Sau
vụ SVB bị ‘sập tiệm,’ tiền gửi trong ngân hàng có còn an toàn không?
Người Việt
March 15, 2023
NEW YORK, New York (NV) – Vụ
phá sản của hai ngân hàng Silicon Valley Bank (SVB) và Signature Bank, vốn phục
vụ chủ yếu các công ty kỹ thuật cao, có thể khiến nhiều người lo lắng về tiền gửi
trong các tài khoản ngân hàng.
Theo AP hôm Thứ Ba, 14 Tháng Ba, tình trạng hai ngân hàng nêu trên là vụ
phá sản ngân hàng lớn thứ nhì và thứ ba tại Mỹ kể từ năm 2008.
https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2023/03/TS-silicon-bank-1-1536x1039.jpeg
Bảng
hiệu ở trụ sở Cơ Quan Bảo Hiểm Tiền Gửi Ngân Hàng (FDIC) tại Washington,
DC. (Hình: Karen Bleier/AFP via Getty Images)
Mọi chuyện bắt đầu vào tuần trước khi có quá nhiều chủ tài khoản cố gắng
rút tiền từ SVB ở Santa Clara, California. Hoàn cảnh “rút tiền tháo chạy” này
trong tiếng Anh là “bank run.”
SVB đã phải bán công khố phiếu và các chứng khoán khác với mức thua lỗ
nặng nề và ngày càng có thêm nhiều chủ tài khoản khác cố gắng rút tiền khi tin
tức về tình hình suy sụp lan rộng, khiến ngân hàng này bị sụp.
Các cơ quan quản lý tài chính liên bang đã mau chóng tiếp quản kiểm
soát Signature Bank có trụ sở tại New York ngay sau đó, tuyên bố cần phải bảo vệ
các chủ tài khoản trước tình trạng “rút tiền tháo chạy” xảy ra.
Đồng thời, giới chức kiểm soát tài chính đưa ra thông báo trấn an dân
chúng rằng tất cả các khoản tiền gửi tại hai ngân hàng được bảo hiểm với cơ
quan Cơ Quan Bảo Hiểm Tiền Gửi Ngân Hàng Liên Bang (FDIC) và tạo ra một chương
trình giúp bảo vệ các ngân hàng khác khỏi rơi vào tình trạng cạn kiệt tiền mặt.
Một sự kiện biến động về tài chính tầm cỡ quốc gia như thế khiến nhiều
người hoang mang về tình trạng tài chính cá nhân. Sau đây là những điều cần biết
liên quan đến chuyện các ngân hàng bị sụp có thể ảnh hưởng ra sao.
Tiền trong tài khoản ngân hàng của tôi có an toàn
không?
Có, nếu số tiền gửi ở một ngân hàng là dưới $250,000 và ngân hàng đó được
FDIC bảo hiểm.
Khi ngân hàng bị phá sản, chủ tài khoản sẽ lấy lại được tiền qua FDIC.
Hầu như như tất cả các ngân hàng ở Mỹ đều được FDIC bảo hiểm. Rất dễ
dàng thấy các biểu tượng của FDIC tại nơi làm việc của các nhân viên hoặc trên
lối vào chi nhánh ngân hàng.
https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2023/03/TS-silicon-bank-2-1536x1024.jpeg
Các
chủ tài khoản chờ đợi giờ ngân hàng Silicon Valley Bank mở cửa hôm Thứ Hai, 13
Tháng Ba. (Hình: Justin Sullivan/Getty Images)
Còn các ngân hàng thuộc hệ thống Credit Union đều được bảo hiểm
bởi cơ quan National
Credit Union Administration .
Nếu một ai đó có hơn $250,000 trong một ngân hàng, mà thường thì không
có nhiều người trong trường hợp này, thì số tiền vượt mức được coi là không có
bảo hiểm và các chuyên gia tài chính khuyên nên chuyển phần tiền còn lại sang một
ngân hàng khác, ông Caleb Silver, tổng biên tập Investopedia, cho AP biết.
Các cơ quan kiểm soát tài chính liên bang đã và đang thực hiện các biện
pháp phòng ngừa để bảo đảm các ngân hàng khác không bị ảnh hưởng dây chuyền.
“Không nên quá lo lắng, khi tiền của quý vị gửi trong những ngân hàng lớn,
thậm chí ở một số ngân hàng khu vực và credit union,” ông Silver nói thêm.
Làm sao biết được ngân hàng đang gặp rắc rối?
Nếu lo lắng về việc ngân hàng của mình sẽ phải đóng cửa trong tương lai
gần, có một số chi tiết mà các chủ tài khoản có thể lưu ý, theo ông Silver:
-Xem giá cổ phiếu của ngân hàng đó.
-Theo dõi các báo cáo hằng quý và hàng năm của ngân hàng.
-Cài đặt trên trang tìm kiếm Google chức năng cảnh báo trong trường hợp
có tin tức về ngân hàng đó.
“Các chủ tài khoản phải luôn luôn chú ý đến cách thức hoạt động của
ngân hàng,” theo ông Silver. “Nếu thấy ngân hàng đang cố gom tiền chào bán cổ
phần hoặc nếu họ đang cố bán thêm chứng khoán, đó là những chỉ dấu cho thấy
ngân hàng có thể gặp rắc rối trên sổ sách tài chính công ty.”
https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2023/03/TS-silicon-bank-3-1536x1024.jpeg
Một
chi nhánh ngân hàng Signature Bank ở Manhattan, New York. (Hình: Spencer
Platt/Getty Images)
Có cách nào khác để bảo vệ tiền?
Nếu có hơn $250,000 trong ngân hàng, nên chú ý đến một số giải pháp
sau:
1- Mở một tài khoản chung. Ông Greg McBride, giám đốc phân tích tài
chính tại Bankrate, một công ty dịch vụ tài chính, cho AP biết có thể bảo vệ tới
$500,000 bằng cách mở một tài khoản chung với người khác, chẳng hạn như vợ hoặc
chồng.
“Một cặp vợ chồng có thể dễ dàng bảo vệ $1 triệu tại cùng một ngân hàng
bằng cách mỗi người có một tài khoản cá nhân và cùng có một tài khoản chung,”
theo ông McBride.
Điều này có nghĩa là một cặp vợ chồng có thể mở mỗi người một tài khoản
riêng (mỗi tài khoản được bảo đảm $250,000) và mở một tài khoản chung (được bảo
đảm $500,000).
2- Chuyển tiền đến một công ty tài chính khác. Ông McBride đề nghị,
chuyển tiền đến các công ty tài chính khác, như vậy trong mỗi tài khoản ở các
ngân hàng khác nhau đều được FDIC bảo hiểm.
3- Không rút
tiền mặt đem về nhà. Các chuyên gia khuyên bạn không nên rút tiền mặt từ
tài khoản khi có các biến động tài chính. Giữ tiền trong các công ty tài chính
tốt hơn ở nhà, vì sẽ an toàn hơn, đặc biệt là số tiền đó được FDIC bảo đảm.
“Đây không phải là lúc để rút tiền của bạn ra khỏi ngân hàng,” theo ý
kiến của chuyên gia Silver.
Ngay cả những người có tiền gửi không được bảo hiểm thường nhận được gần
như toàn bộ số tiền của họ.
Ông Todd Phillips, cựu luật sư tại FDIC, cho biết: “Việc này cần có thời
gian, nhưng nhìn chung tất cả những người gửi tiền – cả được bảo hiểm và không
được bảo hiểm – đều nhận lại được tiền của họ.”
“Những người gửi tiền không được bảo hiểm có thể phải đợi một thời gian
và có thể phải bị mất một ít, khoảng từ 10 đến 15% số tiền tiết kiệm của họ,
nhưng không bao giờ bị mất hết,” theo ông Phillips. (MPL) [đ.d.]
No comments:
Post a Comment