Nhận xét về tin tức hóng được từ cuộc chiến tranh của Putox ở Ukraine
sau ngày 05/03/2023
06/03/2023
https://thuymyrfi.blogspot.com/2023/03/phuc-lai-nhan-xet-ve-tin-tuc-hong-uoc.html
1. Điểm một số tin tức chiến sự đến 06.00 ngày
05.03.2023
• Trên các hướng Kupyansk và Lymansk, địch đã tiến
hành pháo kích vào các quận Dvorichna, Hryanikyvka, Masyutivka và các khu dân
cư Pishchane của vùng Kharkiv; Lâm trường Kuzemivka, Bilogorivka, Nevske,
Chervonopivka và Serebryansk ở vùng Luhansk và Terna, Spirne và Rozdolivka ở
vùng Donetsk.
• Theo hướng Bakhmut, kẻ thù không ngừng cố gắng
xông vào thành phố Bakhmut và các khu dân cư xung quanh. Zaliznyanske bị pháo kích,
Dubovo-Vasylivka, Orikhovo-Vasylivka, Bakhmut, Ivanovske, Bohdanivka, Chasiv
Yar, Kurdyumivka, Klishchiivka, Shiroka Balka, Ozaryanivka, Druzhba,
Hryhorivka, Mayorsk và New York của vùng Donetsk.
• Theo hướng Avdiiv và Shakhtar, quân xâm lược đã thực
hiện các cuộc tấn công không thành công theo hướng các khu dân cư
Krasnohorivka, Kamianka, Severna, Pobieda và Marinka của vùng Donetsk. Các khu
vực của 21 khu dân cư đã bị địch pháo kích. Trong số đó có Vesele, Avdiivka,
Vodyane, Berdychi, Pervomaiske, Krasnohorivka và Vugledar.
• Kẻ thù đang phòng thủ ở hướng Zaporizhzhia và
Kherson.
• Để đánh lạc hướng Lực lượng phòng vệ Ukraine, kẻ
thù đang điều động, di chuyển các đoàn quân trong khu vực dân cư Nova Kakhovka
(vùng Kherson) – Armyansk (lãnh thổ tạm thời bị chiếm đóng của Cộng hòa tự trị
Crimea). Những hành động này gây ra sự bất bình trong nội bộ của lực lượng chiếm
đóng Nga vì lý do chính là thiếu nhiên liệu và thậm chí về tác dụng của các cuộc
hành quân diễn tập như thế.
• Ngày 04/03, không quân Ukraine đã thực hiện 12 cuộc
tấn công vào các khu vực tập trung của quân chiếm đóng, và các đơn vị lực lượng
tên lửa và pháo binh đã đánh vào 3 điểm kiểm soát, 4 khu vực tập trung và 1 vị
trí của các phương tiện phòng không của kẻ thù.
2. Thấy gì qua việc Nga nỗ lực chiếm thị xã Bakhmut
Trên mạng nhiều milblogger Nga (cũng được nhiều
nhà bình luận phương Tây dẫn lại) cho rằng, đáng nhẽ ra người Nga chiếm được
Bakhmut, nhưng thời tiết xấu, đường sá lầy lội và gần đây, do các đơn vị tinh
nhuệ Ukraine đến tăng cường đã làm chậm bước tiến của Nga.
Xin các bác tham khảo bản đồ kèm theo, đến
ngày 04 tháng Ba: màu đỏ là các khu vực do Nga kiểm soát, màu hồng là khu vực
có tấn công của Nga và số phận chưa rõ ràng. Như tất cả chúng ta có thể thấy,
Nga vẫn chưa chiếm được thành phố và có vẻ như, cho đến sáng sớm nay theo giờ
bên Ukraine (buổi trưa theo giờ Hà Nội, tình hình chưa có thay đổi nhiều.)
Câu hỏi đặt ra là: Mục tiêu của họ là gì mà cứ
hậm hực với Bakhmut thế? Hôm qua tui có viết đúng một câu: “Tui chưa bao giờ
nghĩ rằng người Ukraine sẽ rút khỏi Bakhmut.” Theo mô tả của nhiều người thì thị
xã này đúng là chiếm được nó cũng hoàn toàn không dễ và phòng thủ nó thì rõ
ràng là có dễ hơn. Xin xem bản đồ thứ hai tui xin trình bày thế này:
Thị xã Bakhmut là đầu mối giao thông, mà điểm
bẻ ghi quan trọng là ở Krasna Hora, nơi đó đường tàu hỏa tuyến Lyman xuống rẽ
đi Kramatorsk qua Chasir Yar (có đoạn song song với đường ô tô O506, trên bản đồ
tui vẽ đường chữ S màu xanh), rẽ qua Bakhmut đi Horlivka và xuống Ilovaisk ngoại
vi thành phố Donetsk. Ngoài ra tuyến đường ô tô quan trọng M-03 từ Izyum sang
sau khi đi qua Slovyansk cũng chạy qua Krasna Hora.
Từ đông sang tây tính từ thành phố Bakhmut,
quân Nga nếu muốn đến bất cứ một khu dân cư, làng hay cặp thành phố Kramatorsk
và Slovyansk đều phải qua một dãy đồi mà điểm cao nhất của nó là Chasiv Yar với
độ chênh cao so với Bakhmut khoảng 150 mét. Dãy đồi này chạy từ bắc xuống nam,
có chiều dài khoảng 45 ki-lô-mét theo đường chim bay và có điểm đầu tạm xác định
là thị trấn Mykolaivka gần thành phố Slovyansk, phía nam là Kurdyumivka cũng
thuộc tỉnh Donetsk. Chiều ngang của dãy đồi vào khoảng 8 đến 10 ki-lô-mét tùy
chỗ.
Như vậy Bakhmut nằm trong một rãnh thấp cùng với
cái làng có mỏ muối hôm trước bị chiếm, Soledar (vệt màu xanh).
Hiện nay theo thông tin công khai trên mạng,
ngay cả ISW cũng xác nhận là toàn bộ vùng đồi che chắn cho hai thành phố
Slovyansk và Kramatorsk này, được xây dựng và bố phòng trên đó hệ thống phòng
ngự dày đặc, rất chắc chắn và kiên cố của người Ukraine trong suốt 8 năm nội
chiến.
Quay lại với thị xã Bakhmut: Do có con sông
Bakhumutka chảy từ bắc xuống nam, nên người Nga không tiến đánh vỗ mặt thẳng
vào nó từ đông sang tây. Vì vậy họ phát triển hai hướng tấn công ở bắc và nam
thị xã. Do chiếm được Soledar, Nga chiếm được đầu mối giao thông đường sắt và
đường bộ ở Krasna Hora như trên đây tui đã viết.
Như vậy nếu gọi là “Bakhmut quan trọng” thì nó
rất quan trọng, vì nếu muốn làm chủ được tuyến tiếp đường tiếp vận, thì buộc phải
chiếm được nó. Tuy nhiên tuyến đường sắt này có một điểm bẻ ghi quan trọng nữa
là ở Siversk, nhưng điểm dân cư này lại nằm ở khu vực người Ukraine đang chiếm,
hoặc ít nhất là nó nằm trong vùng giao tranh. Ngoài ra cả Lyman và Kupyansk được
quân Ukraine giải phóng trong chiến dịch mùa thu năm ngoái, thì tuyến đường sắt
Kupyansk – Lyman – Horlivka coi như Nga chẳng dùng được.
Đồng thời như đã trình bày về địa thế của
Bakhmut, các bác cũng thấy là quân Nga dù có chiếm được thị xã, họ cũng không
có nhiều (thật ra là cực ít) khả năng đi tiếp, dù theo hướng nào: M-03 hay
T-0504. Ngay điểm đầu tiên của dãy đồi theo hướng đông tây mà họ đang tiến ở
phía bắc thị xã: Bohdanivka họ cũng chưa đến nổi. Ở phía nam suốt mấy tuần qua,
họ mong muốn tiến được đến Ivanivske nhưng ngày nào chúng ta cũng nghe tin mà
chưa thấy có kết quả gì cho quân Nga cả.
Hình :
Bogdanivka
Trên mạng thì luôn luôn nghe thấy: “quân Nga nỗ
lực tiến theo hướng Ivanivske – Chasiv Yar” chính là nó – nếu không phân biệt
được cụ thể tình hình thì sẽ rất lo lắng nhưng nhìn chung là… chưa.
Chúng ta có thể hình dung chính xác là người
Nga định vòng ra đằng sau thị xã để tiến tới Khromove, cùng một mũi nữa tấn
công về hướng Ivanivske tạo thành gọng kìm bao vây Bakhmut.
Tại sao từ phía bắc người Nga không vào được
thị xã? Vì ở đây có một con sông (như con mương ấy!) nhánh của con sông
Bakhmutka và nó chảy vòng ra sau phía tây thị xã. Do đó người Ukraine đã phải
phá cây cầu ở đây để mũi tấn công bọc hậu của Nga không vào được bên trong, dù
đã có được lợi thế rất lớn là phá vỡ được phòng tuyến phía bắc Bakhmut sau khi
chiếm được Soledar và phát triển chiến quả ở đây. Còn phía nam thì không được
thuận lợi như phía bắc.
Nếu quân Nga ở phía mũi phía nam chiếm được
Ivanivske, thì họ cũng sẽ chỉ dừng lại ở đó. Nhưng bất cứ lúc nào họ chiếm được
hoặc tình thế nguy ngập, thì quân Ukraine trong Bakhmut sẽ rút. Do vậy chúng ta
có thể nói câu: “Quân Ukraine ở đây có thể rút bất cứ lúc nào.”
Hình : Ivanivske
Đến hôm qua, cái Viện Nghiên cứu Chiến tranh
trứ danh của chúng ta bọn họ viết hai điều đúng như tui viết từ tuần trước:
(1) Một khi đã phải rút, thì người Ukraine sẽ
rút khỏi Bakhmut rất nhanh.
(2) Sau khi chiếm được Bakhmut, người Nga sẽ dừng
lại ở đó và đó sẽ là việc bắt đầu một giai đoạn mới của chiến tranh, quân Nga
xuội hẳn và quân Ukraine sẽ chuyển sang phản công.
Tui thì nghi bọn ISW họ đọc trộm bàn luận của
chúng ta các bác ạ. Từ các thông tin trên đây các bác cũng thấy rằng, dù
Bakhmut có quan trọng cách mấy nhưng nó nằm trong một chuỗi các điểm dân cư, thị
trấn, thị xã… mà Nga phải chiếm và rõ ràng, điểm nào cũng quan trọng cả nếu
theo lý luận như vậy.
Cách tiếp cận của người Ukraine với Bakhmut
là: Lợi dụng địa hình thuận lợi cho phòng thủ cùng hệ thống các công sự phòng
thủ chắc chắn có từ trước, sử dụng lực lượng và nguồn lực vật chất tối thiểu
nhưng cố gắng gây thiệt hại cho quân Nga đến mức tối đa. Trong thời gian đó họ
cần phục hồi quân đội và nhận thêm các vũ khí mới. Vì vậy mà sẽ khó có chuyện họ
bỏ thị xã này trong nỗ lực ít nhất – phải cầm cự càng lâu càng tốt, nhưng cũng
sẽ khó có chuyện tổ chức phản công ở đây – đó là điều không cần thiết.
Điều đó giải thích tại sao có thể có một số lực
lượng tiếp viện nhất định được Bộ chỉ huy Ukraine đưa vào, nhưng tui không cho
rằng đó là việc tiếp viện ồ ạt để phản công lớn, mà chỉ để khôi phục tình hình ở
những chỗ nguy ngập nhất.
Đồng thời những thông tin dạng “rút lui chiến
thuật” nghe cũng… vui tai nhưng thực tế, chắc chắn phải có việc đảo quân, các
đơn vị đã mỏi mệt được rút ra và các đơn vị mới thay vào. Thậm chí nếu diện
tích thu hẹp thì cũng cần phải rút bớt, để đến khi cần thì họ không bị động rơi
vào tình trạng rút quân ồ ạt.
Thêm nữa, nhìn tình thế như vậy thì quả là giải
vây cho Bakhmut cũng không quá khó. Chỉ cần phản kích từ Chasiv Yar xuống theo
hướng Ivaniske và hướng Bohdanivka bẻ gãy cả hai mũi tấn công của Nga là giải
quyết được vấn đề, nhưng họ (người Ukraine) không hoặc chưa làm.
Thế là chúng ta đã hiểu rằng: Do xác định vị
trí có chiến lược hay không và cũng do chiến thuật, mà Nga đã tấn công một thị
xã như Bakhmut – một trận đánh cấp huyện nhưng hao tổn đến hàng chục nghìn
quân, vì thế với họ là quan trọng. Còn với người Ukraine thì việc làm quân Nga
sa lầy ở đây là đủ.
Bản tin sáng sớm hôm nay ngoài khu vực Donbas
và pháo kích theo trục Kupyansk – Lyman thì người Nga phải phòng ngự ở một số
khu vực khác.
Nga bắt đầu tiến đánh Bakhmut vào tháng Tám
năm 2022. Đến nay sau sáu tháng tấn công với tổn thất kinh dị, người Nga đã tiến
được khoảng 30 ki-lô-mét trên hướng này.
Khoảng cách từ Bakhmut tới Kyiv là 707 ki-lô-mét. Như vậy với tốc độ
trên đây, các lực lượng Nga sẽ mất: 11 năm 9 tháng để đến được rìa Kyiv!
Hôm qua hay kia gì đó thằng cha Prigozhin cũng
phát biểu: để tiến được địa giới hành chính của Donbas, quân Nga sẽ phải mất đến…
2 năm nữa.
Mà cả hai giả định trên với điều kiện người
Ukraine phải ngồi yên không tấn công ở đâu cả.
Lê Ngọc Thống
3. Chuyện quả tên lửa của Lee Yutong và vài chuyện
liên quan đến máy bay Nga
Một hoặc hai hôm vừa qua, “tay vui tính” Lee
Yutong – nghi xe ôm tự xưng là chuyên gia quân sự hò hét về nỗi sợ của Tây nếu
giao F-16 cho Ukraine và ca ngợi cái quả tên lửa R-37 “Vympel” của Nga. Tay
“chuyên gia quân sự” này bảo F-16 mà bị nó bắn phát là chết, kinh chưa.
Vậy R-37 là cái gì? Một thổ tả – đúng nghĩa là
thổ tả của không quân Nga vì nó được thiết kế và phát triển từ thời Liên Xô. Vừa
to, vừa nặng với mục đích tiêu diệt các mục tiêu bay có kích thước lớn từ xa,
ví dụ các máy bay ném bom chiến lược hoặc các máy bay tiếp dầu trên không. Các
trung tâm do thám, chỉ huy không chiến trên không cũng là mục tiêu của nó. Sở
dĩ tại sao có nó – do kinh nghiệm của cuộc chiến tranh Việt Nam, các máy bay
B-52 được đoàn tiêm kích hộ tống đông đảo khiến các tiêm kích đánh chặn khó tiếp
cận.
Tốc độ của nó là từ Mach 5 đến Mach 6 (6.100 đến
7.400 km/h; trong khi của F-16 là Mach 2 (2.120 km/h). Như vậy nó dùng để diệt
những mục tiêu bay chậm, chứ với một mục tiêu là tiêm kích có độ cơ động cao
như F-16 mà bảo là “phương Tây lo chết khiếp” thì chỉ có vào kể cho các cháu mẫu
giáo mới có được niềm tin.
Riêng vác cái của to nặng như thế lên trên trời
được với máy bay cũng là cả một vấn đề - chúng ta hãy soi những dòng tầm xa
tương đương của các nước khác: AIM-54 “Phoenix” được phát triển từ thập niên
1960 trên cơ sở phóng từ F-14 “Tomcat” và nó chắc chắn cũng đã được về hưu cùng
loại máy bay này – có đầu đạn nặng tương đương là 60 kg nhưng AIM-54 “Phoenix”
chỉ nặng có hơn 400 kg trong khi R-37 nặng đến 600 kg.
Hậu duệ của AIM-54 là AIM-152 AAAM, còn nhẹ
hơn nữa (300 kg, đầu đạn cỡ 20 kg). Cả hai loại của Mỹ đều có tốc độ thấp hơn
nhiều và tầm bắn gần hơn. Điều đó thể hiện một điều rằng: khả năng tác chiến
trên không, trong đó có trinh sát, chỉ huy… của Nga kém hơn so với các nước
kia, do đó phải phát triển thứ vũ khí to, nặng, bắn từ xa và bay nhanh. Với tốc
độ như thế thì xác suất trúng đích là thấp hơn nhiều so với các vũ khí bay chậm
hơn, nhất là khi anh lại còn kém cả trong công nghệ dẫn đường – điều khiển.
Thực tế, R-37 của Nga mới chỉ là một thứ, họ
còn có thứ khác: KS-172 “Novator” với tầm bắn tương đương, nặng 700kg, đầu đạn
50 kg và tốc độ 4.000 ki-lô-mét/giờ. Trung Quốc thì nhái R-37 để cho ra PL-21.
Các nước dần bỏ thể loại tên lửa không đối
không tầm xa và siêu thanh này vì chọn cách tiếp cận khác: tăng hiệu quả bắn
hay xác suất trúng đích. Vì thế họ phát triển những mẫu tên lửa nhỏ, nhẹ, có thể
bay chậm hơn và đặc biệt là tầm bắn gần hơn (khoảng từ 100 đến dưới 200km)… điển
hình là Astra của Ấn Độ để lắp lên Dassault Mirage 2000, HAL Tejas và MiG-29; và Meteor của châu Âu lắp lên các loại
Dassault Mirage 2000, SAAB JAS 39 Gripen và F-35.
Với tui, ” Lee Yutong là thằng dở hơi không
thèm chấp, nhưng rõ ràng câu chuyện thể hiện một vấn đề nghiêm trọng. Cho đến
nay chúng ta quan sát thấy: Nga tập trung vào các máy bay lớn hơn và nặng hơn
so với Mỹ nói riêng và phương Tây nói chung. Trong khi Mỹ chọn tập trung vào
các thiết kế nhỏ gọn như F-16, F/A-18 và F-35… Thì với Nga, dòng Su-27
“Flanker” hiện là xương sống của Không quân Nga. Máy bay cánh có kích thước gần
tương đương với F-15 và F-22 của Hoa Kỳ, vốn chỉ được đặt mua từ nhà sản xuất với
số lượng tương đối nhỏ.
Hiện nay trong không quân Nga, thứ nhỏ nhẹ nhất
là MiG-29. Nhiều máy bay chiến đấu của Nga khác là biến thể của thiết kế MiG 29
cũ. Loại này vốn rất nổi tiếng vì tầm bay rất hạn chế do thiếu nhiên liệu. Các
biến thể Sukhoi thường to như cỡ cái F-15. Chúng có khung lớn để mang nhiều
nhiên liệu và vũ khí hơn so với MiG-29.
Radar máy bay chiến đấu của Nga là loại lai
PESA hoặc PESA/MESA rất cồng kềnh và nặng nề. Chúng có khối lượng lớn hơn hơn
radar AESA. Các hệ thống điện tử hàng không khác của Nga cũng cồng kềnh và nặng
hơn so với của phương Tây, vì vậy cần có thể tích bên trong lớn hơn để chứa
chúng.
Cuối cùng, Nga thiếu một đội máy bay tiếp
nhiên liệu trên không đủ đông đảo, vì vậy khả năng chứa nhiên liệu trên máy bay
được đặt lên hàng đầu. Ngoài ra, không quân hải quân Nga cũng đang sử dụng máy
bay cùng kiểu với Lực lượng hàng không vũ trụ mà không dùng máy bay riêng (các
thiết kế chuyên dụng của phòng thiết kế Yakolev đã chết yểu từ 80 đời). Bản
thân hiện nay họ chỉ có một tàu sân bay duy nhất là chiếc “Đô đốc Kuznetsov” đã
xuống cấp một cách nguy hiểm. Vì vậy họ vẫn phải bằng lòng với các lựa chọn hiện
tại.
Với ngân sách khiêm tốn và một phi đội máy bay
cổ đại còn lại từ thời Liên Xô, con đường được chọn là từ từ nâng cấp các biến
thể Sukhoi, quá trình này được ưu tiên hơn so với nâng cấp MiG-29 thành MiG-35
chủ yếu vì Sukhoi có thể mang nhiều nhiên liệu hơn.
Một nguyên nhân nữa là vấn đề của công nghệ.
Nga không có nhiều lựa chọn động cơ cho máy bay và hơn thế nữa – vấn đề của
công nghệ vật liệu. Phòng thí nghiệm có truyền thống nhất trong hướng phát triển
máy bay nhẹ và cơ động, hiệu suất cao là Yakolev (
https://vi.wikipedia.org/wiki/Yakovlev ) với các thiết kế hiện đại nổi tiếng nhất
là Yak-38 và Yak-141 (máy bay hải quân dùng trên tàu sân bay).
Từ sau chiếc tiêm kích đánh chặn thành công
vang dội nhất là MiG-21, Liên Xô và Nga không đi theo hướng đó nữa. Để làm được
máy bay nhẹ cần có công nghệ vật liệu, trong khi đó vấn đề này Nga thua xa các
nước khác, ngay cả Nhật Bản và Hàn Quốc là nhóm các nước xếp sau cũng đã vượt
xa hơn rất nhiều.
Tiếp đến nữa là vấn đề của động cơ – để có được
máy bay hiệu suất cao phải cho ra được động cơ có tỉ số công suất/khối lượng
cao nhất, nhưng vẫn phải đảm bảo độ bền. Đây là một vấn nạn với các khách hàng
mua máy bay chiến đấu Nga: tỉ số công suất/khối lượng cao Nga có thể làm được bằng
cách làm nhẹ động cơ bằng mọi giá, chủ yếu là giảm kích thước chi tiết nhưng nó
lại làm giảm… độ bền xuống mức thê thảm. Câu chuyện của không quân Ấn Độ với tuổi
thọ động cơ MiG-29 đã quá nổi tiếng thế giới. Vẫn là câu chuyện “công nghệ vật
liệu.” Vì thế máy bay Nga phải chấp nhận với những loại động cơ bền hơn nhưng
có tỉ số công suất/khối lượng thấp hơn, do đó giảm hiệu suất chiến đấu.
Về chiến lược phát triển.
Các nhà hoạch định chiến lược quốc phòng Nga
tin rằng các căn cứ không quân ngày càng trở nên dễ bị tổn thương trước các loại
vũ khí độc lập như tên lửa hành trình. Máy bay chiến đấu chắc chắn là một trong
những lớp hệ thống mạnh nhất trên chiến trường hiện đại. Như vậy, trong một cuộc
chiến thông thường, người ta sẽ nhấn mạnh vào việc hạ gục các máy bay chiến đấu
của bên kia trong những giờ giao chiến đầu tiên và do đó, đội hình các máy bay
chiến đấu có thể đặc biệt dễ bị tổn thương, bởi vì họ dành phần lớn thời gian ở
các căn cứ cố định. Vị trí của các căn cứ này thường được đối phương nắm rõ. Những
căn cứ này là mục tiêu dễ dàng cho các loại vũ khí dẫn đường chính xác hiện đại
như tên lửa hành trình.
Kịch bản này đã được áp dụng chính xác vào đầu
chiến tranh Nga Putox tiến hành ở Ukraine, khi Nga tìm cách tiêu diệt toàn bộ lực
lượng phòng không và không quân Ukraine về… zero.
Về phần mình, để giảm thiểu nguy cơ này, Không
quân Nga đã tập trung vào việc mua các máy bay chiến đấu có tầm hoạt động xa
hơn. Điều đó cho phép các máy bay chiến đấu của Nga đóng căn cứ bên ngoài phạm
vi của nhiều loại đạn dược của kẻ thù dự kiến. Ngoài ra, nó làm tăng khả năng bất
kỳ loại đạn nào bắn vào căn cứ sẽ bị chặn trước khi chúng đến được mục tiêu, đồng
thời tăng thời gian phản ứng của lực lượng không quân. Nếu các phi công máy bay
chiến đấu biết trước chỉ cần một giờ thôi, rằng một cuộc tấn công sắp xảy ra, họ
có thể cất cánh đưa máy bay của mình lên trời, tránh bị máy bay của họ bị phá hủy.
Kinh nghiệm này có từ thời Chiến tranh Vệ quốc, mà không quân Liên Xô đã bị mất
3.000 chiếc máy bay ngay trong khoảng 1, 2 ngày đầu tiên sau khi nổ súng, vì bố
trí trên những sân bay quá gần biên giới đồng thời không kịp phản ứng, không được
cảnh báo sớm.
Vậy vấn đề của “xe ôm” Lee Yutong là gì? Hắn bảo
tin đó của Trung Quốc, và nếu của Trung Quốc thật thì dư luận viên Trung Quốc
cũng có chung một vấn đề và vấn đề này chắc chắn xuất phát từ… Gerasimov hoặc
Shoigu. Các máy bay to nặng của Nga, bất chấp những bài báo ca ngợi lên mây
xanh của dư luận viên Tây Phi, sẽ cực kỳ thất thế trước một chiếc tiêm kích
nhanh nhẹn và cơ động như F-16. Chung quy đây là sự hoảng sợ - vì cuộc chiến
bây giờ đã là cuộc chiến tương đối hạn chế về quy mô diện tích khi mà chiều sâu
của mặt trận chỉ còn vài trăm ki-lô-mét, với bán kính chiến đấu của F-16 là 550
ki-lô-mét, quá đủ cho chiến trường.
Nhìn chung là nếu chạm trán nhau, các loại
Sukhoi và thậm chí thứ nhẹ nhất là MiG-29 của Nga sẽ rụng như sung.
Vì vậy mà Lee Yutong kêu la thảm thiết.
Ngày 03/03, thiếu tá phi công Nga Alexander
Bondarev, trưởng ban an toàn bay trung đoàn không quân 559 của Hàng không vũ trụ
Nga, sau khi trèo lên cái Su-34 được trang bị tên lửa không đối không siêu
thanh R-37 (chắc là với nhiệm vụ đi tìm F-16), sau khi cất cánh khỏi sân bay được
20 ki-lô-mét đã bị bắn hạ bởi cả hai lực lượng phòng không Nga và Ukraine, đây
có thể nói là một phối hợp bài bản và ăn ý giữa hai “người anh em”. Sukhoi của
Bondarev bốc cháy và rơi thẳng đứng theo chiến thuật “lá vàng rơi.”
Bình loạn : Để đáp trả, ngay lập tức quân đội Nga dùng mồm của Igor Konashenkov bắn
rơi ngay hai trực thăng của Ukraine đang làm nhiệm vụ bắn pặp pặp vào chiến hào
quân Nga ở Donbas, một Mi-8 và một Mi-17.
4. Một số gạch đầu dòng khác
Từ cách đây 3, 4 hôm RFI đưa tin chính quyền
thành phố Kupyansk kêu gọi người dân sơ tán, và còn đưa thêm là Nga bắn phá rất
mạnh ở khu vực này. Bản tin của Đại bản doanh và Bộ tổng tham mưu các lực lượng
vũ trang Ukraine thì bảo:
• Trục Kupyans'k và Lyman: kẻ thù đã tiến hành một số
cuộc tấn công không thành công vào khu dân cư Bilohorivka (tỉnh Luhansk). Kẻ
thù đã pháo kích vào các vùng lân cận của các khu dân cư Dvorichna,
Hryanykivka, Pishchane (tỉnh Kharkiv), Bilohorivka, Nevs'ke, Serebryanske
(Luhansk), và Terny, Spirne, Rozdolivka (tỉnh Donetsk) bằng pháo binh.
Bình loạn : Các khu dân cư Dvorichna, Hryanykivka, Pishchane nằm trên rìa của
vùng giải phóng, chỉ cách chiến tuyến tí ti. Hiện nay ngoài pháo kích, Nga còn
tổ chức tấn công theo hướng đông – tây.
Hôm nào đó tui đã viết: Muốn chiếm được Donbas
trọn vẹn như kế hoạch năm ngoái, Bộ chỉ huy Nga phải chiếm lại được Kupyansk và
Izyum. Hôm nay tui viết thêm: Đồng thời họ phải phục hồi được quân đội mạnh như
trước chiến tranh (cực kỳ không tưởng). Trước mắt với những thông tin về
Kupyansk như vậy chưa đáng ngại lắm – nếu nghe thấy họ tấn công từ bắc xuống
nam, xẻ vào giữa Kupyansk với thành phố Kharkiv thì mới sợ.
Tuy nhiên mặt khác, tui đã nói với bạn: trước
sau thì cũng đang chờ họ tấn công, vì tấn công sẽ lộ lực lượng và hướng đánh,
và như thế không phải là xấu nhất. Kiểu này, có vẻ như chẳng đủ sức đánh như thế
nữa rồi.
PHÚC
LAI 06.03.2023
Publié par Thụy My RFI à 17:26
No comments:
Post a Comment