Đất
rừng phương Nam – phép thử của gói “chấn hưng văn hóa” 350,000 tỷ
Mẹ Nấm -
Saigon Nhỏ
19 tháng
10, 2023
Những
ồn ào xoay quanh phim điện ảnh “Đất rừng phương Nam” do Nguyễn Quang Dũng đạo
diễn và Trấn Thành trong vai trò đồng sản xuất dường như chưa có hồi kết.
https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2023/10/drpn-1024x502.jpg
Hình
minh hoạ: VietnamPlus
Khởi nguồn
từ việc tiến sĩ ngữ văn Hà Thanh Vân đăng tải công khai trên Facebook lời phê
bình phim có tính “xuyên tạc lịch sử” khi đề cao vai trò của Thiên địa hội và
Nghĩa hòa đoàn, trong khi vai trò của Việt Minh khá mờ nhạt.
Mặc dù, những
lời phê bình này được cho là dưới góc nhìn cá nhân của Hà Thanh Vân sau khi xem
phim, nhưng “tính lịch sử” và yêu cầu “tôn trọng nguyên tác” là truyện “Đất rừng
phương Nam” của nhà văn Đoàn Giỏi là hai yếu tố khiến người ta chia phe ủng hộ
và chống đối bộ phim này.
Ê kíp làm
phim và Cục Điện ảnh đã ngay lập tức tự kiểm duyệt bằng cách đổi tên Nghĩa hòa
đoàn thành Nam hòa đoàn, Thiên địa hội thành Chính nghĩa hội để tránh yếu tố
“nhạy cảm”. Nhưng mọi chuyện giờ đây không chỉ là chuyện “làm phim” sai lịch sử
hay không tôn trọng nguyên tác mà là vấn đề “quản lý văn hóa” ở góc độ Nhà nước
“đặt hàng”.
Dựa trên
công văn gửi đến UBND tỉnh Đồng Tháp để “xin phép ghi hình” của nhà sản xuất
phim là Công ty Cổ phần sản xuất phim Hoan Khuê (HKFilm), những người người
quan tâm đặt câu hỏi: “Đất rừng phương Nam” có trong danh sách đăng ký kế hoạch
sản xuất phim truyện Nhà nước đặt hàng hay không?
Bởi trong
Công văn số 01 ban hành ngày 12 Tháng Mười 2022 có đoạn ghi: “Căn cứ công văn số
18676/QĐ-BVHTTDL của Bộ trưởng Bộ VH-TT-DL về việc phê duyệt kịch bản “Đất rừng
phương Nam” theo kế hoạch sản xuất phim truyện điện ảnh do Nhà nước đặt hàng
2022″.
Trên thực
tế, công văn số 18676 của Bộ VH-TT-DL mà HKFilm đề cập chính là quyết định 1867
do Thứ trưởng Tạ Quang Đông ký. Ngay trong điều 1 của quyết định này nêu rõ:
“Phê duyệt kịch bản “Đất rừng phương Nam” của Công ty Cổ phần sản xuất phim
Hoan Khuê đăng ký kế hoạch sản xuất phim truyện điện ảnh do Nhà nước đặt hàng
năm 2022″.
Để xác thực
quyết định trên, Cục trưởng Cục Điện ảnh Vi Kiến Thành đã trả lời xác nhận với
phóng viên báo Thanh Niên: Quyết định 1867 do ông Tạ Quang Đông ký là thật. Dựa
trên công văn này HKFILM đã được công nhận có “đăng ký xếp hàng” để “Đất rừng
phương Nam” trở thành phim được Nhà nước đặt hàng. Tuy nhiên, việc “xếp
hàng” này không có nghĩa là phim này sẽ trở thành phim Nhà nước đặt hàng. (1)
Dựa trên
quy trình sản xuất phim sử dụng ngân sách
nhà nước theo Điều 13 Luật Điện ảnh số 62/2006/QH11, việc đăng ký phim ”Đất
rừng phương Nam” tại Quyết định số 1867/QĐ-BVHTTDL là bước đầu tiên. Sau đó
HKFilm sẽ xây dựng hồ sơ dự án sản xuất phim để trình qua Hội đồng lựa chọn dự
án sản xuất phim của Bộ VHTTDL phê duyệt. Căn cứ trên kết quả của Hội đồng lựa
chọn dự án sản xuất phim, Bộ VHTTDL sẽ ra Quyết định sản xuất phim dựa trên tổng
số kinh phí được Nhà nước phê duyệt.
Bộ
VH-TT-DL cũng cho biết thêm: “Tuy nhiên, sau khi cân đối nguồn kinh phí được
phê duyệt cho việc đặt hàng sản xuất phim năm 2022, cùng với một số lý do khách
quan khác, bộ phim không nằm trong danh sách các tác phẩm sử dụng kinh phí Nhà
nước đặt hàng. Do đó, Công ty Cổ phần sản xuất phim Hoan Khuê đã tự thực hiện sản
xuất bộ phim từ nguồn kinh phí của tư nhân.” (2)
Như vậy có
thể hiểu đơn giản phim “Đất rừng phương Nam” không phải là phim do Nhà nước đặt
hàng, nhưng lại mập mờ với tỉnh Đồng Tháp bằng Quyết định “phê duyệt kịch bản
“Đất rừng phương Nam” theo kế hoạch sản xuất phim truyện điện ảnh do Nhà nước đặt
hàng 2022” để tranh thủ ưu tiên, được tạo điều kiện trong khi ghi hình, hoặc có
thể là trong giao dịch với các đối tác.
Chưa rõ
nhà sản xuất và bên phát hành phim có mượn danh nghĩa này để quảng bá, kêu gọi
các trường đại học và trung học đưa học sinh đi xem phim hay không. Nếu xem đây
là một “án điểm văn hóa”, cơ quan chức năng có thể sẽ tính tới phương án xem
xét HKFilm có “lợi dụng danh nghĩa của Bộ VH-TT-DL để xâm phạm tới quyền lợi của
tổ chức” hay không?
Và từ án
điểm này, liệu công cuộc “chấn hưng văn hóa” với kinh phí dự trù lên đến
350,000 tỷ đồng của Bộ VH-TT-DL sẽ “rút được kinh nghiệm” gì? Bởi dựa trên kế
hoạch của Bộ, giới văn nghệ Việt Nam đang kêu gọi chấn hưng vì “văn học nghệ
thuật đang sa sút, xuống cấp”.
Nhà thơ Hữu
Thỉnh, cựu Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam còn viện dẫn
ý kiến của TBT Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc lần thứ hai vào
Tháng Mười Một 2022 để “quy hoạch lại lực lượng, về đổi mới sáng tạo cũng như
tháo gỡ những vướng mắc của văn nghệ sĩ trong văn học nghệ thuật”. (3) Đảng
đang thông qua giới văn nghệ sĩ để kêu gọi “đánh giá tình hình vì văn học nghệ
thuật hiện nay vẫn chưa có một sự thống nhất”. Liệu đây có phải là yếu tố dẫn tới
kiểm duyệt, bóp nghẹt tự do sáng tạo sau Nhân văn giai phẩm hay không?
Cứ thử
hình dung gói ngân sách 350,000 tỉ đồng được móc ra tài trợ cho mục tiêu “chấn
hưng văn hóa” theo hướng bỏ tiền để sáng tác ra truyện, thơ, phim ảnh… mà sản
phẩm cuối cùng lại chứa đựng nhiều sai sót và ngầm ẩn chứa những âm mưu theo chủ
nghĩa xét lại kiểu như phim “Đất rừng phương Nam” thì ai sẽ chịu trách nhiệm? Ở
đây chưa bàn đến chất lượng nghệ thuật từ những sản phẩm đặt hàng được dán nhãn
“đặt hàng của Nhà nước”, người ta đã và đang chứng kiến những bất cập và tranh
cãi mà một bộ phim có thể mang lại về lịch sử, chính trị, xã với những scandal
không đáng có như phim “Đất rừng phương Nam”.
Liệu những
dự án đặt hàng như thế có phải chạy chọt, đút lót trước sau để được nhận tài trợ
ngân sách hay không? Bởi 350,000 tỷ đồng là một miếng mồi rất ngon khiến tham
nhũng có thể sinh sôi phát triển hơn nữa.
Tham khảo:
1/“Đất
rừng phương Nam” mạo danh phim nhà nước đặt hàng?
2/“Đất
rừng phương Nam” có trong danh sách đăng ký kế hoạch sản xuất phim truyện Nhà
nước đặt hàng?
3/Cần
chấn hưng vì ‘văn học nghệ thuật đang sa sút, xuống cấp’
No comments:
Post a Comment