Người
dân hy vọng gì khi ông Võ Văn Thưởng chính thức làm Chủ tịch nước?
RFA
2023.03.02
Trong khi một số người cho rằng việc ông Võ Văn Thưởng được bầu làm Chủ
tịch nước là hợp lý thì nhiều người nói không có hy vọng vào việc đổi mới và
phát triển của đất nước mà ông ta có thể mang lại ở cương vị mới này.
Trong phiên họp bất thường vào sáng ngày 02/3, Quốc hội Việt Nam đã bầu
ông Thưởng cho vị trí nguyên thủ quốc gia với tỷ lệ phiếu gần như tuyệt đối (487/488).
Trước đó một ngày, Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam giới thiệu ứng viên duy nhất
cho chức vụ Chủ tịch nước mà ông Nguyễn Xuân Phúc để lại từ hồi tháng 1.
Ông Võ Văn Thưởng
tuyên thệ Chủ tịch nước sáng ngày 02/3/2023.
AP/VNA
Lợi
thế sức trẻ và dày dạn trong công tác đoàn
Ông Võ Văn Thưởng, sinh năm 1970 (53 tuổi), là người trẻ nhất trong số
16 ủy viên Bộ Chính trị hiện nay.
Ba người còn lại trong tứ trụ gồm: Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng năm nay
79 tuổi, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ 65 tuổi, Thủ tướng Phạm Minh Chính 64
tuổi.
Nhà báo Nguyễn Phạm Mười từ Hà Nội
cho rằng từ khi được đưa lên giữ chức Thường trực Ban Bí thư trong Đại hội Đảng
lần thứ 13 năm 2021, ông Võ Văn Thưởng đã được dự doán vào sẽ bước chân vào tứ
trụ.
Nhà báo kỳ cựu này nói trong tin nhắn gửi tới RFA:
“Ông Thưởng lên là hợp lý, khi Đảng họ muốn có một nhân vật trẻ, để
nhân dân thấy là họ không phải toàn muốn đưa các nhân vật quá già cỗi.
Ông ta
lên từ phe thanh niên. Vì Đảng lâu nay vẫn nhấn mạnh đoàn viên là đội dự bị của
Đảng, thì việc đưa người làm công tác thanh niên lên là hợp lý.
Ông Thưởng
cũng là nhân vật được tiếng là sạch sẽ, không dính dàng gì đến tham nhũng hay
phe phái, là những vấn đề lâu nay rất nặng nề trong hệ thống chính trị Việt Nam.”
Tuy sinh ra ở Hải Dương, nhưng ông Thưởng có nguyên quán ở Vĩnh Long và
trưởng thành từ các công tác sinh viên và đoàn ở thành phố Hồ Chí Minh,
nên việc ông thay ông Nguyễn Xuân Phúc- cũng là người miền Nam mới bị loại ra,
cũng là sự hợp lý trong việc phân chia quyền lực theo vùng miền, ông Nguyễn Phạm
Mười bổ sung.
Chủ
tịch nước không có thực quyền
Trong Hiến pháp Việt Nam, chủ tịch nước là người đứng đầu quốc gia
trong cả đối nội và đối ngoại, và là tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang.
Tuy nhiên, theo nhiều nhà quan sát chính trị Việt Nam đây chỉ là chức vụ
mang tính lễ nghi và không có thực quyền. Do vậy, ông Thưởng khó có thể để lại
dấu ấn của mình trong tiến trình phát triển của đất nước ở cương vị này.
Từ Sài Gòn, nhà quan sát thời cuộc Quang Hữu Minh nói với RFA:
“Ở Việt Nam muốn đổi mới gì trừ chức vụ tổng bí thư ra thì kể cả thủ
tướng cũng không có ảnh hưởng.”
Cùng có nhận định trên, một luật sư muốn ẩn danh vì lý do an ninh ở
thành phố Hồ Chí Minh nói thêm rằng “Nền chính trị độc đảng không thể thay đổi
vì một cá nhân lãnh đạo đảng nào, nên không thể trông mong gì ở ông Thưởng hoặc
bất kỳ ai” và “lãnh đạo cộng sản ai cũng như nhau, họ chỉ hành động
vì địa vị cầm quyền của đảng của họ và của chính cái ghế của mình, không ai vì
dân vì nước cả.”
Tính
cách không nổi bật
Cựu giáo chức Trần Thị Thảo ở Hà Nội
đã quan sát ông Thưởng từ thời Bí thư Trung ương Đoàn đến vị trí Trưởng ban
Tuyên giáo Trung ương, bà cho rằng do tính cách không có gì nổi bật của
ông Thưởng nên không mang lại hy vọng gì cho người dân. Bà nói với RFA qua tin
nhắn:
“Người yêu thì bảo ông ta hiền, mẫn cán. Ngược lại, tôi thấy ông Thưởng
dễ bảo (tính cách này hợp với việc thực hiện các lệnh đảng ban ra), chắc
chắn không có đột phá hay đổi mới gì ở ông ấy,” bà Thảo cho biết.
Nhà báo Nguyễn Phạm Mười cũng có nhận định tương tự về sự mờ nhạt của
ông Thưởng.
“Nhiều người nói ông Thưởng là nhân vật vô thưởng vô phạt, chả bao
giờ có bài phát biểu nào công khai trước công chúng và cũng chả gây được ấn tượng
gì đối với nhân dân.
Hy vọng
là lâu nay ông ta ẩn mình, để lấy ghế, và sắp tới sẽ xuất hiện, thể hiện bản
lĩnh gì đó, chứ đừng có như thời gian vừa qua ... quá nhạt nhẽo.”
Bảo
thủ hay cách tân?
Trong suốt quá trình làm việc của mình, ông Thưởng gắn với công tác
sinh viên, Đoàn, Đảng và công tác tuyên giáo. Ông có bằng cử nhân triết học, thạc
sĩ khoa học xã hội, và lý luận chính trị cao cấp.
Trong bài phát biểu sau lễ tuyên thệ, ông Thưởng nhấn mạnh Việt Nam phải
kiên định vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Marx-Lenin cùng tư tưởng Hồ
Chí Minh, và cho đây là nguyên tắc sống còn
Nhà văn quân đội Nguyễn Nguyên Bình nói:
“Tôi không hi vọng gì việc ông Võ Văn Thưởng ra làm chủ tịch nước.
Tôi thường nghe ông ta nói nhiều về việc ‘chống thế lực thù địch’ mà
không bàn luận được gì về quốc kế dân sinh. Vậy thì làm sao để đất nước
phát triển dưới triều đại ông ấy?!
Một giảng viên kỳ cựu của Đại học Kinh tế Quốc dân
Hà Nội, nói trong điều kiện ẩn danh:
“Theo tôi, đảng đang lo sợ đánh mất vai trò lãnh đạo độc tôn, đồng
nghĩa với sợ mất chế độ nên bố trí những nhân vật bảo thủ xuất thân từ công an,
Đoàn Thanh niên hay Tuyên giáo nắm giữ các vị trí chủ chốt.”
Là người từng nhiều năm làm cán bộ Đoàn và hoạt động phong trào sinh
viên, giảng viên này cho rằng những tổ chức này chỉ "ăn tục nói phét"
như đánh giá của xã hội, và do vậy, ông không hy vọng gì nhiều.
Tệ hơn, việc đảng bố trí những nhân vật bảo thủ để duy trì độc quyền
lãnh đạo sẽ càng làm cho sự gắn kết chặt chẽ giữa ban lãnh đạo ở Hà Nội hiện
nay với nhà cầm quyền Bắc Kinh và khiến Việt Nam ngày càng phụ thuộc nhiều hơn
vào Trung Quốc, giảng viên này nói.
Điều đó càng nguy hiểm hơn cho độc lập dân tộc và chủ quyền quốc gia,
ông nhấn mạnh.
Ông Nguyễn Khắc Mai, nguyên Vụ
truởng Vụ Nghiên cứu của Ban Dân vận Trung ương, bày tỏ sự thiếu tin tưởng
không chỉ vào ông Thưởng mà cả ban lãnh đạo Việt Nam hiện nay.
Ông nói với RFA từ Hà Nội như sau:
“Nhân cách của giới lãnh đạo ngày càng suy đồi nghiêm trọng nên tôi
không thể tin được rằng họ có thể làm được điều gì tử tế cho dân tộc hiện nay.
Họ sẽ
ngồi vào những ghế ấy và làm tầm phào như mấy chục năm vừa qua thôi. Đây
là vấn đề đau khổ cho đất nước, đau khổ cho dân tộc, đau khổ cho giới trẻ.”
Nhà báo Quang Hữu Minh cho rằng việc ông Thưởng được bầu giữ chức chủ tịch
nước sẽ giúp cho ông ta tiến cao hơn nữa. Từng là bí thư tỉnh uỷ (tỉnh Quảng
Ngãi trong thời gian 2011-2014), ông Thưởng sẽ là một ứng cử viên nặng ký để
thay ông Nguyễn Phú Trọng cho chức tổng bí thư Đảng trong nhiệm kỳ tới, khi Đảng
tổ chức đại hội vào năm 2026.
No comments:
Post a Comment