Chuyên
gia: Việt Nam đang chuẩn bị quá trình chuyển giao quyền lực ở “thượng tầng”!
RFA
2023.03.06
Nhiều chuyên gia về chính trường Việt Nam cho
rằng chế độ độc đảng ở Hà Nội sẽ vẫn giữ nguyên chính sách ưu tiên phát triển
kinh tế và đa phương trong đối ngoại sau khi ông Võ Văn Thưởng được bầu vào chức
vụ Chủ tịch nước hôm 2/3.
Sự sắp xếp khôn ngoan?
Ngay sau khi ông Võ Văn Thưởng tuyên thệ nhậm
chức Chủ tịch nước Việt Nam, nhà báo
Tomoya Onishi nhận định trong bài viết
đăng trên tờ Nikkei Asia rằng “Việc lựa chọn một đồng minh thân
cận của Nguyễn Phú Trọng làm Chủ tịch nước tiếp theo của Việt Nam càng củng cố
quyền lực của Tổng bí thư Đảng Cộng sản, làm dấy lên lo ngại về sự kiểm soát chặt
chẽ hơn của đảng đối với nền kinh tế” và “ông Trọng có thể đưa Hà Nội
xích lại gần Bắc Kinh hơn khi ông tập trung củng cố đảng.”
Tiến sĩ Lê
Hồng Hiệp thuộc Viện nghiên cứu Đông Nam Á (ISEAS-Yusof
Ishak Institute) lại có một nhận định khác. Trong email gửi Đài Á Châu Tự Do
(RFA), ông viết:
“Tôi cho rằng các nhận định đó không chính
xác. Việc bầu ông Thưởng vào vị trí Chủ tịch nước chủ yếu liên quan đến các dàn
xếp nội bộ ở thượng tầng Đảng Cộng sản Việt Nam, đặc biệt là việc thực hiện một
quá trình chuyển giao quyền lực êm thấm từ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho người
kế nhiệm. Trong bối cảnh đó, họ cần đưa vào vị trí chủ tịch nước một nhân vật
phù hợp, không gây cản trở cho quá trình đó, và ông Thưởng là một người như vậy.”
Trên trang Nghiên cứu Quốc tế, tiến sĩ Hiệp viết rằng ông Thưởng được coi
là đồng minh thân cận của ông Trọng và Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, người
được cho là sẽ được ông Trọng lựa chọn trong vai trò kế nhiệm vị trí tổng bí
thư.
Việc ông Thưởng được bầu vào vị trí Chủ tịch
nước có thể tạo thuận lợi cho kế hoạch chuyển giao chức vụ đứng đầu đảng của
ông Trọng, một việc không thành từ Đại hội Đảng lần thứ 13 năm 2021 khi người đứng
đầu đảng muốn nghỉ hưu nhưng buộc phải tại vị vì chưa tìm được người thay thế
mình. Sự xuất hiện của một chính trị gia từ một phe phái khác có thể làm phức tạp
quá trình chuyển giao quyền lực, tiến sĩ Lê Hồng Hiệp viết.
Việc đưa ông Thưởng vào chức Chủ tịch nước- một
trong bốn vị trí cao nhất của chế độ có tên “tứ trụ” gồm Tổng bí thư, Chủ tịch
nước, Thủ tướng và Chủ tịch Quốc hội, là lấy lại sự cân bằng vùng miền trong
chính trường Việt Nam. Kể từ tháng 4 năm 2021, không có chính trị gia miền Nam
nào nằm trong nhóm “tứ trụ,” ông Hiệp nhận định.
Về đối ngoại, Tiến sĩ Hiệp cho rằng “Việc
đưa ông Thưởng lên cũng không liên quan đến việc điều chỉnh chính sách đối ngoại
của Việt Nam. Trong bối cảnh hiện nay, bất cứ ai lên nắm quyền của Việt Nam
cũng phải tìm cách duy trì sự cân bằng với Mỹ và Trung Quốc.”
Ông Vũ Xuân
Khang, nghiên cứu sinh tiến sĩ ngành An ninh quốc tế
tại Đại học Boston (Boston College), cũng có cùng nhận định về chính sách đối
ngoại bất biến của Việt Nam dưới thời Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng. Ông viết cho
RFA vào ngày 03/3:
“Việt Nam sẽ không xích lại gần Trung Quốc
hơn do chính sách đối ngoại của Việt Nam dựa trên hai cấp độ.
Thứ nhất là quan hệ Việt-Trung. Nếu như Trung Quốc vẫn
tỏ thái độ hung hăng ở Biển Đông, Hà Nội sẽ không xích lại gần với Bắc Kinh bất
kể lãnh đạo có là ai đi chăng nữa.
Thứ hai là chính sách đối ngoại của Việt Nam là do Bộ
Chính trị quyết định dựa theo đồng thuận tập thể chứ không phải do một cá nhân
nào. Việc ông Võ Văn Thưởng lên làm Chủ tịch nước không làm thay đổi đường lối
đối ngoại quốc gia do ông Thưởng cũng chỉ là một cá nhân trong một tập thể.”
Giáo sư
Carl Thayer thuộc Học viện Quốc phòng Úc, một chuyên gia
về vấn đề an ninh và chính trị Việt Nam, trong email gửi RFA vào thứ sáu (3/3),
viết:
“Tổng Bí thư không có quyền đơn phương đưa
Việt Nam xích lại gần Trung Quốc. Tuy nhiên, ông Trọng và Bộ Chính trị đi theo
chủ trương tận dụng sự đồng nhất về tư tưởng của hai đảng cộng sản – Trung Quốc
và Việt Nam – để thúc đẩy chủ nghĩa xã hội.
Theo ông, từ năm 2003, Việt Nam áp dụng chính
sách vừa hợp tác vừa đấu tranh để giải quyết quan hệ với Trung Quốc và Hoa Kỳ
và chính sách này đã được tái khẳng định vào năm 2013. Tại thời điểm này, các
nhà lãnh đạo Đảng đang tranh luận về cách xác định đối tác hợp tác và đối tác đấu
tranh.
“Dù Việt Nam có thay đổi chính sách gì đối
với Trung Quốc cũng là kết quả của sự đồng thuận trong Bộ Chính trị với sự ủng
hộ của đa số Ban Chấp hành Trung ương chứ không phải là khuynh hướng của Tổng
Bí thư Nguyễn Phú Trọng hay Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng,” Giáo sư Carl
Thayer, viết.
Có ý kiến lo ngại về việc nhà nước sẽ siết chặt
quyền con người và tăng cường kiểm duyệt báo chí vì ông Thưởng từng đứng đầu
Ban Tuyên giáo Trung ương trong nhiều năm, giáo sư Carl
Thayer dự đoán:
“Nhiệm kỳ của Võ Văn Thưởng với tư cách là
Chủ tịch nước dường như sẽ không có bất kỳ tác động rõ rệt nào – dù là tích cực
hay tiêu cực – đối với các thông lệ kiểm duyệt và đàn áp phổ biến của Việt Nam
đối với các quyền dân sự và chính trị.”
Truyền
thông quốc tế viết gì?
Trong ngày thứ năm, AFP dẫn
lời Benoit de Treglode tại Viện Nghiên cứu Chiến lược của Học viện Quân sự (IRSEM) ở Paris
cho rằng “Việc bổ nhiệm ông ấy (ông Võ Văn Thưởng-pv) không tượng
trưng cho một bước ngoặt” trong khi Giáo
sư Jonathan London, một chuyên gia về Việt
Nam đương đại, cho rằng việc đưa ông Thưởng vào chức vụ mới này "sẽ
đánh dấu bước đi mới nhất của ông Nguyễn Phú Trọng trong chiến dịch đang diễn
ra của ông ta nhằm định hình hiện tại và tương lai của Đảng.”
Florian
Feyerabend - đại diện của Quỹ Konrad (Đức) ở Việt Nam nhận
định trên Reuters ngày 2/3 rằng tuy trẻ nhất trong Bộ Chính trị nhưng ông Thưởng
lại được cho là có bề dày trong Đảng vì bắt đầu sự nghiệp chính trị của mình ở
tổ chức đoàn từ thời đại học. Ông Thưởng sẽ giúp cho việc “đốt lò” của ông Trọng
không nguội trong tương lai gần.
Phóng viên Jonathan
Head của BBC ở khu vực Đông Nam Á thì cho rằng việc
đưa ông Thưởng vào chức Chủ tịch nước “có vẻ là một lựa chọn rất bảo thủ”
nhưng “an toàn cho Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, người được cho là nhà lãnh
đạo quyền lực nhất mà Việt Nam có được kể từ khi kết thúc cuộc chiến tranh với
Hoa Kỳ năm 1975.”
Xinhua, cơ quan thông tấn của nhà nước Trung Quốc chỉ đưa tin mà không bình
luận về việc ông Thưởng được bầu vào chức vụ Chủ tịch nước Việt Nam.
Ông Võ Văn Thưởng, sinh năm 1970- thành viên
trẻ nhất trong Bộ Chính trị, được Ban Chấp hành Trung ương của Đảng Cộng sản Việt
Nam nhất trí giới thiệu cho chức danh nguyên thủ quốc gia trong Hội nghị bất
thưởng vào ngày 01/3 vừa qua.
Một ngày sau đó, ông được Quốc hội bỏ phiếu chấp
thuận với tỷ lệ gần như tuyệt đối (487/488) và trở thành Chủ tịch nước trẻ nhất
trong lịch sử gần 70 năm qua, thay thế ông Nguyễn Xuân Phúc từ nhiệm trong giữa
tháng 1 năm nay.
--------------------------------------
Tin, bài liên quan
TIN VIỆT NAM
Bà
Trương Thị Mai được phân công làm Thường trực Ban Bí thư thay ông Võ Văn Thưởng
Tân
chủ tịch nước Việt Nam nhận được lời chúc mừng từ Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận
Bình
Người
dân hy vọng gì khi ông Võ Văn Thưởng chính thức làm Chủ tịch nước?
Tân
Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng: "Nguyên tắc sống còn là kiên định chủ nghĩa
Marx-Lenin!"
Ông
Võ Văn Thưởng được đề cử làm Chủ tịch nước
No comments:
Post a Comment