G20
: Ngoại trưởng Mỹ đề nghị đồng nhiệm Nga "chấm dứt chiến tranh"
Anh Vũ - RFI
Đăng ngày: 03/03/2023 - 11:53
Hôm qua, 02/03/2023, tại Ấn Độ, ngoại trưởng Mỹ
Anthony Blinken cho báo chí biết ông đã yêu cầu đồng nhiệm Nga Serguei Lavrov
chấm dứt chiến tranh tại Ukraina, trong một cuộc gặp riêng ngắn ngủi bên lề Hội
nghị các ngoại trưởng của nhóm G20.
Hội nghị G20 đã kết thúc hôm qua mà không đưa
ra được thông cáo chung do những bất đồng về cuộc xung đột Ukraina.
Thông
tín viên RFI tại New Delhi, Sébastien Farcis cho biết thêm thông
tin :
Cuộc gặp kéo dài có 10 phút bên lề một trong những
phiên họp của G20. Thông điệp chính mà Ngoại trưởng Mỹ gửi tới đồng nhiệm Nga rất
rõ ràng.
Ông Anthony Blinken cho biết : « Hãy chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược. Hãy can dự vào một
tiến trình ngoại giao rõ ràng có thể đi tới một nền hòa bình công bằng và bền vững.
Tổng thống Zelensky đã trình bày một kế hoạch hòa bình 10 điểm và ngoại giao Mỹ
sẵn sàng hỗ trợ để chấm dứt chiến tranh trên những cơ sở đó ».
Lãnh đạo ngoại giao Mỹ cũng đã đề nghị ông Serguei
Lavrov xem lại việc mới đây Nga đình chỉ hiệp ước New Start về giải trừ vũ khí
hạt nhân.
Ông Blinken nói tiếp : « Tôi đã nói với ngoại
trưởng Nga rằng, bất kể điều gì xảy ra trên thế giới hay trong quan hệ của
chúng ta, Hoa Kỳ sẽ vẫn luôn sẵn sàng thảo luận và hành động vì mục đích kiểm
soát các vũ khí chiến lược. Gống như Hoa Kỳ và Liên Xô đã làm trong lúc cao
trào của Chiến tranh lạnh. »
Bộ Ngoại Giao Nga xác nhận cuộc gặp diễn ra theo đề
nghị của Mỹ nhưng theo Matxcơva, không có một thảo luận có ý nghĩa nào.
Lãnh đạo ngành ngoại giao Châu Âu ông Josep
Borrell hôm nay cho biết có ghi nhận « một chút cải thiện » trong
phản ứng ngoại giao của Nga tại cuộc họp của G20 ở Ấn Độ. Đó là khi các nước
phương Tây lên án cuộc xâm lược của Nga thì ngoại trưởng Serguei Lavrov không rời
bỏ cuộc họp giữa chừng như năm ngoái trong hội nghị ở Indonesia.
=================================================
G20: Chia rẽ cay đắng trong đàm phán về chiến tranh Nga - Ukraine
Vikas Pandey từ Delhi & Simon Fraser
BBC News
3 tháng 3 năm 2023
https://www.bbc.com/vietnamese/world-64781727
Những cuộc trao đổi giận dữ về cuộc chiến của Nga ở
Ukraine đã chi phối các cuộc đàm phán G20. Nước chủ nhà Ấn Độ nói rằng những bất
đồng có nghĩa là sẽ không có tuyên bố chung.
Ông Modi nói chuyện với các bộ trưởng bằng tiếng Anh - một dấu hiệu cho
thấy ông muốn thông điệp của mình được tiếp nhận tới mức nào
Ngoại trưởng Hoa Kỳ cho biết cuộc họp đã bị hủy
hoại bởi "cuộc chiến vô cớ và phi lý" của Nga.
Ngoại trưởng Nga cáo buộc phương Tây "tống
tiền và đe dọa".
Chiến tranh Ukraine: 'Vụ rơi drone gần Moscow là một cuộc tấn công thất
bại'
G20 không thể thông qua tuyên bố chung khi Trung Quốc từ chối lên án
Nga
Ấn Độ muốn tập trung vào các vấn đề khác ảnh
hưởng đến các quốc gia đang phát triển, nhưng cho rằng những khác biệt về
Ukraine "không thể hòa giải".
"Chúng tôi đã cố gắng, nhưng khoảng cách
giữa các quốc gia là quá lớn", Ngoại trưởng Ấn Độ S Jaishankar nói.
G20, bao gồm 19 quốc gia giàu có nhất thế giới
cộng với Liên minh châu Âu, chiếm 85% sản lượng kinh tế và 2/3 dân số toàn cầu.
Các bộ trưởng ngoại giao
của G20 - bao gồm ông Sergei Lavrov của Nga, Antony Blinken của Mỹ và Tần Cương
của Trung Quốc - đã nhóm họp tại Delhi dưới sự chủ trì của tổng thống Ấn Độ.
Đây là cuộc gặp mặt trực tiếp đầu tiên của các
nhà ngoại giao hàng đầu của Mỹ và Nga kể từ khi chiến tranh bắt đầu, chỉ hơn một
năm trước.
Ông Blinken đã gặp ông Lavrov trong khoảng 10
phút bên lề và nói với ông rằng phương Tây sẽ sát cánh cùng Ukraine "cho đến
chừng nào còn cần thiết", một quan chức cấp cao của Bộ Ngoại giao cho biết.
Ông Blinken cũng thúc ép Nga tham gia lại hiệp
ước kiểm soát vũ khí hạt nhân New Start mà nước này gần đây đã rút khỏi, đồng
thời tuân thủ các điều khoản.
Các quan chức Nga phủ nhận bất kỳ cuộc đàm
phán nào đã diễn ra. Trước đó, Nga cũng cáo buộc phương Tây "chôn
vùi" thỏa thuận cho phép Ukraine xuất khẩu một số loại ngũ cốc - nhưng Mỹ
phản bác bằng cách cho rằng Moscow đang cản trở xuất khẩu của Ukraine.
Trong khi đó, các quan chức Nga cho biết
Moscow và Bắc Kinh đã đồng ý chống lại cái mà họ gọi là đe dọa và tống tiền của
phương Tây - nhưng điều này chưa được Trung Quốc xác nhận.
"Chúng tôi nói về cách hành xử. Các đối
tác phương Tây của chúng tôi đã rất tệ", ông Lavrov nói sau cuộc hội đàm
hôm 2/3. "Họ không còn nghĩ đến ngoại giao nữa; giờ đây họ chỉ lo tống tiền
và đe dọa những người khác."
https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/1245A/production/_128824847_lavrov2.jpg
Phái đoàn
Nga do Ngoại trưởng Sergei Lavrov dẫn đầu
Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi khai mạc phiên họp,
cảnh báo rằng sự chia rẽ toàn cầu đang gây nguy hiểm cho sự phát triển bền vững.
Ông nói: "Nhiều nước đang phát triển đang
vật lộn với các khoản nợ không bền vững trong khi cố gắng đảm bảo an ninh lương
thực và năng lượng.
"Họ cũng bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi sự
nóng lên toàn cầu do các nước giàu hơn gây ra."
Đó là bài phát biểu hiếm hoi của ông Modi bằng
tiếng Anh - một dấu hiệu cho thấy ông mong muốn thông điệp của mình được đón nhận
tới mức nào như thế nào. Ông không đề cập trực tiếp đến cuộc chiến ở Ukraine
nhưng thừa nhận rằng các cuộc thảo luận sẽ bị ảnh hưởng bởi căng thẳng địa
chính trị.
Lịch trình hôm 2/3 bao gồm các phiên họp về an
ninh lương thực, hợp tác phát triển, chống khủng bố và hỗ trợ nhân đạo - phản
ánh các ưu tiên của Ấn Độ khi nước này giữ chức chủ tịch G20.
Trước cuộc hội đàm, một cựu quan chức ngoại
giao Ấn Độ nói với BBC rằng Ấn Độ sẽ phải "làm điều gì đó đặc biệt" để
khiến các đại biểu bỏ qua sự khác biệt của họ về cuộc chiến.
Mối quan hệ căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc -
nước đã từ chối phản đối cuộc xâm lược của Nga, cũng được cho là sẽ thử thách
khả năng của Ấn Độ trong việc tạo ra sự đồng thuận.
Cuối cùng, Bộ trưởng Ngoại giao Jaishankar đã
phải trình bày cái được gọi là tóm tắt của chủ tọa sau cuộc hội đàm hôm 2/3,
nghĩa là những người tham gia đã không thể đạt được một tuyên bố chung.
Nga và Trung Quốc là những
quốc gia duy nhất từ chối đồng ý lên án chiến tranh.
Nhưng Ấn Độ đã thành công trong mục tiêu chính
là lên tiếng cho khu vực Nam bán cầu.
Vẫn còn vài tháng nữa cho hoạt động ngoại giao
trước khi các nhà lãnh đạo G20 gặp nhau vào tháng 9 và Delhi sẽ hy vọng nhiệm kỳ
Chủ tịch G20 của mình không kết thúc trong một kết quả đáng thất vọng.
Các chuyên gia cho rằng Delhi cũng có một nhiệm
vụ tế nhị là cân bằng chính sách không liên kết của mình về chiến tranh với lời
kêu gọi các quốc gia khác tìm cách hợp tác với nhau.
Ấn Độ đã chống lại áp lực và tiếp tục với chiến
lược không chỉ trích trực tiếp Nga, nhà cung cấp vũ khí lớn nhất của Ấn Độ. Nước
này thường xuyên bỏ phiếu trắng đối với các nghị quyết của Liên Hiệp Quốc lên
án cuộc chiến ở Ukraine, trong đó có cuộc bỏ phiếu được tổ chức tại Đại hội đồng
Liên Hiệp Quốc vào tuần trước.
Nước này cũng đã bảo vệ quyết định tăng nhập
khẩu dầu từ Nga, nói rằng họ phải quan tâm đến nhu cầu của người dân.
Tuy nhiên, họ đã nói về tầm quan trọng của
"Hiến chương Liên Hiệp Quốc, luật pháp quốc tế và sự tôn trọng chủ quyền
và toàn vẹn lãnh thổ của các quốc gia" trong các tuyên bố trước đây về
Ukraine.
-------------------------------------------
Tường thuật bổ sung của Leila Nathoo
No comments:
Post a Comment