Trò môi giới của Trung Quốc sẽ dẫn đến cái gì?
Bình luận của Kỳ Duyên
2023.03.17
Iran
và Ả Rập Xê-út vừa nối lại quan hệ quan hệ ngoại giao sau bảy năm căng thẳng.
Riyad cám ơn Tập Cận Bình đã hỗ trợ cho việc phát triển quan hệ giữa hai nước Hồi
giáo. Teheran nhắc lại chuyến thăm Bắc Kinh của Tổng thống Ebrahim Raissi và
các trao đổi với Tập Chủ tịch là nền tảng cho đàm phán vừa qua. Liệu Hà Nội có
cảm nhận được sức nóng từ những phản ứng ngược của Mỹ và phương Tây đối với sự
“lấn sân” của Bắc Kinh?
Chủ nhiệm Văn Phòng Ủy
ban Đối ngoại Trung ương của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) Vương Nghị
(giữa) và ông Ali Shamkhani - thư ký Hội đồng An ninh Quốc gia Tối cao
Iran (phải) và cố vấn an ninh quốc gia Ả-rập Saudi Musaad bin Mohammed Al
Aiban hội kiến tại Bắc Kinh, ngày 10 tháng 3, 2023. Reuters
.
Trung Quốc “giấu đầu hở đuôi”
Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Daniel Russel dưới thời
cựu Tổng Thống Barack Obama thừa nhận rằng, vai trò môi giới của Trung Quốc
trong thỏa thuận giữa Ả Rập Xê-út và Iran ngày 10/03/2023 có “ý nghĩa quan trọng”
đối với Washington. Theo ông, hành động lần này của Trung Quốc khá bất thường.
Ông nghi ngờ, đây là điềm báo về nỗ lực môi giới khác của Trung Quốc đối với cuộc
chiến tranh của Nga ở Ukraine. Nhà phân tích cao cấp Naysan Rafati tại Tổ
Chức Khủng Hoảng Quốc Tế cũng cho rằng, kết quả lần này chưa chắc là điều tốt với
Mỹ. Khi Mỹ và Tây phương đang chống lại Iran, thì phi vụ môi giới của Trung Quốc
khiến Tehran tin rằng, mình có thể phá vỡ thế bị cô lập mà vẫn thu hút được sự
che chở từ các cường quốc khác (ngoài Mỹ). Dù sao phải thừa
nhận đường hướng ngoại giao của Tập Cận Bình đã thành tựu qua cuộc thử nghiệm
này (1).
Lấn Mỹ ở Trung Đông một cách quyết liệt và không khoan nhượng, nhưng
Trung Quốc lại muốn quảng bá nền ngoại giao “hòa bình” của tân Chủ nhiệm Vương
Nghị (Wang Yi) được sinh ra với sứ mệnh của các “nhà điều giải đáng tin cậy”.
Hình ảnh được phổ biến trên các mạng xã hội cho thấy ba cái bàn lớn, xếp hình
tam giác, quốc kỳ của Ả Rập Xê-út, Trung Quốc và Iran trên nền những bức tranh
đông phương như thường được trang trí tại các sảnh đường của các tòa nhà chính
thức của Cộng hòa Nhân dân Trung hoa. Đứng giữa các đại diện cao cấp về an ninh
của Teheran và Riyad, Chủ nhiệm Văn Phòng Ủy ban Đối ngoại Trung ương của Đảng
Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) Vương Nghị hoan nghênh “thắng lợi của đối thoại và
hòa bình” (2).
Hệ thống truyền thông của Hà Nội, kể cả các trang mạng “quốc doanh” từ
các tỉnh thành, đều đồng loạt đưa tin, sau bốn ngày đàm phán bí mật tại thủ đô
Bắc Kinh, Tehran và Riyadh đã đồng ý ký tuyên bố chung về việc nối lại quan hệ
ngoại giao và mở lại các đại sứ quán trong vòng hai tháng. Ngoài ra, hai quốc
gia Hồi giáo ở Trung Đông cũng đồng ý kích hoạt lại Hiệp định hợp tác an ninh
năm 2001, cũng như một Hiệp định khác trước đó về thương mại, kinh tế và đầu
tư. Đại diện các bên trong lễ ký kết gồm: Thư ký Hội đồng An ninh Tối cao Iran
Ali Shamkhani, Cố vấn an ninh quốc gia Ả Rập Xê-út Musaed bin Mohammed Al-Aiban
và Chủ nhiệm Văn phòng Ủy ban Công tác Đối ngoại Trung ương ĐCSTQ Vương Nghị (3).
Bộ Ngoại giao Trung Quốc dẫn lời một
phát ngôn viên không nêu tên nói rằng Trung Quốc “không theo đuổi bất kì lợi
ích vị kỉ nào” và phản đối cạnh tranh địa chính trị trong khu vực. “Trung Quốc
không có ý định và sẽ không tìm cách lấp đầy cái gọi là khoảng trống hoặc thiết
lập các khối độc quyền,” phát biểu nói, dường như ám chỉ Mỹ. “Trung Quốc sẽ tiếp
tục đóng góp những hiểu biết và đề xuất của mình cho việc hiện thực hóa hòa
bình và yên ổn ở Trung Đông và đóng vai trò là một quốc gia lớn có trách nhiệm
trong quá trình này.” Trước nay, Trung Quốc đã bị chỉ trích nặng nề vì không
lên án cuộc xâm lược của Nga và cáo buộc Mỹ và NATO kích động xung đột. Một đề
xuất của Trung Quốc kêu gọi ngừng bắn và đàm phán hòa bình giữa Nga và Ukraine
đã không đi đến đâu, phần lớn là do nhận thức rằng Trung Quốc hậu thuẫn cho
Nga.
.
Trước “Bộ Ngũ” nguy hiểm của Trung Quốc
Dư luận lâu nay vẫn hết sức cảnh giác khi Trung Quốc tuyên bố tới đây sẽ
triển khai các chủ trương lớn như Sáng kiến BRI (Vành đai con đường), GDI (Phát
triển toàn cầu) và GSI (An ninh toàn cầu) như
là những trụ cột cho một “Pax Sinica” (Trật tự Trung Hoa mới) nhằm thay thế cho
trật tự hiện hành “Pax America” dựa trên luật lệ của Mỹ và thế giới phương Tây.
Với cái gọi là “thắng lợi của đối thoại và hòa bình” giữa Iran và Ả Rập Xê-út
như cách nói của tân Chủ nhiệm Vương nghị, cùng với kế hoạch 12 điểm để tái lập
hòa bình đối với cuộc chiến ở Ukraine – Dù kế hoạch này chưa đi đến đâu – thế
giới từ nay có thể nhìn thấy rõ hơn bản chất nguy hiểm của cái gọi là “Sáng kiến
An ninh Toàn cầu” (GSI) đầy tham vọng. Trung Đông không phải là địa bàn đầu
tiên để Trung Quốc áp dụng “pe-rơ-đam” này. Trước đấy, Trung Quốc đã thành công
trong việc lần lượt “thuyết phục” cả ba nước Việt – Miên – Lào tham gia vào quá
trình này (4).
Các tuyên bố chung Trung – Việt, Trung – Lào và Trung Quốc – Campuchia
từ cuối năm ngoái đến gần đây đều tung hô cả ba sáng kiến “vĩ đại” nói trên của
Bắc Kinh như là những nền tảng của “Trật tự mới”. Sau một thời gian dài “thò ra
thụt vào”, cuối cùng, Việt Nam cũng đã chấp thuận tham gia vào “cộng đồng chung
vận mệnh” hay còn có tên gọi khác là “cộng đồng có tương lai cùng sẻ chia” với
Trung Quốc. Điều này khiến dư luận phải cảnh giác: Rồi đây Trung Quốc sẽ triển
khai tiếp mạng lưới “Bộ Ngũ” này ở Đông Nam Á đến quy mô nào? “Bộ Ngũ” này vốn có hỗn danh
khác là “Trục ma quỷ” gồm Trung Quốc, LB Nga, Bắc Triều tiên, Iran và Ả rập
Xê-út”. Liệu nay mai, cái trục này có được mở rộng
thêm thành 8 nước, sau khi cả ba nước Đông Dương đều “bỏ phiếu” cho “Pax
Sinica”? Trong đó, Campuchia sẽ đóng vai trò dẫn dắt, vì chính Samdech Hun Sen
từng tuyên bố: “Ngày nay không dựa vào Trung Quốc thì dựa vào ai?” Và lúc đó,
Việt Nam và Lào sẽ trở thành những thành viên “phối thuộc”? (5)
Giờ đây, nhìn lại các mũi tiến công ngoại giao của Trung Quốc ở Trung
Đông, Nam Thái bình Dương và ngay tại Đông Nam Á, không mấy ngạc nhiên thấy
“ngoại giao cây tre” của Việt Nam đang trở nên thật chông chênh. Nếu bất chấp
những nỗ lực từ nay đến cuối năm mà quan hệ Việt – Mỹ vẫn dậm chân tại chỗ, thì
Việt Nam quả thật sẽ rất khó chống đỡ trước những cám dỗ của sự mở rộng “Bộ
Ngũ”. Việc mở rộng thêm “Bộ Ngũ” rất có thể sẽ là tham vọng mới của Bắc Kinh. Về
phần Hoa Kỳ, Tổng thống Joe Biden đang phải đối mặt với những thách thức trong
việc lấy lại lòng tin cho các thành viên ASEAN. Mặc dù các cam kết cấp cao đã
được khởi xướng, nhưng Mỹ buộc phải làm nhiều hơn nữa để lấy lại niềm tin của
khu vực vào tính nhất quán và độ tin cậy đối với các chính sách của
Washington.
Ngày 13/03/2023, tại California, Hoa Kỳ, Tổng thống Joe Biden, cùng với
hai Thủ tướng Úc và Anh, đã công bố kế hoạch hợp tác chưa từng có về tàu ngầm
chạy bằng năng lượng hạt nhân, nhằm đối phó với các thách thức của Trung Quốc tại
khu vực châu Á – Thái Bình Dương, bất chấp việc Bắc Kinh ngay lập tức lên án
gay gắt, gọi đây là một ‘‘hướng đi sai lầm và nguy hiểm’’. Dự án Mỹ bán tầu ngầm
cho Úc, và phối hợp với Anh sản xuất tàu ngầm hạt nhân ‘‘thế hệ mới’’ tại Úc,
kéo dài ít nhất hai thập niên. Thủ tướng Úc Anthony Albanese cho biết đây là
‘‘đầu tư lớn nhất’’ trong lịch sử quốc gia này. Ngay trong những năm đầu tiên,
chi phí của Úc ước tính gần 40 tỷ đô la (6). Chiến
dịch “phản đòn” này của Mỹ khiến Trung Quốc có thể phải đưa ra một quyết định
quan trọng. Liệu nước này có nên giới hạn cuộc tấn công của mình vào Đài Loan,
với hy vọng tạo ra một việc đã rồi? Hay Trung Quốc sẽ tấn công các lực lượng của
Mỹ trong khu vực, tạo ra một Trân Châu Cảng mới? Lựa chọn đầu tiên tạo cho Mỹ tự
do tấn công hạm đội xâm lược. Lựa chọn thứ hai sẽ khiến Mỹ phải toàn tâm toàn ý
tham gia vào cuộc chiến và có thể cả Nhật Bản nữa, nếu Trung Quốc tấn công các
căn cứ của Mỹ ở đó (7).
__________
Tham khảo:
5.
https://vnexpress.net/hun-sen-khong-dua-vao-trung-quoc-thi-dua-vao-ai-4281581.html
6.
https://au.usembassy.gov/aukus-joint-leaders-statement/
-------------------------------------------------------------------
* Bài viết không thể
hiện quan điểm của Đài Á Châu Tự Do.
.
Tin, bài liên quan
BLOG
Trung Quốc và Việt Nam liệu có quên được
cuộc chiến 17/2/1979?
Trung Quốc và tiền, những điểm nghẽn của
ngoại giao Việt Nam
Thấy gì qua hai chuyến công du mới đây của
ông Vương Nghị?
Asean cần hợp tác trong cuộc chiến chống
đánh bắt cá lậu ở Biển Đông
Mỹ mang thông điệp gì tới Việt Nam về mối
đe dọa đến từ Trung Quốc?
No comments:
Post a Comment