Monday, March 20, 2023

TRUNG QUỐC : THẾ NGOẠI GIAO KHÓ KHĂN của CHỦ TỊCH TẬP CẬN BÌNH KHI CÔNG DU NGA (BBC News Tiếng Việt)

 



Trung Quốc: Thế ngoại giao khó khăn của Chủ tịch Tập Cận Bình khi công du Nga

BBC News Tiếng Việt

19 tháng 3 2023, 12:09 +07

https://www.bbc.com/vietnamese/articles/c724wwg58p3o

 

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ đối mặt với thế ngoại giao khó khăn trong chuyến công du đến Moscow vào tuần sau.

 

Ông Tập vừa phải thể hiện Trung Quốc là một nhà kiến tạo hòa bình thế giới, trong khi phải thắt chặt mối quan hệ với đồng minh thân cận nhất, Tổng thống Nga Vladimir Putin, người vừa bị Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) phát lệnh bắt giữ liên quan đến cuộc chiến tranh Ukraine, theo một phân tích từ Reuters.

 

Ông Tập Cận Bình sẽ bắt đầu chuyến công du nước ngoài đầu tiên vào ngày thứ Hai 20/03 kể từ khi bước vào nhiệm kỳ thứ ba. Dự kiến ông Tập sẽ tìm cách 'đánh bóng' sức ảnh hưởng của Bắc Kinh sau khi đã đóng vai trò trung gian trong một thỏa thuận nối lại mối quan hệ bất ngờ giữa Saudi Arabia và Iran hồi tuần rồi, thậm chí trong bối cảnh ông ấy đang thắt chặt mối quan hệ hợp tác "không giới hạn" với nhà lãnh đạo Nga Vladimir Putin, người đang ngày càng bị cô lập.

 

Giới phân tích nhận định, ông Tập, người đã thâu tóm quyền lực để trở thành nhà lãnh đạo uy quyền nhất kể từ thời của cố Chủ tịch Đặng Tiểu Bình, cũng đang lo ngại có thể khiến Phương Tây giận dữ.

 

Các đối tác thương mại hàng đầu của Trung Quốc gồm Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) đã có những sự chỉ trích mạnh mẽ nhất nhằm vào cuộc chiến tranh của Nga tại Ukraine, mà Moscow gọi là một "chiến dịch quân sự đặc biệt".

 

Trung Quốc hồi tháng rồi đã đưa ra một bản đề xuất để chấm dứt cuộc xung đột, vốn đã khiến hàng chục ngàn người chết và hàng triệu người phải rời bỏ nhà cửa.

 

Bản đề xuất này đã được 'nồng ấm' đón nhận từ Kyiv và Moscow, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky nói ông sẵn sàng hội đàm với ông Tập, theo một số thông tin truyền thông cho hay, có thể diễn ra sau chuyến công du Nga của nhà lãnh đạo Trung Quốc.

 

Mỹ và các đồng minh Phương Tây có sự ngờ vực sâu sắc về động cơ của Trung Quốc, đề cập Bắc Kinh đã từ chối lên án Nga và cung cấp nguồn sống kinh tế cho Moscow trong khi các nước khác đang gia tăng các lệnh trừng phạt.

 

"Có một hình thức nhảy múa ngoại giao ngày càng trở nên rõ rệt về phía Trung Quốc khi cuộc chiến tranh [Ukraine] tiếp diễn," Andrew Small, nhà nghiên cứu cấp cao từ German Marshall Fund cho biết.

 

Trung Quốc đã cố gắng "phát đi tín hiệu một số khu vực phải có khoảng cách, nhưng không thật sự tạo nên chuyển biến đối với bất kỳ vấn đề gì nhằm mang lại lợi ích" như gây áp lực cho phía Nga, ông Small nói.

 

Biden ‘tán thành’ tòa quốc tế muốn bắt Putin, Tổng thống Nga ‘sẽ khó ra nước ngoài’

 

'Không giới hạn'

 

https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/e7cb/live/c8371f00-c612-11ed-bb07-a9b8e81c19d7.jpg

Vài giờ sau khi chuyến công du của ông Tập được công bố vào hôm thứ Sáu 17/03, Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) đã phát lệnh bắt giữ nhà lãnh đạo Nga, cáo buộc việc Moscow tiến hành trục xuất mang tính bắt buộc trẻ em Ukraine là tội ác chiến tranh

 

Trung Quốc và Nga đã tuyên bố mối quan hệ hợp tác "không giới hạn" hồi tháng 02/2022 khi ông Putin có chuyến công du đến Bắc Kinh nhân sự kiện khai mạc Thế Vận hội Mùa đông, chỉ vài ngày trước khi xảy ra cuộc xâm lược Ukraine.

 

Trong khi Bắc Kinh đã kêu gọi giữ bình tĩnh kể từ khi cuộc chiến tranh bắt đầu, thì quốc gia này cũng phần lớn phản ánh lập trường của Moscow về việc Nato đang đe dọa Nga khi mở rộng về phía đông và các đồng minh Phương Tây của Ukraine đã 'đổ thêm dầu vào lửa' khi cung cấp xe tăng và tên lửa cho Kyiv.

 

Trung Quốc đã mang lại nguồn thu chính cho Moscow khi Nga là quốc gia bán nhiều dầu nhất, cùng nền thương mại song phương tăng vọt trong những tháng gần đây. Các nhà lãnh đạo Mỹ và châu Âu cho biết có thông tin tình báo cho thấy Trung Quốc đã cân nhắc bán vũ khí cho Nga nhưng Bắc Kinh bác bỏ điều này.

 

"Chắc chắn Trung Quốc muốn cho thấy đóng vai trò ngoại giao khách quan và bất thiên vị, nhưng thật sự là ngược lại," Samuel Ramani, một chuyên gia về Nga, người giảng dạy tại Đại học Oxford cho biết.

 

Vài giờ sau khi chuyến công du của ông Tập được công bố vào hôm thứ Sáu 17/03, Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) đã phát lệnh bắt giữ nhà lãnh đạo Nga, cáo buộc việc Moscow tiến hành trục xuất mang tính bắt buộc trẻ em Ukraine là tội ác chiến tranh.

 

Điện Kremlin đã phản ứng với sự giận dữ. Nga cho biết theo chương trình đó, thì quốc gia này đã đưa hàng ngàn trẻ em Ukraine đến Nga và xem đây là một chiến dịch nhân đạo để bảo vệ trẻ em mồ côi và trẻ em bị bỏ rơi tại các khu vực xung đột.

 

Nga và Trung Quốc đều không phải là quốc gia thành viên của ICC. Trung Quốc cũng không đưa ra bình luận về lệnh bắt giữ.

 

Ông Tập Cận Bình sắp thăm Moscow, gặp ông Putin

 

Kinh tế hơn là chiếc bánh Blini?

 

https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/ea2d/live/78099bc0-c612-11ed-95f8-0154daa64c44.jpg

Ông Tập gọi ông Putin là "người bạn thân" trong chuyến công du vào năm 2019 khi họ cùng xem gấu trúc tại một vườn thú ở Moscow

 

Rất ít thông tin chi tiết về chuyến công du của ông Tập đến Moscow, lần đầu tiên trong gần bốn năm qua.

 

Cả hai phía cũng tuyên bố mục tiêu của chuyến đi là củng cố thêm mối quan hệ và làm sâu sắc thêm những gắn kết về mặt kinh tế. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân nói hôm thứ Sáu 17/03, chuyến đi là một "hành trình hữu nghị", "hợp tác" và "hòa bình". Ông Uông Văn Bân đã không đề cập đến Ukraine.

 

Hai nhà lãnh đạo Nga và Trung Quốc sẽ có các cuộc hội đàm trực tiếp và dùng chung bữa tối vào ngày thứ Hai 20/03, và sau đó tổ chức thêm "các cuộc đàm phán" và đưa ra tuyên bố chung vào ngày thứ Ba 21/03, trước khi ông Tập rời đi vào ngày thứ Tư 22/03, theo lịch trình tóm tắt mà Điện Kremlin công bố.

 

Các cuộc gặp trước đó giữa ông Tập và ông Putin đã mang đến những khoảnh khắc tươi sáng hơn. Ông Tập gọi ông Putin là "người bạn thân" trong chuyến công du vào năm 2019 khi họ cùng xem gấu trúc tại một vườn thú ở Moscow.

 

Cùng mang chiếc tạp dề xanh, hai nhà lãnh đạo cùng nấu chiếc bánh Blini truyền thống của Nga vào năm 2018 khi ông Tập đến thành phố cảng Vladivostok để tham dự Diễn đàn Kinh tế Phương Đông (Eastern Economic Forum).

 

Không rõ chuyến công du lần hai này sẽ có phần chụp hình chung như vậy nữa hay không trong bối cảnh kinh tế đang có những diễn biến nghiêm trọng và cuộc chiến tranh đẫm máu tại Ukraine.

 

Một điều chắc chắn, theo một số nhà ngoại giao nước ngoài, là bất kỳ thỏa thuận nào đạt được giữa hai nhà lãnh đạo thì ông Tập hiện tại đang giữ thế 'tay trên' trong mối quan hệ này.

 

"Đôi lúc Nga rõ ràng ở vị trí đối tác thấp hơn Trung Quốc nhưng cuộc chiến tranh Ukraine đã khiến sự áp đảo đó càng trở nên rõ rệt hơn nhiều," một nhà ngoại giao châu Âu ẩn danh trả lời Reuters.

 

"Bất kỳ sự hỗ trợ nào mà ông Tập trao cho Nga sẽ phải dựa theo điều khoản từ phía Trung Quốc," một nhà ngoại giao khác từ châu Âu nói với Reuters.

 

Lý do Trung Quốc khởi động 'đắc nhân tâm' liên quan đến Ukraine

 

------------------------------------

TIN LIÊN QUAN

 

Biden ‘tán thành’ tòa quốc tế muốn bắt Putin, Tổng thống Nga ‘sẽ khó ra nước ngoài’

18 tháng 3 năm 2023

.

Tòa án Hình sự Quốc tế phát lệnh truy nã để bắt Tổng thống Putin

17 tháng 3 năm 2023

.

Căng thẳng Nato-Nga làm Biển Đen và Baltic nóng lên?

16 tháng 3 năm 2023

.

Lý do Trung Quốc khởi động 'đắc nhân tâm' liên quan đến Ukraine

25 tháng 2 năm 2023

.

Ý kiến: Việt Nam tiếp tục bỏ phiếu trắng tại LHQ để tránh 'phật lòng cường quốc'

25 tháng 2 năm 2023





No comments: