Ba
khoa học gia Mỹ nhận Giải Nobel vì tìm ra chấm lượng tử tạo màu trong đèn LED
04/10/2023
Ba
nhà khoa học Moungi Bawendi, Louis Brus và Alexei Ekimov giành giải Nobel Hóa
học năm 2023 vì họ khám phá ra các chùm nguyên tử được gọi là các chấm lượng
tử, hiện được dùng để tạo màu trong màn hình phẳng, đèn diode phát quang (LED)
và các thiết bị giúp bác sĩ phẫu thuật nhìn thấy mạch máu trong khối u.
https://gdb.voanews.com/01000000-0aff-0242-82a8-08dbc4c8cff3_cx0_cy2_cw0_w650_r1_s.jpg
Ba
khoa học gia Mỹ nhận giải Nobel Hóa học 2023.
Viện
Hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thụy Điển, tổ chức trao giải, nói rằng ba khoa học
gia này đã "bổ sung sắc màu vào công nghệ nano" - khi vật chất được
sử dụng ở cấp độ nguyên tử hoặc phân tử trong sản xuất - và phát hiện của họ có
tiềm năng to lớn trong nhiều lĩnh vực.
“Các
nhà nghiên cứu tin rằng trong tương lai họ có thể đóng góp vào các thiết bị
điện tử mềm dẻo, cảm biến cực nhỏ, pin mặt trời mỏng hơn và truyền thông lượng
tử được mã hóa”, Viện hàn lâm nói trong một tuyên bố.
Giải
thưởng có tuổi đời hơn một thế kỷ này do Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thụy
Điển trao tặng và có trị giá 11 triệu curon Thụy Điển (1 triệu đô la Mỹ).
Khi
được hỏi trong một cuộc họp báo về cảm tưởng khi biết tin được trao giải, ông
Bawendi nói qua điện thoại từ Hoa Kỳ: "Rất ngạc nhiên, buồn ngủ, sốc, bất
ngờ và rất vinh dự".
Johan
Aqvist, Chủ tịch Ủy ban Giải Nobel Hóa học, phát biểu rằng một trong những “đặc
tính hấp dẫn và khác thường” của chấm lượng tử là chúng tạo ra các ánh sáng màu
khác nhau, tùy thuộc vào kích thước hạt, trong khi vẫn giữ nguyên cấu trúc
nguyên tử.
Ông
Bawendi nói trong một cuộc họp báo: “Có rất nhiều công việc vẫn đang được
nghiên cứu kỹ lưỡng về các ứng dụng tiềm năng khác, bao gồm hoạt động xúc tác
và các loại hiệu ứng lượng tử. Đó là một lĩnh vực nghiên cứu rất thú vị. Tôi
chắc chắn rằng sẽ có kết quả đáng chú ý xuất hiện trong lĩnh vực này".
Ông
Bawendi
là giáo sư tại Viện Công nghệ Massachusetts (MIT), ông Brus là giáo sư danh dự
tại Đại học Columbia và ông Ekimov làm việc cho hãng Nanocrystals Technology.
Ông
Brus
được AT&T Bell Labs tuyển dụng vào năm 1972. Ông đã làm việc ở đó 23 năm và
dành phần lớn thời gian để nghiên cứu các tinh thể nano.
Ông
Bawendi sinh ra ở Paris và lớn lên ở Pháp, Tunisia và Hoa Kỳ. Ông làm nghiên
cứu sinh hậu tiến sĩ dưới sự hướng dẫn của ông Brus, sau đó gia nhập MIT vào
năm 1990 và trở thành giáo sư vào năm 1996.
Ông
Ekimov
sinh ra ở Liên Xô, làm việc cho Viện Quang học Nhà nước Vavilov trước khi
chuyển đến Hoa Kỳ. Năm 1999, ông Ekimov được bổ nhiệm làm nhà khoa học đứng đầu
tại hãng Nanocrystals Technology.
Giải
Nobel được lập ra theo di chúc của nhà phát minh ra thuốc nổ kiêm nhà hóa học
người Thụy Điển Alfred Nobel. Giải được trao cho các thành tựu về khoa học, văn
học và hòa bình kể từ năm 1901, tuy có vài lần bị gián đoạn, chủ yếu do chiến
tranh thế giới.
Về
sau có thêm giải Nobel Kinh tế và do ngân hàng trung ương Thụy Điển cấp ngân
quỹ.
==============================================
.
Nobel Hóa
Học 2023: Ba khoa học gia phát minh Chấm Lượng Tử
Người
Việt
October
4, 2023
https://www.nguoi-viet.com/tin-hot/nobel-hoa-hoc-2023-ba-khoa-hoc-gia-phat-minh-cham-luong-tu/
STOCKHOLM,
Thụy Điển (NV) –
Giải
Nobel Hóa Học được trao cho ba khoa học gia vì công trình phát triển chấm lượng
tử (quantum dots).
Người
ta có thể từng bắt gặp những tinh thể nhỏ bé này trong máy truyền hình dùng kỹ
nghệ QLED, nơi các hạt nano tạo ra màu sắc.
Các
tinh thể nêu trên cũng được áp dụng trong hình ảnh y tế hướng dẫn bác sĩ phẫu
thuật, giúp thuốc điều trị ung thư có tác dụng tốt hơn, và có trong các tấm pin
mặt trời.
https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2023/10/GettyImages-1705026308-768x512.jpg
Những
chiếc bình thí nghiệm nhiều màu dùng để minh họa cho nội dung buổi họp báo công
bố giải thương Nobel Hóa Học 2023 tại Stockholm, Thụy Điển, hôm 4 Tháng Mười,
2023, cho các khoa học gia Moungi Bawendi, Louis Brus, và Alexei Ekimov đã đóng
góp vào phát minh chấm lượng tử (Hình: Jonathan NACKSTRAND/AFP/Getty Images)
Những
người thắng giải gồm có Moungi
G. Bawendi đến từ Pháp, Louis E. Brus từ Hoa Kỳ và Alexei I. Ekimov từ Nga, họ sẽ chia nhau giải
thưởng trị giá 11 triệu krona Thụy Điển (khoảng $995,000).
Tên
của họ dường như vô tình bị tiết lộ vài giờ trước khi có thông báo chính thức
của Viện Hàn Lâm Khoa Học Hoàng Gia Thụy Điển sáng Thứ Tư, 4 Tháng Mười.
“Thật
là một vinh dự,” Moungi G. Bawendi, 62 tuổi, nói với Viện Hàn Lâm.
“Quá
đỗi ngạc nhiên, chưa kịp tỉnh ngủ, ngỡ ngàng, bất ngờ và rất vinh dự,” ông nói
và cho biết thêm rằng ông chưa nhận được tin trước khi Viện Hàn Lâm gọi.
Các
chấm lượng tử cực kỳ nhỏ – bề ngang chỉ vài phần triệu millimeter.
Kích
thước chính xác của chúng quyết định màu sắc của ánh sáng mà chúng phát ra khi
được có năng lượng. Các chấm lượng tử nhỏ hơn có màu xanh lam và các chấm lớn
hơn có màu vàng và đỏ.
“Trong
khoảng thời gian dài không ai nghĩ rằng người ta có thể tạo ra những hạt nhỏ
như vậy,” nhưng các khoa học gia đoạt giải năm nay lại làm được điều đó, Viện
Hàn Lâm cho biết khi công bố giải thưởng.
Ba
khoa học đều sinh sống và làm việc tại Hoa Kỳ. Nhà vật lý người Nga Alexei I.
Ekimov, 78 tuổi, được ghi nhận là người đầu tiên khám phá ra các chấm lượng tử
vào những năm 1980, và nhà hóa học người Mỹ Louis E. Brus, 80 tuổi, sau đó nhận
ra rằng các tinh thể này có thể trôi nổi trong chất lỏng.
Moungi
G. Bawendi sinh ra tại Paris, phát minh ra phương pháp tạo ra các hạt theo cách
thức dễ kiểm soát hơn, nghĩa là chúng có thể được tạo ra dễ dàng hơn để sử dụng
trong cho mục đích thương mại và khoa học.
“Do
đó, các chấm lượng tử đang mang lại lợi ích tuyệt vời nhất cho loài người,”
Viện Hàn Lâm Khoa Học Hoàng Gia Thụy Điển cho hay.
“Các
nhà nghiên cứu tin rằng trong tương lai, chúng có thể đóng góp vào các thiết bị
điện tử linh động, cảm biến nhỏ, pin mặt trời mỏng hơn và truyền thông lượng tử
mã hóa – vì thế nên chúng ta chỉ mới bắt đầu khám phá tiềm năng của những vi
hạt này,” Viện nói thêm. (TTHN)
===============================================
.
Nobel
Hóa học 2023 vinh danh ba chuyên gia về chấm lượng tử
Minh
Anh - RFI
Đăng
ngày: 04/10/2023 - 13:44
Nobel
Hóa học 2023 được trao tặng cho ba nhà nghiên cứu làm việc tại Mỹ vì những đóng
góp của họ về chấm lượng tử, hạt nano bán dẫn được áp dụng trong nhiều lĩnh vực
như điện tử hay y học.
Ba
nhà khoa học đoạt giải Nobel Hóa học 2023. © Claudio Bresciani/AP
Ba
nhà khoa học về hạt nano gồm Moungi Bawendi 62 tuổi, người Mỹ gốc
Tunisia nhưng sinh ra ở Pháp, giáo sư Viện Công nghệ Massachusetts ; Louis E. Brus, người Mỹ, 80 tuổi,
giáo sư danh dự tại trường đại học Columbia và Alexei Ekimov, 78 tuổi,
sinh vào thời Liên Xô, hiện làm việc cho doanh nghiệp Nanocrystals Technology
Inc.
Theo
AFP, Ủy ban Nobel khen tặng công trình « khám phá và phát triển về chấm
lượng tử, hạt nano nhỏ đến mức kích thước của chúng quyết định các đặc
tính của chúng ».
Các
chấm lượng tử hay còn được gọi là hộp lượng tử là những tinh thể nano bán dẫn
được tạo từ một số nguyên tử phát ra ánh sáng huỳnh quang, thường có đường kính
từ 2 – 10 nanomet. Chúng được sử dụng phát sáng màn hình tivi, đèn chiếu sáng
LED và có thể được dùng để hỗ trợ các bác sĩ phẫu thuật trong các ca mổ lấy tế
bào ung thư, theo như thông cáo của Viện Khoa học Hoàng gia Thụy Điển.
Chuyện
hy hữu trong 100 năm giải Nobel, vài giờ trước khi công bố giải thưởng, tên
tuổi của những người được trao giải Nobel Hóa học năm nay đã bị rò rỉ trên
truyền thông Thụy Điển. Trên nguyên tắc các Viện Hàn lâm phụ trách chọn người
chiến thắng sẽ phải giữ bí mật các cuộc tranh luận. Danh sách đề cử cũng phải
giữ bí mật trong suốt 50 năm.
Bị
chất vấn về thông tin rò rỉ, Eva Nevelius, phát ngôn viên Viện Hàn lâm Khoa học
Hoàng gia Thụy Điển, trước khi công bố bảng vàng, chỉ trả lời « đơn
giản là không biết chuyện gì đã xảy ra. »
Những
người được trao vòng nguyệt quế Nobel năm nay còn được nhận kèm theo một ngân phiếu
trị giá 11 triệu krona Thụy Điển (tương đương với khoảng 920 ngàn euro).
-----------------------------
Các
nội dung liên quan
NOBEL
VẬT LÝ 2023
Giải
Nobel Vật lý 2023 được trao cho các nhà khoa học Pháp và người Áo gốc Hungary
GIẢI
NOBEL 2023
Giải
Nobel Y Khoa 2023 vinh danh hai nhà khoa học giúp phát triển vac-xin chống
Covid
No comments:
Post a Comment