Wednesday, March 22, 2023

VIỆT NAM CÓ THỂ THAM GIA CUỘC ĐUA NÀY? (Nguyễn Thu Quỳnh)

 



Việt Nam có thể tham gia cuộc đua này?   

Nguyễn Thu Quỳnh

22-3-2023  01:24    

https://www.facebook.com/nguyenthu.quynh.372/posts/pfbid0PbKDmEp6cq8sXRZiMrRpsFr1KW1YJTf8Y62u36Bgjb7LViQrSRg6p7ejVpVafB9rl

 

 

Trí tuệ nhân tạo (AI), mà đại diện gần đây nhất là Chat GPT, được các nhà khoa học đánh giá có sức mạnh như bom nguyên tử. Trước đây tưởng như tự động hóa đã làm thay đổi xã hội, năng suất cao hơn rất nhiều, tất cả các việc lặp lại đều bị thay thế, thì bây giờ AI còn làm thay cả những việc có chuyên môn sâu hơn như chẩn đoán bệnh, gợi ý điều trị, cho đến làm phim ảnh, video… hay giám sát con người.

 

Đằng sau những tiến bộ kinh ngạc trong sản xuất, chế tạo, đằng sau sức mạnh của các trí tuệ nhân tạo sử dụng mô hình ngôn ngữ lớn, dữ liệu lớn, mã hóa, hay thực dụng nhìn thấy ngay là trợ lý ảo, phim ảnh… đó đều là thuật toán.

 

Những tưởng Việt Nam chuẩn bị được nhiều cho cuộc cách mạng sầm sập tới vì người Việt khá giỏi toán và cũng gặt nhiều thành tích. Nhưng không phải vậy, tôi hỏi PGS.TS Lê Minh Hà, Giám đốc điều hành Viện nghiên cứu cao cấp về toán (bài bìa số này), thì “Chúng ta đã có các nhóm làm toán lý thuyết tương đối mạnh, có tầm ảnh hưởng quốc tế nhưng với toán ứng dụng thì còn rất hạn chế”.

 

Việt Nam làm sao mơ những mô hình sử dụng dữ liệu lớn vào sản xuất, ra các quyết định trong mọi lĩnh vực của đời sống (như Chat GPT là một ví dụ) vì “một trong những nền tảng của khoa học dữ liệu là thống kê nhưng ngành thống kê ở Việt Nam quá yếu”.

 

Trên thế giới, năng lực toán học đã trở thành một trong những yếu tố cạnh tranh của nền kinh tế vì những công nghệ cốt lõi của chuyển đổi số đều dựa trên nền tảng toán học.

 

Về lâu dài, rất có thể sẽ xảy ra sự phân hóa giữa những quốc gia có năng lực toán học tốt, có khả năng bắt kịp với những tiến bộ mới trong các công nghệ này, và với các quốc gia ít đầu tư cho toán học, hay nói rộng hơn là cho khoa học.

 

Cũng như GS Nguyễn Tiến Dũng lo lắng “những gì diễn ra trên thế giới này, trong vòng cả thập kỷ diễn tiến sôi động và mau lẹ qua, cho chúng ta thấy một điều: ai kiểm soát thông tin, người đó sẽ nắm quyền lực.

 

Điều đó có nghĩa là, nếu một quốc gia nào đó không kiểm soát được trợ lý ảo nào thì thậm chí lịch sử của quốc gia đó có thể bị kẻ khác viết lại thông qua các trợ lý ảo của họ được thế giới dùng”.

 

Chưa cần nói tới viễn cảnh phân cực giữa các dân tộc/nhóm nắm giữ và chỉ biết sử dụng/ bị sai khiến bởi AI, thì ngay cái sát sườn về mật mã và an toàn thông tin, các nhà toán học thấy rất rõ hiện trạng và sự yếu kém trong lĩnh vực này của Việt Nam, và nó đặc biệt nguy hiểm vì đây là một vấn đề ảnh hưởng trực tiếp tới an ninh quốc gia.

 

Cuộc đua sở hữu sức mạnh nguyên tử đã bắt đầu, Việt Nam có thể theo không vẫn là một dấu hỏi.

 

Hình : https://www.facebook.com/photo/?fbid=6805320156149147&set=a.150660174948545

TOÁN HỌC VIỆT NAM  -  Cần thay đổi cho toàn hệ thống

 

.

20 BÌNH LUẬN  






No comments: