh: Carlos Avila
Gonzalez/San Francisco Chronicle via Getty Images
Sau khi được tin ông Nguyễn Thanh Việt đoạt giải
Pulitzer năm 2016, tôi đã tìm đọc quyển The Sympathizer (Cảm Tình Viên). Chỉ
sau khoảng 1/3 quyển sách, tôi thấy thật thất vọng. Sách được giải Pulitzer vì
đã khéo léo sáng tác, tưởng tượng (fiction) theo đúng nhận định, suy nghĩ, hiểu
biết, mong muốn của đa số sử gia Mỹ thiên tả về cuộc chiến tranh Việt Nam kéo
dài 21 năm (1954-1975). Tuy nhiên, đó không phải là điều chính muốn nói trong
bài viết này.
Điểm chính là trong cuộc phỏng vấn bằng tiếng
Anh do VOA thực hiện ngày 21 Tháng Mười 2023 – được dịch sang tiếng Việt, ông
Nguyễn Thanh Việt đã đưa ra nhận định về ngày 30 Tháng Tư 1975 – ngày người Việt
tị nạn cộng sản thường gọi là Tháng Tư Đen, cho rằng “hàng triệu người Việt
tị nạn Cộng Sản phải chịu trách nhiệm cho những hành động của mình tại Việt Nam
cũng như tại Hoa Kỳ”.
Trước khi có cuộc phỏng vấn này, một tổ chức của
người Do Thái ở New York City – 92NY – đã hủy bỏ buổi nói chuyện với sự tham dự
của Nguyễn Thanh Việt vào ngày 20 Tháng Mười 2023, lý do được cho là ông Việt
đã ký vào bức thư ngỏ lên án sự tàn bạo của Do Thái trong cuộc tấn công vào Dải
Gaza, khu dân cư của người Palestine.
Ông Việt rời khỏi đất nước, cùng với gia đình
chạy trốn chế độ cộng sản Việt Nam vào những ngày cuối Tháng Tư 1975, khi đó
ông mới bốn tuổi. Ông không hề có một ngày nào, giờ nào sống với chế độ cộng sản
Việt Nam. Ông cũng không lớn lên dưới chế độ Việt Nam Cộng Hòa.
Sống, đi học từ mẫu giáo, trưởng thành dưới chế
độ tự do, dân chủ, nhân bản của Mỹ, trở thành nhà văn, giáo sư đại học, ông
không rành tiếng Việt nhưng lại rất can đảm, mạnh mẽ khi nhận định, phát biểu về
một vấn đề to lớn mà ông hoàn toàn thiếu hiểu biết, không có kinh nghiệm, chưa
hề trực nghiệm thực tế một ngày nào. Kiến thức, sự hiểu biết của ông Việt về cuộc
chiến Việt Nam 1954-1973 chắc chắn chỉ được thu thập từ sách vở, tài liệu của
các tác giả, sử gia phản chiến Hoa Kỳ được giảng dạy, phổ biến trong các trường
đại học.
Ông Việt nói:
“Những người Mỹ gốc Việt đang tưởng nhớ về những mất
mát, những sự ngược đãi mà họ phải gánh chịu nhưng chính bản thân họ cũng ‘quên
mất’ những điều mà họ đã gây ra cho người khác và tôi nghĩ rằng chính những người
Mỹ gốc Việt đó, những người sống trong tại miền Nam Việt Nam phải chịu trách
nhiệm cho những vấn đề và những hành động của mình tại Việt Nam cũng như tại
Hoa Kỳ. Vậy nên, điều quan trọng ở đây là khi chúng ta ghi nhớ những điều mà
‘phía bên kia’ gây cho mình thì cũng đừng quên những thứ mình gây ra cho với họ.”
Hành động của họ là hành động gì? Có người dân
miền Nam, đơn vị quân đội nào đem quân tấn công, xâm chiếm, pháo kích bừa bãi
vào xóm làng, trường học miền Bắc không, hay chỉ ngược lại? Chính vì âm mưu, chủ
trương xâm chiếm miền Nam nên ngay sau khi hiệp định Genève được ký kết và cán
binh cộng sản tập kết ra Bắc theo các điều kiện trong hiệp định, cộng sản đã âm
thầm gài lại cán bộ, binh sĩ, chôn giấu vũ khí… để sau đó phá hoại hiệp định, tấn
công vào nền dân chủ non trẻ của miền Nam.
Ông Việt có biết rằng, Tháng Ba 1972, quân đội
Bắc Việt đã đồng loạt đưa xe tăng T54, hỏa tiễn 122 ly, đại pháo 130ly, hàng chục
sư đoàn quân chính quy vượt sông Bến Hải tấn công vào tỉnh Quảng Trị của miền
Nam? Cộng quân Bắc Việt đã pháo kích vô tội vạ vào dòng người dân chạy loạn
trên Quốc lộ 1 tạo thành một đoạn đường dài 9km toàn xác người, đoạn đường sau
đó được gọi là Đại Lộ Kinh Hoàng.
Hay ông Việt cho rằng, cộng đồng người Việt hải
ngoại phải chịu trách nhiệm về tình trạng đất nước hiện nay vì họ đã để cho xã
hội Việt Nam suy đồi, giáo dục tụt hậu, kinh tế yếu kém, tham nhũng tràn lan,
công an tùy tiện bắt bớ, giam giữ, kết án bất kỳ ai họ muốn…?
Chắc chắn một điều rằng ông Việt không hề biết
đến không khí ngột ngạt, tù túng, hoang mang, lo sợ của người dân miền Nam, cảm
giác đói triền miên của người dân trên cả nước dưới chế độ cộng sản Việt Nam
sau ngày 30 Tháng Tư 1975 kéo dài đến thập niên 1990 đến độ hàng triệu người phải
liều chết ra đi tìm đường sống.
Tôi thắc mắc rằng một người được xem là trí thức
có hiểu biết như ông tại sao lại không biết những chính sách tàn bạo, thất nhân
tâm của chế độ cộng sản, khi họ giam giữ hàng trăm ngàn sĩ quan, viên chức, cán
bộ hành chánh VNCH trong các trại cải tạo mà không có án; cưỡng bức người dân
thành phố đi kinh tế mới, cải tạo công thương nghiệp để hợp thức hóa việc cướp
bóc tài sản, nhà cửa, vườn tược, đất đai của người dân miền Nam; cướp vàng, xua
đẩy người Hoa ra biển, đuổi về nước…
Thay vì lên án, kết tội chế độ cộng sản Việt
Nam gây ra cuộc nội chiến 1954-1975, cướp miền Nam bằng vũ lực rồi đưa đất nước
đến tình trạng hiện nay, ông Việt dường như lại trút trách nhiệm đó lên đầu người
Việt hải ngoại? Hay ông muốn tìm kiếm tín dụng chính trị (political credit) cho
một mục đích nào đó sau này? Hơn nữa, ông lấy tư cách gì để phê phán, kết tội cộng
đồng người Việt hải ngoại về những việc họ không có trách nhiệm?
Quyển The Sympathizer được giải Pulitzer năm
2016 thuộc dạng fiction tức là hư cấu, không có thật. Là nhà văn, ông Việt có
quyền hư cấu một tác phẩm nhưng khi nhận định tình trạng một xã hội, một đất nước,
một cộng đồng, ông Việt cần phải có kinh nghiệm sống thực. Ông không thể hư cấu,
tưởng tượng rồi phát ngôn bừa bãi, thiếu hiểu biết, vô trách nhiệm như vậy.
Nếu thông thạo tiếng Việt, chịu khó tìm hiểu
tài liệu, báo chí, nói chuyện với các bậc cha anh từng tham dự, đổ máu hoặc bỏ
lại một phần thân thể cho cuộc chiến Quốc-Cộng, có thể cuốn Cảm Tình Viên sẽ được
viết theo chiều hướng khác và ông Việt sẽ không nhận được giải Pulitzer.
Tôi không nghĩ ông Việt là kẻ ăn cháo đá bát,
tôi chỉ cho rằng ông là một người Mỹ hoàn toàn từ trong tâm thức, chỉ có gốc
gác, màu da, dòng máu là Việt Nam. Nói cho dễ hiểu hơn là “ngoài vàng trong trắng”
như một trái chuối, giờ có được chút danh vọng, địa vị trong xã hội nên ông đã
đại ngôn về một vấn đề mà ông hoàn toàn thiếu hiểu biết.
Ông Việt chẳng những phê phán, nhận định về cộng
đồng người Việt hải ngoại một cách ấu trĩ, thiếu hiểu biết mà còn chỉ trích Do
Thái về một cuộc chiến tàn bạo có nguyên do tôn giáo cách đây cả ngàn năm giữa
hai dân tộc Do Thái-và Palestine. Đó chính là lý do tổ chức 92NY ở New York của
người Do Thái hủy bỏ cuộc nói chuyện có sự tham dự của ông.
Lên án tội ác chiến tranh do một bên gây ra
trong bất cứ một cuộc chiến tranh nào, nếu không tìm hiểu cặn kẽ nguyên nhân là
một sự thiếu sót trầm trọng, nếu không muốn nói là thiếu đạo đức, nhất là với một
người học vị giáo sư. Ông sẽ truyền đạt sự thiếu hiểu biết hoặc quan điểm méo
mó lệch lạc như thế trong giảng đường đại học Mỹ sao?
____________
.
.
Lịch sử không thể bị chà đạp,
thưa ngài giáo sư
Kim Ngữ -
Saigon Nhỏ
26 tháng 10, 2023
https://saigonnhonews.com/thoi-su/van-de-hom-nay/lich-su-khong-the-bi-cha-dap-thua-ngai-giao-su/
Nguyễn Thanh Việt, người
từng đoạt giải Pulitzer vừa cho VOA biết tổ chức Do Thái 92NY ở thành phố New York đã hủy buổi đọc sách mà ông dự kiến tham dự tại
sự kiện Christopher Lightfoot Walker Reading Series của trung tâm văn học 92nd
Street Y ở Manhattan sau khi ông ký bức thư ngỏ lên án “bạo lực bừa bãi” của
Israel nhắm vào người Palestine ở Gaza.
https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2023/10/GettyImages-1719483824.jpg
Viet Thanh
Nguyen (ảnh: Hans Gutknecht/MediaNews Group/Los Angeles Daily News via Getty
Images)
Lần vào trang nhà của VOA thì bài viết vẫn còn
đấy và hơn thế, mở ra cho người quan tâm về vấn đề này nhiều chuyện thú vị lẫn
phiền lòng khác khi tìm hiểu thêm về một người Việt Nam thành đạt trong lĩnh vực
văn chương sách vở.
“Trong một
phát biểu với Reuters, người phát ngôn của 92NY xác nhận họ đã hoãn sự kiện
này, dẫn ra lập trường của ông Việt đối với Israel cũng như vụ tấn công ngày 7
tháng 10 của các chiến binh thuộc nhóm chủ chiến Hồi giáo người Palestine Hamas
và việc tiếp tục cầm giữ các con tin, điều mà họ nói “đã khiến cộng đồng vô
cùng đau đớn.”
Trong một
bài đăng trên Instagram trước đó, ông Việt cho biết ông đã ký bức thư ngỏ cùng
với các tác giả khác để phản đối chính sách của Israel mà ông nói đưa tới hệ quả
là cái chết không tránh khỏi của thường dân: “Điều đó sai trái và phải dừng lại,”
đồng thời nói ông vẫn là người ủng hộ mạnh mẽ phong trào Tẩy chay, Thoái vốn,
Chế tài (BDS) nhằm kêu gọi gây áp lực kinh tế lên Israel để chấm dứt việc chiếm
đóng đất của người Palestine.”
Thật ra ông Nguyễn Thanh Việt hay bất cứ ai đều
có quyền biểu đạt ý kiến cá nhân bất kể ông Việt có là người nhận giải Pulitzer
hay không, ngay cả quyền biểu đạt ấy có thể gây hại hay tổn thương tâm lý cho
cái bên mà ông ấy phản đối. Mặc dù vấn đề Israel và Palestine không phải là mới
vì ít nhất ba phần tư thế giới phân cực về vấn đề này rồi thì một ý kiến nữa của
ông Việt sẽ không làm cho Dải Gaza hòa bình hơn hay chiến tranh hơn.
Tuy nhiên cái mà ông Việt cũng từng biểu đạt
khác là nhận định về “Tháng Tư đen” qua cuộc phỏng vấn video
mà VOA thực hiện kèm bên dưới bài báo của
VOA mới thành vấn đề, vấn đề lệch lạc nhận thức và thiếu khách quan của một người
nổi tiếng, với việc áp đặt, bôi xóa lịch sử, và tỏ ra kẻ cả nhằm góp phần xoa dịu
vết thương của hàng triệu người bỏ nước ra đi vì Tháng Tư đen. Ông Nguyễn Thanh
Việt cho rằng những người này phải chịu trách nhiệm cho những hành động của
mình tại Việt Nam cũng như tại Hoa Kỳ.
Video này không thể làm giả hay “biên tập” vì
VOA là một cơ quan truyền thông lớn, mặc dù ông Việt trả lời bằng tiếng Anh
nhưng VOA đã dịch sang tiếng Việt bên dưới lời phát biểu của ông nên người xem
hoàn toàn yên tâm vì tính trung thực của nó. Ông Việt nói:
“Những người
Mỹ gốc Việt đang tưởng nhớ về những mất mát, những sự ngược đãi mà họ phải gánh
chịu nhưng chính bản thân họ cũng ‘quên mất’ những điều mà họ đã gây ra cho người
khác và tôi nghĩ rằng chính những người Mỹ gốc Việt đó, những người sống trong
tại miền Nam Việt Nam phải chịu trách nhiệm cho những vấn đề và những hành động
của mình tại Việt Nam cũng như tại Hoa Kỳ. Vậy nên, điều quan trọng ở đây là
khi chúng ta ghi nhớ những điều mà ‘phía bên kia’ gây cho mình thì cũng đừng
quên những thứ mình gây ra cho với họ.”
Mới nghe, giới trẻ thuộc thế hệ thứ hai thứ ba
trên đất Mỹ có thể sẽ không chú ý vì việc này là trách nhiệm của cha ông họ,
nhưng chúng tôi, những người thuộc thế hệ có thể là cha chú của ông Việt thực sự
thảng thốt và nỗi tức giận càng lúc càng lớn hơn khi suy nghĩ từng lời ăn tiếng
nói của một thế hệ thành tựu vượt bậc trong dòng chính điển hình là giải thưởng
danh giá Pulitzer qua tác phẩm mà ông ấy viết về Việt Nam – The Sympathizer.
Chúng tôi không thể tin một người như ông Việt lại có một quan điểm đi ngược lại
với lương tâm hàng triệu người trong đó có thể bao gồm gia đình ông.
Trong phát biểu về Tháng Tư Đen, ông Việt đã
sai lầm nghiêm trọng khi nhìn người Việt hải ngoại qua lăng kính của một kẻ bẻ
cong lịch sử để áp đặt cách hành xử mà ông nghĩ là “hòa giải” theo cung cách của
các sử gia khuynh tả đầy dẫy trên kệ sách của nhiều viện đại học Mỹ: Phía VNCH
và Mỹ là nguyên nhân gây ra tang thương cho đất nước Việt Nam trong khi đó miền
Bắc Việt Nam chỉ chiến đấu giành độc lập.
Ông sang Mỹ vào năm 1975 khi mới bốn tuổi. Đó
cũng là năm mà người Việt hải ngoại gọi là Tháng Tư Đen. Gọi như thế để ghi nhớ
những gì mà chế độ Hà Nội đã làm cho họ phải bỏ nước ra đi. Bây giờ từng phần một,
xin gỡ cái bùi nhùi mà ông cố tình nhét vào đầu của những đứa trẻ tại hải ngoại.
Ông nói: Những người Mỹ gốc Việt đang
tưởng nhớ về những mất mát, những sự ngược đãi mà họ phải gánh chịu nhưng chính
bản thân họ cũng “quên mất” những điều mà họ đã gây ra cho người khác.
Chúng tôi hiểu ông đang cố chứng minh rằng những
người hiện sống ở Mỹ ngày hôm nay đều xuất thân từ chế độ cũ, tức VNCH, những
người này cũng từng tra tấn, ngược đãi, bỏ tù và thậm chí giết chóc người miền
Bắc. Những người này tổ chức Tháng Tư Đen và quên mất những gì họ từng làm.
Xin giải thích cho ông cái sai mà ông cố tình
bước lên khi chính ông là một giảng sư cho sinh viên tại một đại học của Mỹ
trong ngành văn học. Ông kiến giải vấn đề một cách sai trái vì câu chuyện
“Tháng Tư Đen” xảy ra không ai trong những người trực tiếp cầm súng chiến đấu
chống Bắc Việt có mặt tại Mỹ, lúc đó họ đang nằm trong trại tù cải tạo suốt cả
dải đất Việt Nam từ Nam chí Bắc.
Tháng Tư Đen mô tả lại một cuộc tị nạn có một
không hai trong lịch sử nhân loại khi mà hàng triệu người ồ ạt trốn chạy cộng sản
vì nhiều nguyên do. Tốp đầu tiên là gia đình các sĩ quan quân đội cũ, kéo theo
dân chúng lên những chuyến tàu ra khơi vì sợ trả thù, nhưng con số đó không nhiều
cho tới khi quân đội Bắc Việt tiến vào Sài Gòn, lúc ấy mới bắt đầu những trang
giấy đẫm máu và nước mắt được mang tên Tháng Tư Đen.
Bắt đầu là đánh tư sản mại bản. Hàng trăm ngàn
người có chút ít tài sản bị đuổi ra khỏi nhà sống đời lang bạt. Họ bị đẩy lên
vùng đất được gọi là “kinh tế mới”, nơi có thể so sánh với rừng thiêng nước độc
để sống đời tù ải. Tiếp theo đó là “nạn kiều” tức là những người Hoa sống tại
Việt Nam hàng trăm năm, họ bị nhìn như những tên gián điệp và cái giá họ phải
trả là bị đuổi ra khỏi đất nước bằng tám cây vàng một người.
Tiếp theo sau là hàng triệu người Việt, trong
đó có gia đình của tù nhân cải tạo, không sống nổi dưới chế độ hà khắc qua cách
đối xử bất công với dân chúng, những người ra đi tìm tự do cho bản thân và gia
đình họ bất kể họ có chính kiến hay không nhưng trong tư tưởng của họ chắc chắn
là có: Họ chọn lựa tự do thay vì bị áp bức.
Hàng triệu người này có gì phải “quên mất”?
Thay vào đó, họ không thể “quên” mới đúng! Họ là dân chúng, là những người
không một tấc sắt trong tay, họ chỉ có đôi chân và ý chí vậy thì họ đã từng làm
gì sai trái với đồng bào họ khiến ông phải chỉ tay vào họ mà lên giọng đạo đức?
Ông còn quá nhỏ khi Tháng Tư Đen xảy ra nên
không chia sẻ được nỗi đau của người ở lại. Nhưng thay vì nhìn vấn đề tỉnh táo
và tích cực hơn ông chuyển hành vi mà ông tưởng tượng về phía nạn nhân, những
người bỏ nước ra đi vì cái Tháng Tư đen tối. Chính cái Tháng Tư này là nguồn hứng
khởi cho ông viết tác phẩm The
Sympathizer dựa trên một chút lịch sử về ngày hàng triệu
người bỏ nước ra đi.
Là một trí thức khi nói về một vấn đề lịch sử,
ông phải nghiên cứu mọi ngóc ngách của nó trước khi quyết định lập ngôn. Ông đã
để thiên kiến của mình đi quá xa trong nhận thức và hành xử. Việc ông đề nghị
người Việt hải ngoại đừng quên những gì họ chưa hề làm không khác nào ông đặt
bút ký chống lại cộng đồng Do Thái sau khi họ bị tàn sát bởi những thành phần
Hamas cực đoan hiếu sát. Người Do Thái bị giết dã man thì họ có quyền làm bất cứ
thứ gì để trả thù. Họ chịu mọi trách nhiệm qua hành vi trả thù của họ, chưa tới
lượt ông hô hào hãy quên đi sự đổ máu mới hôm qua mà thiết lập nền hòa bình cho
Palestine ngày mai.
Loại ngôn ngữ này – chúng tôi, những nạn nhân
Tháng Tư Đen – đã gặp quá nhiều qua các tài liệu lịch sử bị bôi xóa sự thật.
Chúng tôi từng sung sướng khi nghe tin ông đoạt Pulitzer bao nhiêu thì giờ đây
cũng đau đớn bấy nhiêu khi nghe ông bảo chúng tôi đừng “quên mất” những gì
chúng tôi chưa từng làm.
____________
Một sự kiện văn hóa bị hủy vì sự lên án Israel của Nguyễn Thanh Việt
Minh An -
Saigon Nhỏ
22 tháng 10, 2023
The New York Times cho biết, 92NY, một trong những địa điểm văn
hóa hàng đầu của New York City, đã quyết định đột ngột hủy bỏ một sự kiện có sự
góp mặt của tiểu thuyết gia đoạt giải Pulitzer Nguyễn Thanh Việt (Viet Thanh
Nguyen) sau khi ông ký một bức thư ngỏ chỉ trích Israel.
https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2023/10/GettyImages-1129600642.jpg
Tiểu thuyết
gia Viet Thanh Nguyen (ảnh: Leonardo Cendamo/Getty Images)
Sự kiện diễn ra ở 92NY, trước đây gọi là 92nd
Street Y, là dịp để Nguyễn Thanh Việt trò chuyện với tiểu thuyết gia Min Jin
Lee về cuốn sách mới của mình, “A Man of Two Faces,” tại một khán phòng ở Upper
East Side thuộc Manhattan. Tuy nhiên, vào chiều Thứ Sáu 20 Tháng Mười, 92NY
loan báo sự kiện bị “hoãn”, và người tổ chức buổi nói chuyện, Bernard Schwartz,
đã phải dời buổi nói chuyện đến một hiệu sách ở Lower Manhattan.
Trong một tuyên bố vào Thứ Bảy 21 Tháng Mười,
92NY lên tiếng: “Chúng tôi là một tổ chức Do Thái luôn chào đón những người có
quan điểm đa dạng đến với sân khấu của chúng tôi. Vụ tấn công tàn bạo của Hamas
ngày 7 Tháng Mười nhằm vào Israel và việc tiếp tục giam giữ các con tin, bao gồm
cả người già và trẻ nhỏ, đã hoàn toàn tàn phá cộng đồng. Dựa trên những nhận
xét công khai của tác giả được mời (Nguyễn Thanh Việt) về Israel trong bối cảnh
này, chúng tôi cảm thấy hành động có trách nhiệm là hoãn sự kiện, để chúng tôi
có thể dành chút thời gian để xác định cách tốt nhất trong việc sử dụng nền tảng
của mình và hỗ trợ toàn bộ cộng đồng 92NY.”
Trong thực tế, sự kiện bị hủy chứ không phải
được hoãn – như lời kể của những người trong cuộc. Nguyễn Thanh Việt cho biết,
khoảng 2 giờ chiều hôm đó, ông được thông báo sự kiện sẽ không được tổ chức và
không lời giải thích nào được đưa ra. Nguyễn Thanh Việt cho rằng đó là một phản
ứng trước thực tế rằng ông nằm trong số 750 nhà văn và nghệ sĩ ký một bức thư
ngỏ đăng trên The London Review of Books vào Thứ Tư 18 Tháng Mười với nội
dung chỉ trích mạnh mẽ Israel.
Phần mình, Bernard Schwartz, người điều hành Unterberg
Poetry Center từ năm 2005 đến nay, nói rằng quyết định của 92NY là “không thể chấp nhận
được”. Bernard Schwartz nhấn mạnh rằng cả Nguyễn Thanh Việt và Min Jin Lee đều
đề cập đến các câu hỏi về chiến tranh, ký ức, danh tính và chấn thương trong
tác phẩm của họ.
Vụ 92NY là ví dụ mới nhất về cách ứng xử liên
quan cuộc chiến Israel-Hamas, giữa việc chọn chỗ đứng thể hiện quan điểm ủng hộ
hay lên án Hamas hoặc Israel, dẫn đến các cuộc tranh luận phức tạp giữa các trường
đại học và nhiều tổ chức văn hóa về quyền tự do ngôn luận, và các giới hạn của
tranh luận được phép về Israel lẫn Palestine. Những sự kiện có sự góp mặt của
các nghệ sĩ hoặc giới hoạt động văn hóa Palestine đã bị hủy; một số tuyên bố ủng
hộ Palestine cũng gây ra bão tranh cãi và lãnh đạo một số tổ chức đã bị chỉ
trích vì không lên án đủ mạnh mẽ việc Hamas sát hại thường dân Israel hoặc cách
Israel đối xử người Palestine.
Bernard Schwartz kể thêm, Seth Pinsky, giám đốc
điều hành 92NY, đã triệu tập một cuộc họp với hội đồng quản trị. Sau đó,
Schwartz được thông báo rằng sẽ có cuộc thảo luận sâu hơn về việc liệu sự kiện
có tiếp tục hay không. Khoảng 2 giờ chiều Thứ Sáu, Bernard Schwartz được yêu cầu
gọi cho Nguyễn Thanh Việt để nói về việc “hoãn” sự kiện. “Tôi từ chối làm điều
đó,” Schwartz nói; và ông sắp xếp tổ chức sự kiện tại hiệu sách McNally Jackson
trên phố Fulton.
Bức thư với 750 người ký mà Nguyễn Thanh Việt
tham gia có tựa đề “Thư ngỏ về tình hình ở Palestine” (An Open Letter on the Situation in Palestine), kêu gọi chấm dứt “bạo lực bừa bãi và chưa từng có” của Israel ở
Gaza.
________________
Cùng ký với Nguyễn Thanh Việt có:
Sally Rooney, Naomi Klein, Gillian Slovo, Kamila
Shamsie, Kathleen Alcott, Kevin Barry, Sara Baume, Claire-Louise Bennett, Ronan
Bennett, Fatima Bhutto, David Butler, June Caldwell, Seamus Cashman, Rachel
Connolly, Selma Dabbagh, Margaretta D’Arcy, Edwidge Danticat, Natalie Diaz,
Reni Eddo-Lodge, Yara El-Ghadban, Anne Enright, Caleb Femi, Esther Freud, Mia
Gallagher, Francisco Goldman, Abdulrazak Gurnah, Isabella Hammad, Honor
Heffernan,
Rita Ann Higgins, Louise Kennedy, Trevor Knight,
Laila Lalami, Ben Lerner, Jonathan Lethem, Patricia Lockwood, Andrea Long Chu,
Rosa Lyster, Carmen Maria Machado, Sophie Mackintosh, Niall MacMonagle, Lisa
McInerney, Maaza Mengiste, China Miéville, Pankaj Mishra, Sepideh Moafi, Noor
Naga, Megan Nolan, Iman Qureshi, Youssef Rakha, Yara Rodrigues Fowler, James
Schamus, Olivia Sudjic, Susan Tomaselli, Eley Williams, Gary Younge ...
________________
Nội dung thư lên án “tội ác nghiêm trọng chống
lại loài người” của Israel. Bức thư ngay lập tức bị một số người chỉ trích gay
gắt vì không hề nêu tên Hamas, trong khi chỉ đề cập gián tiếp vụ tấn công ngày
7 Tháng Mười khiến khoảng 1,400 người Israel, chủ yếu là dân thường, thiệt mạng.
Theo trang web của hiệp hội, 92NY được thành lập
năm 1874 với tên “Young Men’s Hebrew Association”, với sứ mạng phục vụ “nhu cầu
xã hội và tinh thần của cộng đồng người Do Thái ở Mỹ”. Vào thế kỷ 20, họ đổi
thành “92nd Street Y”, một tổ chức văn hóa và nghệ thuật được người dân New
York biết đến rộng rãi với cái tên “The Y”. Năm ngoái, sau khi nâng cấp cơ sở vật
chất trị giá $200 triệu, “92nd Street Y” đổi tên thành “92NY”. Seth Pinsky,
giám đốc điều hành 92NY, cho biết vào thời điểm đó, họ đã thuê một giáo sĩ Do
Thái để “khẳng định công khai hơn bản sắc Do Thái của chúng tôi” vào thời điểm
chủ nghĩa bài Do Thái đang tăng.
Trung tâm Thơ Unterberg (Unterberg Poetry Center), được thành lập năm 1939, là một trong những địa điểm văn học nổi tiếng
nhất nước Mỹ. Nhiều diễn giả tên tuổi từng đến nói chuyện ở đây gồm Dylan
Thomas, Robert Frost, Langston Hughes, Philip Roth, Margaret Atwood và hàng loạt
ngôi sao văn học khác.
Nhà văn gốc Việt nổi tiếng ở
Mỹ bị hủy sự kiện vì phát biểu chống Israel
22/10/2023
https://www.voatiengviet.com/a/7320929.html
Tác giả đoạt
giải Pulitzer Viet Thanh Nguyen ngày thứ Bảy cho biết một tổ chức Do Thái ở
thành phố New York đã hủy buổi đọc sách mà ông dự kiến tham dự vào ngày thứ Sáu
mà không đưa ra lời giải thích, một ngày sau khi ông nói rằng ông đã kí một bức
thư ngỏ lên án "bạo lực bừa bãi" của Israel nhắm vào người Palestine ở
Gaza.
https://gdb.voanews.com/01000000-0aff-0242-c426-08dbd2835f43_cx0_cy7_cw0_w650_r1_s.jpg
Viet Thanh Nguyen, người từng đoạt giải Pulitzer cho hạng mục tiểu thuyết
vào năm 2016, bày tỏ sự ủng hộ dành cho người Palestine và chỉ trích Israel bằng
cách kí vào một bức thư ngỏ.
Ông Viet, giáo sư và nhà văn người Mỹ gốc Việt
có cuốn tiểu thuyết “The Sympathizer” (Cảm tình viên) đoạt giải Pulitzer dành
cho tiểu thuyết năm 2016, lẽ ra sẽ phát biểu tại sự kiện Christopher Lightfoot
Walker Reading Series của trung tâm văn học 92nd Street Y ở Manhattan lúc 8 giờ
tối.
Viết trên Instagram, ông nói ông hay tin lúc 3
giờ chiều rằng sự kiện đã bị 92NY hủy bỏ. Trung tâm này tự mô tả trên website của
mình là “một tổ chức Do Thái kiêu hãnh.”
“Theo lời họ là ‘hoãn lại’ nhưng không đưa ra
lý do, không đưa ra ngày nào khác, và tôi không được hỏi ý kiến,” ông Viet viết.
“Vì vậy, thực tế là hủy bỏ. Một số người trong bình luận trên mạng xã hội nói họ
nghe nói có đe dọa đánh bom. Tôi chưa từng nghe thấy điều gì như vậy từ nhân
viên 92Y.”
Trong một phát biểu với Reuters, người phát
ngôn của 92NY xác nhận họ đã hoãn sự kiện này, dẫn ra lập trường của ông Viet đối
với Israel cũng như vụ tấn công ngày 7 tháng 10 của các chiến binh thuộc nhóm
chủ chiến Hồi giáo người Palestine Hamas và việc tiếp tục cầm giữ các con tin,
điều mà họ nói "đã khiến cộng đồng vô cùng đau đớn."
“Vì những phát biểu công khai của tác giả được
mời nói về Israel và vì thời điểm này, chúng tôi cảm thấy hành động có trách
nhiệm là hoãn lại sự kiện trong khi chúng tôi dành thời gian để xác định cách tốt
nhất sử dụng nền tảng của mình và hỗ trợ toàn bộ cộng đồng 92NY,” người phát
ngôn nói.
Đại diện của ông Viet không trả lời các tin nhắn
hỏi thêm chi tiết, Reuters nói.
VIDEO : Nhà văn Nguyễn
Thanh Việt: Người VNCH cần tự chịu trách nhiệm cho biến cố 30/04
https://www.youtube.com/watch?v=rfslUeDUtig
Vụ tấn công chưa từng có của Hamas nhắm vào miền
nam Israel hai tuần trước giết chết 1.400 người và dẫn đến việc Israel “bao vây
toàn diện” Gaza khiến 2,3 triệu người ở khu vực này cạn kiệt lương thực, nước,
thuốc men và nhiên liệu.
Trong một bài đăng trên Instagram hôm thứ Năm,
ông Viet nói ông đã kí bức thư ngỏ cùng với các tác giả khác để phản đối chính
sách của Israel mà ông nói đưa tới hệ quả là cái chết không tránh khỏi của thường
dân.
“Điều đó sai trái và phải dừng lại,” đồng thời
nói ông vẫn là người ủng hộ mạnh mẽ phong trào Tẩy chay, Thoái vốn, Chế tài
(BDS) nhằm kêu gọi gây áp lực kinh tế lên Israel để chấm dứt việc chiếm đóng đất
của người Palestine.
Ông Viet nói những người tổ chức sự kiện tối
thứ Sáu đã chuyển nó sang một hiệu sách độc lập.
“Đúng vậy, tôi đã nói về cuốn sách của mình,
nhưng cũng về việc nghệ thuật bị bịt miệng như thế nào trong thời chiến và về sự
chia rẽ vì một số người chỉ muốn nhìn thế giới theo kiểu ‘chúng ta đối đầu với
chúng nó,’” ông Viet viết hôm thứ Bảy. "Và viết lách là cách duy nhất mà
tôi biết để chiến đấu. Và viết lách là cách duy nhất mà tôi biết để thể hiện niềm
đau.”
No comments:
Post a Comment