Monday, March 6, 2023

TẬP MUỐN TRỰC TIẾP KIỂM SOÁT BỘ MÁY AN NINH CỦA TRUNG QUỐC? (Katsuji Nakazawa  /  Nikkei Asia)

 



NỘI DUNG :

 

Tập muốn trực tiếp kiểm soát bộ máy an ninh của Trung Quốc?

Katsuji Nakazawa  -  Nikkei Asia

.

Trung Quốc: Tập Cận Bình thâu tóm quyền lực, không một ai có thể thách thức?   

Stephen McDonell / BBC News

.

Trung Quốc xem xét cải cách để tăng quyền kiểm soát cho Tập Cận Bình

Tessa Wong /  BBC News /  https://www.bbc.com/vietnamese/world-64855184

.

.

=================================================

.

.

Tập muốn trực tiếp kiểm soát bộ máy an ninh của Trung Quốc?

Katsuji Nakazawa  -  Nikkei Asia

Nguyễn Thị Kim Phụng, biên dịch

06/03/2023

https://nghiencuuquocte.org/2023/03/06/tap-muon-truc-tiep-kiem-soat-bo-may-an-ninh-cua-trung-quoc/

 

Tập Cận Bình vội vã củng cố quyền kiểm soát của mình sau khi xảy ra phong trào ‘giấy trắng’ và ‘tóc trắng.’

 

Đã 10 năm kể từ khi Chu Vĩnh Khang, cựu Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị và là người đứng đầu bộ máy an ninh nội bộ của Trung Quốc, bị thanh trừng.

 

Đã từng có lúc, ảnh hưởng của Chu lớn đến mức ngay cả nhà lãnh đạo tối cao, Chủ tịch Hồ Cẩm Đào, cũng không thể can thiệp trực tiếp vào các vấn đề an ninh công cộng và cảnh sát.

Giờ đây, đã xuất hiện những dấu hiệu cho thấy lĩnh vực an ninh trong nước sẽ được củng cố một cách đáng kể, dưới thời Chủ tịch kiêm Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc Tập Cận Bình.

 

Dấu hiệu đã xuất hiện trong một thông cáo ban hành hôm thứ Ba, sau phiên họp kéo dài ba ngày của ban lãnh đạo đảng – được gọi Hội nghị Trung ương 2 của Ban chấp hành Trung ương khóa 20.

 

https://www.ft.com/__origami/service/image/v2/images/raw/https%253A%252F%252Fs3-ap-northeast-1.amazonaws.com%252Fpsh-ex-ftnikkei-3937bb4%252Fimages%252F_aliases%252Fmedium%252F7%252F9%252F4%252F8%252F44608497-1-eng-GB%252F2014-07-29T120000Z_1754831981_GM1EA7T1F4X01_RTRMADP_3_CHINA-CORRUPTIONre.jpg?source=nar-cms

Chu Vĩnh Khang, cựu lãnh đạo bộ máy an ninh của Trung Quốc © Reuters

 

Bản thông cáo nói về “một kế hoạch cải cách các thể chế của Đảng và nhà nước,” mà không đưa ra chi tiết cụ thể. Nó chỉ nói rằng kế hoạch sẽ được thảo luận theo trình tự tại phiên họp thường niên sắp tới của Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc, tức Quốc hội Trung Quốc, bắt đầu vào Chủ nhật.

 

Trước đó, trong một cuộc họp riêng, Tập đã nói rằng cải cách sẽ tập trung vào giải quyết các vấn đề khó khăn, nghiêm trọng, được xã hội quan tâm. Ông ám chỉ về một cuộc đại tu toàn diện các tổ chức của đảng và nhà nước.

 

Một số nguồn tin trong đảng đã bày tỏ quan ngại, lo lắng rằng Trung Quốc có nguy cơ trở thành một nhà nước cảnh sát ngột ngạt như Liên Xô trước đây. Mấu chốt của vấn đề là khả năng thành lập một tổ chức cảnh sát và an ninh nhà nước mới, đặt dưới sự chỉ huy trực tiếp của Tập, “lãnh đạo hạt nhân” của Ban chấp hành Trung ương.

 

“Có một kế hoạch nhằm củng cố các tổ chức liên quan đến an ninh quốc gia và công an theo một khuôn khổ hoàn toàn phi truyền thống,” một nguồn tin cho biết nhưng không nhắc đến các chi tiết. “Số lượng nhân sự có thể tăng gấp đôi nếu bao gồm cả khu vực nông thôn. Mục tiêu là thiết lập một cơ cấu như vậy vào năm 2027, khi đại hội toàn quốc tiếp theo của ĐCSTQ sẽ được tổ chức.”

 

Một nguồn tin khác lưu ý rằng, trong khi mọi người đổ dồn sự chú ý vào loại biện pháp kích thích kinh tế sẽ được trình bày trước Quốc hội, thì yếu tố thực sự quan trọng, về mặt chính trị, là công cuộc cải tổ các thể chế của đảng và nhà nước.

 

“Trung Quốc có thể trở thành một quốc gia giống như Liên Xô cũ chỉ trong vòng 4 hoặc 5 năm tới,” nguồn tin cho biết.

 

https://www.ft.com/__origami/service/image/v2/images/raw/https%253A%252F%252Fs3-ap-northeast-1.amazonaws.com%252Fpsh-ex-ftnikkei-3937bb4%252Fimages%252F_aliases%252Farticleimage%252F3%252F9%252F2%252F8%252F44608293-1-eng-GB%252FPR20230301-0014-01re.jpg?source=nar-cms

Một người đi ngang qua màn hình khổng lồ ở Bắc Kinh đang phát tin Tập phát biểu trong Hội nghị Trung ương 2 của Ban chấp hành Trung ương khóa 20 của ĐCSTQ vào ngày 28/2. © Kyodo

 

Gần đây, Minh Báo, tờ báo tiếng Trung có trụ sở tại Hong Kong, đưa tin rằng: Bộ Công an Trung Quốc, cơ quan giám sát cảnh sát, và Bộ An ninh Quốc gia, phụ trách phản gián, sẽ tách khỏi Quốc vụ viện – tức chính phủ Trung Quốc – và hợp thành một tổ chức mới đặt dưới quyền giám sát của đảng, trong vai trò một tổ chức mới gọi là Ban Nội chính Trung ương.

 

Ở Trung Quốc, công việc hành pháp không chỉ được giới hạn ở các tổ chức cảnh sát và công an chính thức do chính quyền trung ương điều hành. Bên cạnh đó còn có các đơn vị do chính quyền địa phương thành lập, chịu trách nhiệm quản lý trật tự công cộng. Loại bỏ các quầy hàng rong không có giấy phép trên đường phố là một ví dụ về nhiệm vụ của những đơn vị này.

 

Tại các sự kiện quy mô lớn, chẳng hạn như đại hội toàn quốc của đảng hoặc kỳ họp của Quốc hội, các nhân viên hành chính tạm thời sẽ xuất hiện, mặc áo khoác và đeo băng tay có in chữ “tình nguyện viên.”

 

Người ta ước tính các tổ chức công an và cảnh sát chính thức của Trung Quốc có hơn 2 triệu thành viên. Nhưng các tổ chức hành pháp địa phương thậm chí còn có nhiều thành viên hơn thế.

 

Trong 10 năm cầm quyền của Tập, quyền lực của chính phủ trung ương đã dần bị hạn chế. Các tổ chức và chức năng của Quốc vụ viện đã bị thu hẹp lại, trong khi các “nhóm nhỏ” dưới sự kiểm soát trực tiếp của Ban chấp hành Trung ương lại ngày một nhiều thêm.

 

Vào thời Đặng Tiểu Bình, Giang Trạch Dân, và Hồ Cẩm Đào, người ta đã nỗ lực tách rời đảng và chính phủ Trung Quốc. Nhưng hiện tại, rõ ràng xu hướng đó đã bị đảo ngược.

 

Văn phòng Thông tin Quốc vụ viện, đơn vị phụ trách quan hệ công chúng của chính phủ, vẫn tồn tại riêng biệt, nhưng thực chất đã được hợp nhất với Ban Tuyên truyền của Ban chấp hành Trung ương và hoạt động theo chỉ đạo của đảng.

 

Trong một báo cáo được ông trình bày tại đại hội toàn quốc lần thứ 19 vào năm 2017, Tập tuyên bố rằng ĐCSTQ sẽ quản lý tất cả các tổ chức và hội nhóm trong nước. Kể từ đó, quyền lực của Quốc vụ viện liên tục giảm sút, và ảnh hưởng của Thủ tướng Lý Khắc Cường đã biến mất hoàn toàn.

 

Nếu tổ chức anninh nội bộ mới được thành lập, nó sẽ được đặt dưới sự kiểm soát trực tiếp của Tập.

 

Vấn đề là tổ chức này có thể sở hữu quyền lực hơn mức cần thiết do tầm ảnh hưởng quá lớn của Tập.

 

https://www.ft.com/__origami/service/image/v2/images/raw/https%253A%252F%252Fs3-ap-northeast-1.amazonaws.com%252Fpsh-ex-ftnikkei-3937bb4%252Fimages%252F_aliases%252Farticleimage%252F4%252F4%252F3%252F8%252F44608344-1-eng-GB%252F2022-11-27T000000Z_1632099279_RC2KUX9UD6BG_RTRMADP_3_HEALTH-CORONAVIRUS-CHINAre.jpg?source=nar-cms

Người dân tụ tập biểu tình và cầm những tờ giấy trắng để phản đối chính sách zero-covid ở Bắc Kinh vào ngày 27/11/2022. (Ảnh đã được biên tập vì lý do an ninh) © Reuters

 

Đằng sau loạt diễn biến xảy ra gần đây là cảm giác khủng hoảng mà Tập và Ban Chấp hành Trung ương đang phải đối mặt do phong trào “giấy trắng” và “tóc trắng.”

 

Phong trào giấy trắng, yêu cầu bãi bỏ ngay lập tức chính sách zero-covid hà khắc, đã nổ ra vào tháng 11. Khi đó, một số người biểu tình thậm chí còn công khai kêu gọi Tập Cận Bình từ chức.

 

Nhiều trong số những người dẫn đầu phong trào giấy trắng ở nhiều nơi trên đất nước, giơ cao những tờ giấy trắng và hô vang khẩu hiệu, là những phụ nữ trẻ. Đó là một xu hướng mới.

 

Họ và những người tham gia phong trào từ cuối năm ngoái đến đầu năm nay đã bị cơ quan công an triệu tập để thẩm vấn.

 

Tuy nhiên, nhà chức trách đang phải đau đầu tìm cách đối phó với phong trào này vì nó đã dần dần phát triển rộng rãi mà không có tổ chức rõ ràng.

 

Tình trạng bất ổn xã hội càng trở nên tồi tệ khi phong trào tóc trắng xảy ra vào tháng 2 năm nay. Đó là một cuộc biểu tình lớn, người tham gia chủ yếu là những người về hưu trung niên và cao tuổi, phản đối cắt giảm trợ cấp do cải cách hệ thống bảo hiểm y tế.

 

https://www.ft.com/__origami/service/image/v2/images/raw/https%253A%252F%252Fs3-ap-northeast-1.amazonaws.com%252Fpsh-ex-ftnikkei-3937bb4%252Fimages%252F_aliases%252Farticleimage%252F5%252F9%252F3%252F8%252F44608395-1-eng-GB%252FPR20230301-0016-01re.jpg?source=nar-cms

Hình ảnh được đăng trên Twitter có chủ đích cho thấy cảnh tượng biểu tình ở Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc, vào ngày 08/02 (Kyodo). © Kyodo

 

Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, đã bị phong tỏa suốt một thời gian dài sau khi trường hợp nhiễm coronavirus đầu tiên được phát hiện ở đó hơn ba năm trước.

 

Hồi tháng 2, làn sóng biểu tình của người nghỉ hưu đã diễn ra tại Vũ Hán. Theo cư dân địa phương, những người chia sẻ video về cuộc biểu tình lên mạng xã hội và một số người tham gia biểu tình đã bị giam giữ.

 

Hai phong trào này có liên quan chặt chẽ với nhau. Chẳng hạn, việc giảm trợ cấp y tế là hậu quả của chính sách zero-covid thất bại.

 

Trong gần ba năm, chính sách này được áp dụng nghiêm ngặt vì lý do chính trị, và chính phủ đã bỏ ra một số tiền khổng lồ để tiến hành xét nghiệm PCR miễn phí cho tất cả người Trung Quốc mỗi ngày.

 

Trong khi đó, thu ngân sách của chính phủ lại giảm mạnh do suy thoái kinh tế trong bối cảnh tiêu dùng chậm chạp.

 

Tình hình tài chính của chính quyền trung ương và địa phương đã xuống cấp đến mức không thể dễ dàng phục hồi.

 

Nếu các hành động dân sự tương tự như các phong trào giấy trắng và tóc trắng nổ ra trong tương lai, chúng có thể gây ra những mối đe dọa nghiêm trọng và chưa từng có đối với chế độ cộng sản.

 

Việc củng cố bộ máy an ninh và thành lập một tổ chức an ninh mới do đảng điều hành là kết quả của những lo ngại như vậy. Chúng là những phản ứng tự vệ.

 

https://www.ft.com/__origami/service/image/v2/images/raw/https%253A%252F%252Fs3-ap-northeast-1.amazonaws.com%252Fpsh-ex-ftnikkei-3937bb4%252Fimages%252F_aliases%252Farticleimage%252F6%252F4%252F4%252F8%252F44608446-1-eng-GB%252FPR20230301-0015-01re.jpg?source=nar-cms

Lý Cường phát biểu tại Hội nghị Công tác Kinh tế Trung ương hàng năm ở Bắc Kinh vào tháng 12/2022. © Tân Hoa Xã/Kyodo

 

Tập đã củng cố quyền lực của mình đối với đảng bằng cách tiến hành một chiến dịch chống tham nhũng quyết liệt trong thập niên qua. Theo một góc độ nào đó, đúng là ông đã đạt được thành công lớn. Vấn đề là chiến dịch này nhắm mục tiêu vào các đảng viên, hiện đã lên tới gần 100 triệu người.

 

Trong khi đó, những người đóng vai trò tích cực trong phong trào giấy trắng và tóc trắng lại thuộc về 1,3 tỷ dân thường, không có quan hệ trực tiếp với đảng. Các phương pháp từng hiệu quả trong chiến dịch chống tham nhũng sẽ không hiệu quả đối với họ.

 

Lý Cường, một phụ tá thân cận của Tập, đang chuẩn bị trở thành thủ tướng mới của Trung Quốc tại Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc sắp tới.

 

Người ta tin rằng, công việc đầu tiên của Lý ở vị trí mới là soạn thảo các chính sách nhằm thúc đẩy nền kinh tế một cách mạnh mẽ, những chính sách có thể thu hút sự chú ý của toàn cầu.

 

Trên thực tế, nhiệm vụ chính trị quan trọng nhất của ông có lẽ là giảm bớt quyền hạn của Quốc vụ viện, tức chính phủ Trung Quốc, và chuyển giao nhiều quyền lực hơn cho Ban chấp hành Trung ương Đảng.

 

Lý sẽ tổ chức cuộc họp báo đầu tiên ở chức vụ mới sau khi phiên họp thường niên của Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc bế mạc vào giữa tháng 3. Liệu ông sẽ gửi thông điệp gì cho người dân Trung Quốc và phần còn lại của thế giới?

 

------------------------------

Katsuji Nakazawa là nhà báo và biên tập viên cấp cao của Nikkei, hiện sinh sống tại Tokyo. Ông đã dành bảy năm làm phóng viên thường trú ở Trung Quốc và sau đó trở thành trưởng văn phòng Trung Quốc. Ông đã nhận Giải Nhà báo Quốc tế Vaughn-Ueda năm 2014.

 

 

Nguồn: 

 

Katsuji Nakazawa, “Xi wants China’s security apparatus under his direct grip,” Nikkei Asia, 02/03/2023

 

====================================================

.

.

Trung Quốc: Tập Cận Bình thâu tóm quyền lực, không một ai có thể thách thức?   

Stephen McDonell

Phóng viên thường trú ở Trung Quốc

5 tháng 3 2023, 12:20 +07

https://www.bbc.com/vietnamese/articles/cq5gvjvperqo

 

Kỳ họp Quốc hội Trung Quốc bắt đầu từ cuối tuần này là một nấc thang mang tính biểu tượng về quá trình thâu tóm quyền lực của Chủ tịch Tập Cận Bình.

 

https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/7a28/live/6a8d8b60-bb12-11ed-89f4-f3657d2bfa3b.png

Ông Tập Cận Bình và ông Lý Khắc Cường (trái) và ông Lý Cường (phải)

 

Nhà lãnh đạo này đã thay đổi hoàn toàn Đảng Cộng sản Trung Quốc, tự đặt mình vào vị trí hạt nhân và không ai thậm chí có một cơ hội xa vời nào, có thể thách thức ông ta.

 

Sự thể hiện rõ ràng nhất sẽ là chuyển biến nhân sự được công bố trong phiên họp chính trị thường niên này, sẽ được 3.000 đại biểu quốc hội thông qua.

 

Người sẽ trở thành thủ tướng, quản lý nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, và về mặt lý thuyết, nắm giữ vị trí quyền lực thứ hai chỉ sau ông Tập.

 

Thủ tướng sắp mãn nhiệm, Lý Khắc Cường đứng ở vị trí trung tâm trong ngày đầu tiên. Và cuối cùng, tân Thủ tướng Trung Quốc, gần như chắc chắn là Lý Cường, sẽ đứng vào vị trí quyền lực.

 

Họ là hai con người rất khác biệt, đặc biệt xét về sự trung thành đối với Tập Cận Bình, người bắt đầu chiến dịch chống tham nhũng cách đây một thập kỷ, càn quét một loạt các thành phần đối lập trong đảng thuộc nhiều cấp bậc khác nhau.

 

Trong Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc hồi tháng 10/2022 với việc ra mắt Ban Thường vụ Bộ Chính trị mới gồm bảy thành viên đồng nghĩa nhóm quyền lực mạnh nhất ở quốc gia này hiện đều là những người trung thành với ông Tập.

 

Tại kỳ họp lần này, những người đứng đầu các sở ngành và vị trí bộ trưởng sẽ được thay thế. Tất cả họ đều được cho sẽ cùng một nhóm chính trị chung.

 

Điều này không đồng nghĩa là họ không đủ năng lực nhưng liệu họ sẽ sẵn sàng đến mức độ nào để đưa ra lời cố vấn chân thành và không khoan nhượng cho người đàn ông đã đặt họ vào vị trí đó?

 

"Một mặt, điều này có thể mang ý nghĩa Tập có thể giải quyết công việc với vai trò lãnh đạo mới của mình, nhưng mặt khác, cũng có rủi ro là ông ta sẽ bị kẹt cứng trong một căn phòng tiếng vọng (echo chamber)," một người có thâm niên trong lĩnh vực kinh doanh nói với BBC.

Vì thế, những bổ nhiệm này có ý nghĩa gì trong hướng đi sắp tới của Trung Quốc?

 

Nếu Lý Cường thật sự trở thành thủ tướng, ngồi ở đó vào ngày cuối của kỳ họp quốc hội, nhận những câu hỏi đã được sàng lọc trong sự kiện báo chí thường niên, điều này sẽ là bước 'đại nhảy vọt' dành cho ông ta.

 

Với vai trò là Bí thư thành phố Thượng Hải, ông Lý Cường chịu trách nhiệm trong thời gian thủ phủ tài chính của Trung Quốc trải qua hai tháng phong tỏa vì Covid thật thảm họa hồi năm ngoái.

 

Vì lý do này, nhiều người ngỡ ngàng khi ông ấy được thăng tiến trở thành nhân vật quyền lực thứ hai của Đảng Cộng sản Trung Quốc.

 

Ai là ai: Những gương mặt sẽ nắm quyền tại Trung Quốc sau Đại hội ĐCS

 

https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/0a10/live/8108dac0-bb12-11ed-89f4-f3657d2bfa3b.png

Thượng Hải đã trải qua một trong những đợt phong tỏa nghiêm ngặt và lâu nhất thế giới vào năm ngoái

 

Không chỉ về phong tỏa, mà còn về chuyện điều hành đã diễn ra một cách yếu kém. Việc bắt những tài xế giao hàng ở nhà đồng nghĩa thực phẩm và thuốc men không thể được vận chuyển hiệu quả đến nhiều triệu người dân không được phép ra ngoài.

 

Đã xảy ra vấn đề thiếu thực phẩm nghiêm trọng, và khi việc giao hàng được vận hành trở lại thì các cư dân đã đăng hình những loại rau héo úa mà họ được cho ăn để sống.

 

Khi đến hồi kết của quá trình phong tỏa toàn thành phố, người dân đã thấy quá đủ. Họ đạp đổ hàng rào dựng lên để hạn chế mình, chống trả với lực lượng canh gác tại chỗ về cách tiếp cận zero-Covid, vốn càng thêm bị căm phẫn sau đó.

 

Giới quan sát đã đặt câu hỏi là tại sao một người chịu trách nhiệm cho thất bại hậu cần quy mô vô cùng lớn như thế lại có thể được giao trọng trách điều hành toàn bộ đất nước.

 

Rồi thì quá khứ của ông ta đã cho thấy một bức tranh khác. Năm tháng trôi qua, giới doanh nghiệp nhận thấy ông ta là một nhà cải cách, có thể luồn lách qua những sự hà khắc trong giới đảng.

 

"Ông ta thông minh và là người vận hành tốt nhưng rõ ràng ông ta được vị trí đó là nhờ lòng trung thành với Tập Cận Bình. Khi ông chủ tịch nước kêu ông ta nhảy, ông ta trả lời, 'nhảy cao bao nhiêu?' Joerg Wuttke, Chủ tịch Văn phòng Thương mại Liên minh châu Âu tại Trung Quốc nói. Ông Wuttke đã thực hiện công việc kinh doanh của mình tại Trung Quốc từ những năm 1990 và đã có nhiều hoạt động liên quan đến giới chính trị cấp cao trong Đảng Cộng sản nước này trong nhiều năm.

 

Ông Wuttke nói thêm là những người tiêu dùng bình thường và các công ty vẫn còn cảm nhận được tác động tiêu cực từ chiến lược zero-Covid.

 

"Có sự cẩn trọng liên quan đến quan ngại trong vấn đề chi tiêu, từ sự tổn thương liên quan đến chính sách zero-Covid," ông nói, "Có người đã mắc phải vấn đề tâm lý trong những năm qua tại Trung Quốc. họ lo lắng về chuyện gặp rủi ro và rất cẩn trọng khi đưa ra quyết định." Sự tổn thương này đặc biệt hiện diện tại Thượng Hải và sức hấp dẫn của thành phố này đã bị phai mờ đáng kể khi xét về vấn đề đầu tư nước ngoài."

 

Tuy nhiên, ông Wuttke không nghĩ đây chỉ là lỗi của Lý Cường - và những doanh nhân khác cũng hưởng ứng điều này.

 

Ông Lý Cường được ghi nhận trong việc đưa Tesla về Thượng Hải. Đây là nhà máy sản xuất đầu tiên của công ty này bên ngoài lãnh thổ Mỹ, và được phép thành lập liên doanh riêng, không cần yêu cầu liên doanh với một đối tác Trung Quốc như cách mà các công ty sản xuất xe ô tô khác từ nước ngoài phải thực hiện.

 

Khi tán dương chương trình thử nghiệm Khu Thương mại Tự do Thượng Hải vào năm 2019, ông Lý Cường nói nơi này sẽ rộng mở đối với sự cạnh tranh quốc tế, và sẽ "đóng vai trò đơn vị vận chuyển quan trọng cho Trung Quốc để hội nhập sâu hơn vào tiến trình toàn cầu hóa kinh tế".

 

Trong một số nhóm nhất định, ông ấy được xem là một nhân vật tự do hơn, người sẵn sàng cúi đầu tuân theo luật lệ.

 

Nhưng chưa rõ liệu ông Lý sẽ là một người cúi đầu trước luật lệ được trao quyền lực, không sợ làm những gì cần phải làm bởi vì có sự hậu thuẫn của ông Tập hay không, hay sẽ là một người theo chủ nghĩa thực dụng trước đây, rơi vào một sân khấu lớn và đứng dưới cái bóng của ông Tập.

 

Hồi năm 2016, ông ta đã trở thành bí thư của một tỉnh giàu có miền đông Trung Quốc là Giang Tô, nổi tiếng với các công ty công nghệ. Ông ấy đã tìm cách gặp gỡ người sáng lập Alibaba là Jack Ma và các nhà lãnh đạo khác để tìm kiếm lời khuyên về môi trường kinh doanh tại tỉnh này.

 

Thế nhưng đó là quãng thời gian khác. Trong những năm gần đây, ông Tập đã lệnh những công ty công nghệ phải bị kiểm soát, cho rằng họ đã quá quyền lực vì lợi ích của mình. Chuyện những lãnh đạo của những công ty này "biến mất" để bị các cảnh sát theo dõi trong đảng thẩm vấn - vụ mới nhất là của tỷ phú Bao Fan, người sáng lập công ty môi giới giao dịch công nghệ hàng đầu tại Trung Quốc.

 

Bao Fan: Tỷ phú Trung Quốc 'mất tích' 'đang hỗ trợ chính quyền điều tra'

 

Đây dường như không phải là điều mà Lý Cường đã khuyến khích trong quá khứ, nhưng ông ta và Tập đã biết nhau lâu trước đó.

 

Trước khi đến Giang Tô, ông Lý đã ở phía nam Thượng Hải tại một tỉnh giàu có khác ở miền đông Trung Quốc là Chiết Giang. Vào thời điểm đó, bí thư tỉnh này là Tập Cận Bình, và sau khi Lý trở thành chánh văn phòng, hai người đã làm việc ngày đêm, gây ấn tượng với người lãnh đạo.

 

Ông Tập lại không bao giờ có cùng một quá khứ như vậy với thủ tướng sắp mãn nhiệm, Lý Khắc Cường.

 

Họ cũng lớn lên trong thời kỳ lãnh đạo mang tính thập thể hơn, và Lý Khắc Cường khi đó, theo một cách nào đó, là một đối thủ. Ông ta đã được cân nhắc cho vị trí hàng đầu này, Không thể nào không nghĩ đến Trung Quốc sẽ ra sao lúc này nếu ông Lý Khắc Cường là người kế nhiệm, thay vì ông Tập Cận Bình.

 

Là một nhà kinh tế học giỏi, tốt nghiệp Đại học Bắc Kinh sau cuộc Cách mạng Văn hóa, Lý Khắc Cường đã thăng tiến qua các cấp bậc trong Đảng Cộng sản Trung Quốc từ con đường Đoàn Thanh niên, một nhóm quyền lực đối thủ.

 

Sau khi không thể vươn lên vị trí hàng đầu, ông Lý Khắc Cường nhanh chóng bị kiểm soát với vai trò là thủ tướng dưới quyền của Tập, người thâu tóm quyền lực chưa từng có kể từ thời của Mao Trạch Đông, người sáng lập nhà nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.

Với vai trò thủ tướng, ông Lý Khắc Cường tuyên bố việc giới thiệu trở lại buôn bán đường phố ở các thành phố trên khắp Trung Quốc, giúp chấn hưng nền kinh tế và tạo một bầu không khí sôi động hơn. Nhưng những người hưởng ứng lời kêu gọi này của Bắc Kinh lại bị cảnh sát yêu cầu rời đi.

 

Dưới thời Tập, vấn đề khiến Bắc Kinh trông như "đi ngược" hoặc "cũ kỹ" đáng phải suy ngẫm. Một vị thủ tướng nêu vấn đề đó cũng không quan trọng. Ở Bắc Kinh, điều này sẽ không thể đi đến đâu.

 

Lý Khắc Cường, được xem là người theo cựu lãnh đạo Trung Quốc Hồ Cẩm Đào, người bị đưa ra khỏi phiên bế mạc Đại hội Đảng Cộng sản hồi năm ngoái theo lệnh của Tập.

 

Có phải ông Hồ không khỏe hoặc ông ta đã gây rắc rối hay không sau khi người của ông ta đã không được cân nhắc, vẫn chưa giải thích được cho một sự kiện khi một kỷ nguyên trước đó bị hạ màn ngay trước truyền thông quốc tế.

 

Khi được dẫn đi, ông Hồ đã vỗ vai ông Lý Khắc Cường và ông Lý đã gật đầu lại.

 

Hồ Cẩm Đào: Bí ẩn của việc bị đưa ra khỏi phiên bế mạc Đại hội Đảng

 

https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/d32c/live/91a37ed0-bb12-11ed-89f4-f3657d2bfa3b.png

Ông Hồ Cẩm Đào vỗ vai ông Lý Khắc Cường khi được đưa ra khỏi phiên bế mạc Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc hồi tháng 10/2022

 

Ông Lý Khắc Cường sẽ còn được nhớ đến với thành tích kinh tế mạnh mẽ, nhưng đến khi cuối nhiệm kỳ thì lại bị cuộc khủng hoảng zero-Covid làm xấu đi.

 

Trong suốt quãng thời gian tồi tệ nhất, ông nói nền kinh tế Trung Quốc đang chịu áp lực vô cùng lớn và kêu gọi giới chức cẩn trọng không để các lệnh hạn chế gây ảnh hưởng đến quá trình tăng trưởng.

 

Nhưng giữa yêu cầu bảo vệ nền kinh tế của ông Lý và chính sách duy trì zero-Covid của ông Tập, thì rõ ràng giới chức không có sự lựa chọn nào khác.

 

Không gì có thể đánh bại Tập Cận Bình, người đang có một đảng làm theo điều mà ông ta muốn.

 

Mối hiểm nguy duy nhất ông ta dường như đối mặt là danh tiếng của mình có thể bị ảnh hưởng trong một số thành phần dân chúng.

 

Phản đối Zero Covid, nhiều người biểu tình mất tích ở TQ

 

Zero-Covid; việc bãi bỏ đột ngột chính sách zero-Covid sau các cuộc biểu tình rộng khắp, khủng hoảng bất động sản, tỷ lệ thất nghiệp cao ở người trẻ; trấn áp công ty công nghệ và những tổn hại vô cùng lớn trong ngành công nghiệp dịch vụ đã ảnh hưởng đến vị thế của ông ta.

 

"Mao đã tồn tại trong suốt thời kỳ nền kinh tế bị sụp đổ hoàn toàn bởi vì người dân không còn gì để mất," ông Wuttke nói. "Hiện người dân đã có cuộc sống được cải thiện hơn nhiều, nhưng những người cha mẹ thuộc giới trung lưu đang bắt đầu lo lắng là con của mình sẽ không có cuộc sống tốt hơn họ."

 

Năm nay, tại phiên họp Quốc hội Trung Quốc, đặc biệt những nhân vật được bổ nhiệm mới, sẽ được quan sát chặt chẽ, về khả năng nền kinh tế hàng đầu thế giới này đang hướng đến đâu.

 

Nếu tất cả theo cách của Tập Cận Bình, thì Trung Quốc sẽ huy động tổng lực để loại trừ mọi chướng ngại đối với nhà lãnh đạo này.

 

Nếu quốc gia này không vận hành êm đẹp trên tất cả mặt trận, thì những câu hỏi khó hơn sẽ dần xuất hiện.

 

Lý do Trung Quốc khởi động 'đắc nhân tâm' liên quan đến Ukraine

 

VIDEO :

Video giải mã bí ẩn ông Hồ Cẩm Đào bị đưa ra khỏi phiên bế mạc

https://www.bbc.com/vietnamese/articles/cq5gvjvperqo

 

 



No comments: