Sunday, October 16, 2022

THẤY GÌ TỪ ĐẠI HỘI ĐẢNG CỘNG SẢN TRUNG QUỐC? (Hiếu Chân / Saigon Nhỏ)

 



NỘI DUNG :

 

Thấy gì từ Đại hội đảng Cộng sản Trung Quốc?

Hiếu Chân

.

Bài phát biểu tái khẳng định tầm nhìn của ông Tập với Trung Quốc    

VnExpress 

.

Tập: Trung Quốc là “sự lựa chọn mới” cho nhân loại

Đàn Chim Việt   (Theo WP)

.

Đại hội ĐCS Trung Quốc: Tập Cận Bình sẽ tiếp tục củng cố quyền lực 

Tessa Wong & Stephen McDonell

BBC News, Singapore và Bắc Kinh

 

========================================

.

.

Thấy gì từ Đại hội đảng Cộng sản Trung Quốc?

Hiếu Chân
16 tháng 10, 2022

https://saigonnhonews.com/thoi-su/the-gioi/thay-gi-tu-dai-hoi-dang-cong-san-trung-quoc/

 

Như tin đã đưa, Đại hội lần thứ 20 đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã khai mạc tại thủ đô Bắc Kinh hôm Chủ Nhật 16 tháng Mười và sẽ kéo dài tới ngày 22 tháng Mười. Đại hội không chỉ sắp xếp lại hàng ngũ lãnh đạo chóp bu của đất nước 1.4 tỷ dân mà còn có ảnh hưởng tới cục diện của cả thế giới.

 

 

Tập Cận Bình – tân hoàng đế

 

Trọng tâm của đại hội, theo nhận định của giới quan sát, là trao cho ông Tập Cận Bình thêm một nhiệm kỳ tổng bí thư thứ ba, phá vỡ giới hạn hai nhiệm kỳ và giới hạn tuổi tác của giới lãnh đạo Trung Quốc. Đến tháng Ba năm sau, Quốc Hội bù nhìn dự kiến sẽ bầu ông Tập làm Chủ tịch nước Trung Quốc thêm nhiệm kỳ thứ ba. Cùng với chức Chủ tịch Quân ủy trung ương – tương đương tổng tư lệnh tối cao quân đội Trung Quốc – ông Tập sẽ thực sự trở thành một “hoàng đế” có uy quyền tuyệt đối đối với 1.4 tỷ dân Trung Hoa, sánh ngang với Mao Trạch Đông và các ông vua thời phong kiến, vượt qua những người tiền nhiệm Hồ Cẩm Đào, Giang Trạch Dân và cả Đặng Tiểu Bình. Mười năm cầm quyền vừa qua, ông Tập đã thành công trong việc thâu tóm quyền lực cá nhân mà đại hội hôm nay là kết quả. Ông ta sẽ làm gì với uy quyền tột bực đó?

 

Trong bài diễn văn khai mạc đại hội đọc trước 2,296 đại biểu đại diện cho 96 triệu đảng viên ĐCSTQ và được truyền hình trực tiếp ra cả nước, ông Tập tập trung ca ngợi thành tích của ĐCSTQ trong công cuộc bảo vệ an ninh quốc gia, duy trì ổn định xã hội, bảo vệ cuộc sống của người dân, chống đại dịch COVID và kiểm soát tình hình ở Hồng Kông. Ông lờ đi những thất bại và sai lầm của Trung Quốc về kinh tế và đối ngoại.

 

 

An ninh – mối hoang tưởng của Tập

 

Trong bài diễn văn dài chưa tới hai tiếng đồng hồ – được cho là ngắn gọn so với bài diễn văn ba giờ rưỡi ông đọc khi khai mạc đại hội 19 ĐCSTQ năm 2017 – ông Tập đã 89 lần nói tới khái niệm “an ninh”, cho thấy ưu tiên chính sách lớn nhất của ông và ĐCSTQ là bảo vệ an ninh quốc gia; bao gồm an ninh lương thực và năng lượng, bảo đảm các chuỗi cung ứng, cải thiện khả năng ứng phó với thiên tai và bảo vệ thông tin cá nhân.

 

Ông Tập cam kết sẽ đẩy nhanh việc xây dựng quân đội đẳng cấp thế giới và củng cố năng lực xây dựng một khả năng răn đe chiến lược dù không có dấu hiệu nào cho thấy có quốc gia nào dám đe dọa Trung Quốc. Vậy thì việc xây dựng quân đội “đẳng cấp thế giới” để làm gì ngoài mục đích mở rộng ảnh hưởng của Bắc Kinh qua các chiến dịch đe dọa và trấn áp các nước láng giềng, thâu tóm Đài Loan, mở rộng lãnh thổ và xa hơn là đánh bại quân đội Hoa Kỳ, giành vị thế bá chủ thế giới trong một cuộc xung đột kiểu “bẫy Thucydides”? 

 

https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2022/10/GettyImages-1433806915.jpg

Đại biểu quân đội Trung Quốc tham dự đại hội ĐCSTQ hôm 16 tháng Mười 2022 tại Bắc Kinh. Ảnh Kevin Frayer/Getty Images.

 

Về Đài Loan,  ông Tập nói, “Chúng tôi kiên quyết tiến hành một cuộc đấu tranh lớn chống lại chủ nghĩa ly khai và can thiệp, thể hiện quyết tâm và khả năng mạnh mẽ của chúng tôi trong việc bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhà nước và phản đối Đài Loan độc lập.” Các đại biểu đã đáp lại bài diễn văn của ông bằng những tràng pháo tay vang dội.

 

Nhà nghiên cứu Alfred Wu của trường Hành chính công Lý Quang Diệu thuộc Đại học Quốc gia Singapore nhận định, do kinh tế Trung Quốc bị chậm lại, ông Tập đang cố chuyển căn cứ cho tính chính danh cầm quyền của ĐCSTQ từ tăng trưởng kinh tế sang bảo vệ an ninh. “Thông điệp của ông Tập là Trung Quốc đang đối mặt với nhiều mối nguy hiểm, cứ như đất nước đang trong tình trạng chiến tranh và ông ta là vị cứu tinh. Với thông điệp đó, Tập có thể quy tụ mọi người đoàn kết quanh ông ta,” giáo sư Wu nói.

 

 

Một đường lối kinh tế đầy mâu thuẫn

 

Trong các lĩnh vực khác của cuộc sống, bài diễn văn của Tập cho thấy đường lối của Trung Quốc không có sự thay đổi quan trọng nào mà là sự đảo ngược những chính sách cải cách đặt ra dưới thời Đặng Tiểu Bình. Khái niệm “cải cách” được ông Tập nói tới 48 lần, ít hơn so với 68 lần trong bài diễn văn tại đại hội trước.

 

ĐCSTQ sẽ tiếp tục đưa đất nước vào con đường chuyên chế toàn trị, đẩy mạnh việc kiểm soát xã hội, kiểm soát nền kinh tế nhân danh “thịnh vượng chung”, thực hiện một chính sách ngoại giao quyết đoán hơn. 

 

Về kinh tế, thông điệp của Tập có nhiều mâu thuẫn. “Chúng ta phải xây dựng một hệ thống kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa trình độ cao… củng cố và phát triển mạnh hệ thống công hữu, khuyến khích và ủng hộ mạnh sự phát triển của kinh tế tư nhân, trao toàn quyền cho vai trò quyết định cho thị trường trong việc phân phối nguồn lực và gia tăng vai trò của chính phủ”.

 

Thực tế mười năm cầm quyền vừa qua của Tập cho thấy, dù vẫn nói những lời chót lưỡi đầu môi về kinh tế thị trường và kinh tế tư nhân, ĐCSTQ thực tế vẫn ưu tiên nguồn lực cho các doanh nghiệp nhà nước, lập ra những “nhà vô địch quốc gia” trong các ngành công nghiệp và trấn áp những công ty tư nhân lớn có ảnh hưởng quan trọng tới cuộc sống xã hội. Hậu quả là hiện kinh tế Trung Quốc đã chậm đáng kể, tăng trưởng năm nay ở mức dưới 3%/năm so với mức 7.86% khi Tập lên cầm quyền năm 2012. Hàng loạt công ty đa quốc đang lần lượt rời khỏi Trung Quốc.

 

https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2022/10/GettyImages-1244009273.jpg

Người thiểu số dân tộc Miêu ở tỉnh Quý Châu được huy động tập trung xem tường thuật cảnh ông Tập đọc diễn văn khai mạc đại hội 20 của ĐCSTQ hôm 16 Tháng Mười 2022. Ảnh CFOTO/Future Publishing via Getty Images.

 

 

Thù địch với thế giới

 

Về đối ngoại, Trung Quốc vẫn là một cường quốc có triển vọng bắt kịp và vượt qua Hoa Kỳ để trở thành cường quốc số một thế giới, nhưng những chính sách của ông Tập như đại dự án “Vành Đai và Con Đường” biến thành một thứ bẫy nợ, chính sách ngoại giao hung hăng, chính sách bành trướng lãnh thổ, đe dọa các nước láng giềng, và lập trường ủng hộ Nga trong cuộc chiến tranh xâm lược Ukraine, khiến nhiều nước lo ngại. Một liên minh các đối thủ của Trung Quốc đã hình thành và ngày càng mở rộng.

 

Thất bại ngoại giao lớn nhất trong mười năm qua của Tập Cận Bình là biến nước Mỹ thành thù địch. Trước khi Tập lên ngôi, chỉ có 40% dân Mỹ không có cảm tình với Trung Quốc, bây giờ đã có tới 82% ghét nước Trung Quốc. 

 

Sự thù địch đó không chỉ do xung đột về quyền lợi quốc gia mà sâu xa hơn là từ chủ nghĩa dân tộc của Trung Quốc, từ quan niệm của Tập rằng thể chế chính trị độc tài của ĐCSTQ thì tốt hơn so với thể chế dân chủ tự do của Mỹ và phương Tây. Tập buộc các doanh nghiệp tư nhân phải lập chi bộ ĐCSTQ, củng cố “tường lửa” trên không gian mạng để ngăn chặn người dân Trung Quốc tiếp xúc với thế giới bên ngoài; siết chặt tự do ngôn luận ở trong nước nhưng đồng thời đổ rất nhiều tiền bạc và nhân lực để thúc đẩy hoạt động tuyên truyền của Trung Quốc ra thế giới. 

 

Tập thường tuyên bố: “Phương Đông đang trỗi dậy, phương Tây đang suy tàn.” và ra sức quảng bá mô hình “chủ nghĩa xã hội mang đặc điểm Trung Quốc” đó sang các nước đang phát triển thông qua các hình thức viện trợ, đầu tư và mua chuộc. Công cuộc xây dựng quân đội, nỗi hoang tưởng về an ninh quốc gia và tham vọng bá chủ thế giới của Tập tất nhiên sẽ xung đột với Mỹ – quốc gia đang nỗ lực duy trì cái trật tự quốc tế dựa trên luật lệ đã là nền tảng cho sự phát triển hòa bình và thịnh vượng của thế giới trong hơn bảy mươi năm qua.

 

 

Mối lo của Việt Nam

 

Với Việt Nam, Tập Cận Bình và ĐCSTQ sẽ mang lại một số cơ hội nhưng thách thức vẫn là chính. Nhiều công ty đa quốc rời khỏi Trung Quốc sẽ chuyển cơ sở sản xuất sang Việt Nam, giúp mang lại công việc làm và tăng giá trị xuất cảng. Đó là chuyện đang diễn ra.

 

Nhưng tham vọng bành trướng lãnh thổ của Tập Cận Bình sẽ dẫn tới nhiều vụ va chạm về chủ quyền trên các quần đảo ở Biển Đông, ngư dân Việt Nam sẽ tiếp tục bị chèn ép và không loại trừ khả năng Trung Quốc “tiên hạ thủ” ở Trường Sa để gây sức ép buộc Việt Nam phải thần phục “thiên triều” Trung Quốc, xa rời ảnh hưởng của Mỹ và Phương Tây.

 

---------------

 

Đọc thêm:

 

Trung Quốc khai mạc đại hội đảng Cộng Sản

 

“Đại vương” Tập Cận Bình trên đỉnh cao quyền lực, cơ hội và thách thức

 

Đằng sau tin đồn Tập Cận Bình bị đảo chính

 

Putin và cái bẫy của Tập Cận Bình

 

----------------------------------------------------------------------

.

.

Bài phát biểu tái khẳng định tầm nhìn của ông Tập với Trung Quốc    

VnExpress 

Chủ nhật, 16/10/2022, 14:19 (GMT+7)

https://vnexpress.net/bai-phat-bieu-tai-khang-dinh-tam-nhin-cua-ong-tap-voi-trung-quoc-4524041.html

 

Bài phát biểu của ông Tập tại lễ khai mạc đại hội đảng không có nhiều thông điệp mới, chủ yếu nhấn mạnh tầm nhìn và định hướng phát triển đất nước của ông.

 

Đại hội đại biểu toàn quốc đảng Cộng sản Trung Quốc (CCP) khai mạc sáng nay tại Đại lễ đường Nhân dân ở thủ đô Bắc Kinh với điểm nhấn là bài phát biểu dài một tiếng 45 phút của Chủ tịch Tập Cận Bình.

 

Giới quan sát đánh giá ông Tập đã thể hiện một giọng điệu tự tin trong suốt bài phát biểu, nhấn mạnh sức mạnh ngày càng tăng của Trung Quốc trong nỗ lực "chấn hưng vĩ đại" của đất nước. Nhưng đồng thời, ông cũng nhiều lần nhấn mạnh những rủi ro và thách thức mà Trung Quốc phải đối mặt trong 5 năm "rất bất thường và phi thường", trong đó có đại dịch Covid-19, vấn đề Hong Kong và Đài Loan.

 

https://vcdn1-vnexpress.vnecdn.net/2022/10/16/-8117-1665899879.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=dHLPMBQMONr5FNkC31YsFw

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình phát biểu tại lễ khai mạc đại hội đại biểu toàn quốc đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 20 ở Bắc Kinh ngày 16/10. Ảnh:AFP.

 

Về đối nội, nhấn mạnh chính sách "Không Covid" nghiêm ngặt là điều cần thiết, ông nói Trung Quốc đã ưu tiên "bảo vệ tối đa cuộc sống và sức khỏe của người dân", gọi nỗ lực chống dịch là "cuộc chiến" và khẳng định sẽ kiên trì với chiến lược này.

 

"Ông ấy một lần nữa bảo vệ chính sách Không Covid, khẳng định tầm quan trọng của nó trong việc cứu sống hàng triệu người, dù đại dịch đã kéo dài sang năm thứ ba", Steven Jiang, phụ trách văn phòng CNN ở Bắc Kinh, nhận xét.

 

Vấn đề Đài Loan thu hút sự quan tâm, khi Chủ tịch Trung Quốc nhấn mạnh nước này không từ bỏ phương án sử dụng vũ lực để thu hồi Đài Loan và sẽ thực hiện mọi biện pháp cần thiết để ngăn chặn phong trào ly khai. "Đảng phải giữ vững lập trường chiến lược để giải quyết vấn đề Đài Loan và quyết tâm thống nhất đất nước", ông nói.

 

Giới quan sát cho rằng những bình luận của ông Tập về Đài Loan phản ánh Trung Quốc coi đây là "lợi ích cốt lõi" của nước này. Tuy nhiên, nó không mang thông điệp mới mẻ hơn trước.

 

"Phát biểu của ông Tập về Đài Loan đã được dự đoán trước và phù hợp với những bình luận mà chúng ta đã nghe trước đây", Lev Nachman, phó giáo sư Đại học Quốc gia Chengchi ở Đài Bắc kiêm chuyên gia phân tích về Đài Loan, chia sẻ trên Twitter.

 

"Thực sự không có gì mới trong những phát biểu của ông ấy về vấn đề này, nhưng điều khiến tôi ấn tượng là tràng vỗ tay của mọi người ở đó. Nó không theo kịch bản, mà nội dung phát biểu của ông Tập đã thực sự khiến những người có mặt ở đó làm như vậy", Will Ripley, nhà phân tích quốc tế của CNN, nhận xét.

 

Lãnh đạo Trung Quốc cho biết nước này sẽ tập trung vào "giáo dục chất lượng cao" và "đổi mới tăng trưởng" nền kinh tế. "Đổi mới sẽ vẫn là trọng tâm của động lực hiện đại hóa mà Trung Quốc theo đuổi. Chúng ta sẽ tạo ra một hệ sinh thái đổi mới rộng mở và cạnh tranh toàn cầu", ông nói.

 

Ông Tập ca ngợi những nỗ lực của Trung Quốc nhằm "tăng tốc nỗ lực đạt khả năng tự cường hơn về khoa học và công nghệ", đáp ứng nhu cầu chiến lược của Trung Quốc về nghiên cứu trong các lĩnh vực then chốt.

 

"Có rất nhiều chủ đề quen thuộc trong bài phát biểu này, vì các mục tiêu lớn của Trung Quốc được vạch ra tại đại hội cách đây 5 năm vẫn còn", chuyên gia Dali Yang, nhà khoa học chính trị tại Đại học Chicago ở Mỹ, nhận xét, nhưng thêm rằng ông "ấn tượng với sự chú trọng của ông Tập về nhân tài và công nghệ, đặc biệt khi ông kêu gọi đảm bảo chiến thắng trong cuộc chiến công nghệ quan trọng".

 

VIDEO :  Ông Tập phát biểu về Hong Kong, Đài Loan. Video: Reuters.

https://vnexpress.net/bai-phat-bieu-tai-khang-dinh-tam-nhin-cua-ong-tap-voi-trung-quoc-4524041.html

 

Về chính sách đối ngoại, trong phát biểu khai mạc đại hội, ông Tập nhấn mạnh "những thay đổi nhanh chóng của tình hình quốc tế", ám chỉ những căng thẳng ngày càng gia tăng giữa Trung Quốc với Mỹ và các đồng minh, nhưng không trực tiếp nhắc tới Mỹ trong toàn bộ diễn văn.

 

Ông hoan nghênh cách tiếp cận quyết đoán của Trung Quốc, nói rằng nước này đã "nâng cao tinh thần đấu tranh" và "đề cao phẩm giá quốc gia và lợi ích cốt lõi trong cuộc đấu tranh".

 

"Ông Tập lưu ý rằng có những sai sót và một số khó khăn, vướng mắc, nhưng sẽ nỗ lực hơn nữa để giải quyết. Ông yêu cầu đảng chuẩn bị để sẵn sàng đối mặt với nhiều sóng gió lớn hơn ở phía trước", Dali Yang, nhà khoa học chính trị tại Đại học Chicago ở Mỹ, cho hay.

 

Scott Kennedy, chuyên gia phân tích cấp cao tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế tại Washington, chỉ ra rằng từ "đấu tranh" được ông Tập nhắc đến thường xuyên hơn trong bài phát biểu so với từ "cải cách". "Điều này dường như cho thấy chính sách hiện đại hóa và đường lối 'kiểu Trung Quốc' mà ông Tập theo đuổi sẽ rất khác so với hướng đi của phương Tây", Kennedy bình luận.

 

Để đối mặt với những thách thức phía trước và bảo vệ chủ quyền quốc gia, lãnh đạo Trung Quốc đề cập đường hướng chính sách an ninh, quốc phòng trong những năm tới, trong đó nhấn mạnh yêu cầu tăng cường sức mạnh quân đội.

 

Ông Tập cam kết đẩy nhanh nỗ lực xây dựng Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) trở thành quân đội "đẳng cấp thế giới", cải thiện khả năng của PLA trong bảo vệ chủ quyền đất nước. Ông kêu gọi PLA tăng cường huấn luyện và nâng cao "khả năng chiến thắng".

 

Lần đầu tiên tại đại hội đảng, ông Tập đề cập mục tiêu "cân bằng phát triển và an ninh". Ông cho rằng Trung Quốc đã đạt được "bước nhảy vọt lịch sử" về sức mạnh kinh tế quốc gia, nhưng đề cao vấn đề đảm bảo an ninh và cảnh báo đất nước có thể đối mặt "bão tố" trong quá trình phát triển.

 

Theo giới quan sát, kể từ năm 2002, các lãnh đạo Trung Quốc phát biểu tại đại hội đảng đều tuyên bố Trung Quốc đang "trong thời kỳ cơ hội chiến lược" để phát triển. Cụm từ này đồng nghĩa Trung Quốc không phải đối mặt nguy cơ xung đột nghiêm trọng và có thể chú trọng vào phát triển kinh tế, xây dựng ảnh hưởng.

 

Tuy nhiên, cụm từ này không xuất hiện trong phát biểu của ông Tập năm nay, dù ông đã nhắc đến nó năm 2017. Các chuyên gia cho rằng đây có thể là dấu hiệu cho thấy lãnh đạo Trung Quốc cảm thấy bất an về tình hình quốc tế, đặc biệt là khủng hoảng Ukraine và căng thẳng Mỹ - Trung. Đây dường như cũng là lý do khiến ông Tập đề cao vấn đề "cân bằng phát triển và an ninh".

 

Ông Tập cũng nhắc lại "giấc mơ Trung Hoa", cam kết chính sách mà ông liên tục thúc đẩy kể từ khi lên năm quyền vào năm 2012. "Tất cả chúng ta phải trung thành với mục đích cơ bản là phục vụ nhân dân. Chúng ta phải hít thở cùng một bầu không khí với người dân", ông nói.

 

Ông khẳng định hiện thực hóa giấc mơ đó chính là khôi phục vinh quang trong quá khứ và vị trí một siêu cường toàn cầu mà Trung Quốc xứng đáng nhận được.

 

"Thông qua đấu tranh liên tục, chúng ta đang từng bước thực hiện hóa giấc mơ nghìn đời về một quốc gia Trung Quốc thịnh vượng vừa phải", ông Tập nói.

 

-----------------------------------------------------------

 

Thành tựu của Trung Quốc dưới thời ông Tập

Trung Quốc dưới thời ông Tập đã đưa hàng triệu người thoát cảnh nghèo đói, đưa tàu vũ trụ lên Mặt Trăng và thực hiện cam kết cắt giảm khí thải.

 

Quân đội Trung Quốc chuyển mình dưới thời ông Tập

Dưới thời ông Tập, Trung Quốc đã cải tổ đáng kể lực lượng quân đội lớn nhất thế giới và phát triển các khí tài ngày càng hiện đại.

 

Thanh Tâm (Theo CNN, Bloomberg, SCMP)

 

===========================================

.

.

Tập: Trung Quốc là “sự lựa chọn mới” cho nhân loại

Đàn Chim Việt   (Theo WP)

16/10/2022

https://www.danchimviet.info/tap-trung-quoc-la-su-lua-chon-moi-cho-nhan-loai/10/2022/27351/

 

Lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình hôm Chủ nhật cam kết sẽ biến Trung Quốc thành một “quốc gia xã hội chủ nghĩa hiện đại vĩ đại”, đại diện cho một “sự lựa chọn mới” cho nhân loại, khi khai mạc đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc, một sự kiện được trông đợi sẽ “nhất trí” thông qua để ông giữ nhiệm kỳ thứ ba, phá vỡ truyền thống từ khi đảng này thành lập.

 

https://www.danchimviet.info/wp-content/uploads/2022/10/gettyimages-1433765229-594x594.jpeg

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình được các đại biểu vỗ tay hoan nghênh khi ông đến khai mạc Đại hội lần thứ 20 của Đảng Cộng sản Trung Quốc hôm Chủ nhật. (Ảnh Kevin Frayer/Getty)

 

Đứng trên bục giảng tại Đại lễ đường Nhân dân, trong lúc các đại biểu ai cũng mang, ông Tập không mang khẩu trang phát biểu trong một giờ 45 phút để khai mạc sự kiện 5 năm một lần để đưa ra kế hoạch hành động trong 5 năm tới.

 

Ông Tập tuyên bố “nhiệm vụ cốt lõi” mới của đảng là lãnh đạo một đất nước “đoàn kết trong đấu tranh” để trở thành một quốc gia xã hội chủ nghĩa hiện đại, hùng mạnh vào năm 2049, kỷ niệm 100 năm  thành lập nước Cộng hòa Nhân dân. Ông đưa ra tầm nhìn dân tộc chủ nghĩa về “giấc mơ Trung Hoa”, lấy lại vị trí là một quốc gia ở trung tâm của các vấn đề toàn cầu.

 

Khán phòng treo đầy khẩu hiệu như “Đảng Cộng sản Trung Quốc muôn năm” và “Thực hiện đầy đủ tư tưởng Tập Cận Bình”, khoảng 2.000 đại biểu trong hội trường chật kín theo dõi bài phát biểu của Tập bằng tập tài liệu được phát sẵn trong tay, họ đồng loạt lật các trang kế tiếp vào đúng lúc, chăm chú ghi chép và vỗ tay đôm đốp. Tuy nhiên, qua màn hình phát trực tiếp của đài CCTV , người ta cũng bắt gặp một số đại biểu đang thiền.

 

Trong số đại biểu tham dự còn có cựu phó thủ tướng Trương Cao Lệ, lần đầu tiên xuất hiện trước công chúng kể từ khi bị ngôi sao quần vợt Bành Súy cáo buộc tấn công tình dục.

 

Ông Tập cho biết “sự hồi sinh” của Trung Quốc hiện nay là một “quy trình lịch sử không thể đảo ngược” và đảng này đã tạo ra một “sự lựa chọn mới” cho nhân loại bằng một con đường duy nhất để hiện đại hóa – một lần nữa nhấn mạnh rằng mô hình Trung Quốc sẽ là một thay thế cho mô hình dân chủ phương Tây.

 

Ông nói thêm, muốn Trung Quốc trở thành một cường quốc quân sự, kinh tế và văn hóa, đảng sẽ cần phải len lỏi qua “những thay đổi đột ngột” trong tình hình quốc tế và sẵn sàng đối phó với “gió lớn và bão nguy hiểm”.

 

Ông Tập không nói gì về cuộc chiến ở Ukraine hay mối quan hệ đang xấu giữa Bắc Kinh với Hoa Kỳ. Ông nói phớt qua về chính sách “zero covid” đang bị chỉ trích, khẳng định rằng chính sách này đã nhận được “sự ca ngợi của quốc tế”.

 

Đại hội sẽ kết thúc khi các đại biểu chính thức thông qua báo cáo của ông Tập, thông qua những thay đổi trong hiến pháp và chọn một Ban chấp hành mới. Sau đó, BCH sẽ họp và chỉ định 25 ủy viên Bộ Chính trị mới và Ủy ban Thường vụ  gồm 7 ủy viên quyền lực nhất.

 

Ông Tập gần như chắc chắn sẽ tiếp tục chức vụ tổng bí thư và Chủ tịch Quân ủy trung ương, hai vị trí quan trọng nhất.

 

Đại hội diễn ra vào thời điểm nền kinh tế Trung Quốc đang chậm lại và Bắc Kinh phải đối mặt với những chỉ trích mới của phương Tây về thái độ hung hăng đối với Đài Loan và quan hệ đối tác thân thiết với Nga.

 

Các nhà phân tích đang theo dõi sát sao cuộc họp kéo dài 6 ngày để xem những chỉ trích gần đây có thách thức quyền lực của ông Tập hay không và liệu ông đã chuẩn bị đế có người thay thế hay chưa. Nhưng sau cả chục năm ông Tập tập trung quyền lực vào tay mình, ít người cho rằng hai chuyện đó khó có thể xảy ra. 

 

Willy Wo-Lap Lam, thành viên cấp cao của Tổ chức Jamestown Foundation, cho biết: “Tập Cận Bình không chỉ nhắm tới nhiệm kỳ thứ ba mà còn cả nhiệm kỳ thứ tư. Ông ta còn 10 năm nữa để chọn người kế nhiệm”.

 

Ngay trước bài phát biểu của ông Tập, CCTV đã phỏng vấn bà Dương Lý Dung, một quan chức cấp xã trong tỉnh Chiết Giang. Bà này hết lời ca ngợi sự “hướng dẫn cá nhân” ông Tập để xã của bà phát triển. Bà còn cho biết người dân trong xã đã hình thành thói quen xem tin tức buổi tối để “xem tổng bí thư đang làm gì, giống như ta chăm sóc cho một người bà con trong gia đình.”

 

(Theo WP)

 

===================================================

.

.

Đại hội ĐCS Trung Quốc: Tập Cận Bình sẽ tiếp tục củng cố quyền lực 

Tessa Wong & Stephen McDonell

BBC News, Singapore và Bắc Kinh

16 tháng 10 2022, 11:08 +07

https://www.bbc.com/vietnamese/articles/cd12228r15ro

 

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ tiếp tục củng cố quyền lực trong Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc, bắt đầu diễn ra vào hôm nay 16/10 tại Bắc Kinh.

 

https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/addb/live/a050f9b0-4d05-11ed-ac87-630245663c6a.jpg.webp

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã bảo vệ chính sách 'Không Covid' trong phiên khai mạc Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 20 vào sáng nay 16/10

 

Vốn đã không xảy ra trong hàng thập kỷ qua, các đại biểu Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 20 có thể sẽ trao quyền Tổng Bí thư nhiệm kỳ thứ ba cho Tập Cận Bình.

 

Và điều này sẽ dọn đường cho ông ta trở thành lãnh đạo quyền lực nhất kể từ thời Mao Trạch Đông.

 

Khoảng 2.300 đại biểu sẽ họp để bầu tổng bí thư và có phần tranh luận về những chính sách quan trọng, có thể bao gồm chiến lược 'Không Covid'.

 

Truyền thông nhà nước Trung Quốc đã tăng cường tuyên truyền cho Đảng Cộng sản Trung Quốc trước thềm đại hội vốn sẽ diễn ra trong một tuần, với các bản tin và chương trình truyền hình khắc họa những thành tựu của Trung Quốc dưới sự lãnh đạo của Tập Cận Bình.

 

TQ: Khoai tây ‘kỳ diệu’ của ông Tập thực sự giúp người dân đổi đời?

Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc: Thông tin tóm lược

Trung Quốc sau Đại hội Đảng XX của ĐCS TQ – Cơ hội và thách thức đối với Việt Nam

 

Trong phát biểu tại phiên khai mạc Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc vào sáng nay 16/10, liên quan đến vấn đề Đài Loan, Chủ tịch Tập Cận Bình đã lặp lại cam kết "tái thống nhất" và không loại trừ khả năng sử dụng vũ lực, tuy nhiên sẽ cố gắng giải quyết dựa trên các biện pháp hoà bình.

 

"Chúng tôi kiên định sự nỗ lực vì viễn cảnh tái thống nhất hoà bình với lòng chân thành cao nhất và các nỗ lực tốt nhất, nhưng chúng tôi sẽ không bao giờ hứa từ bỏ sử dụng vũ lực và giữ sự lựa chọn thực thi tất cả các biện pháp cần thiết."

 

Ông Tập Cận Bình lặp lại khẳng định vấn đề Đài Loan là chuyện nội bộ của Trung Quốc và do người dân Trung Quốc tự quyết định."Bánh xe lịch sử của công tác tái thống nhất đất nước và chấn hưng quốc gia đang tiến về phía trước, và việc tái thống nhất hoàn toàn tổ quốc phải đạt được, và phải đạt được!", ông kết thúc trong tràng pháo tay kéo dài của hơn 2.000 đại biểu tham dự Đại hội lần thứ 20.

 

Đảng Cộng sản Trung Quốc điều hành đất nước như thế nào?

Năm lý do khiến nền kinh tế Trung Quốc gặp khó khăn

 

Trong khi đất nước thì hết mực tin tưởng thì Bắc Kinh đã chịu ảnh hưởng từ các biện pháp an ninh và giới hạn đi lại nghiêm ngặt. Điều này đã làm nổ ra sự bất mãn tại đây và một cuộc biểu tình hiếm hoi và nghiêm trọng vào hôm 13/10, chỉ trích Tập Cận Bình và chính sách 'Không Covid'.

 

Chính sách này đã cứu mạng người, nhưng lại tạo nên một cái giá đau đớn cho người dân và nền kinh tế Trung Quốc, và ngày càng có thêm sự mỏi mệt trong quần chúng đồng thời cả sự giận dữ liên quan đến các lệnh phong tỏa và hạn chế đi lại.

 

Tập Cận Bình được cho sẽ bắt đầu đại hội vào hôm nay 16/10 với bài phát biểu dài và long trọng, sử dụng ngôn từ được chọn lọc kỹ lưỡng, mà theo đó giới phân tích sẽ tìm bất kỳ các chỉ dấu nào về khả năng thay đổi chính sách.

 

Các đại biểu cũng sẽ tiến hành bỏ phiếu bầu chọn các lãnh đạo khác bao gồm Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị - một cơ quan tương đương với nội các chủ tịch nước - những người sẽ xuất hiện trước cánh truyền thông đang chờ đợi trong suốt thời gian đại hội.

 

Trong quá khứ, thì một đại hội đảng diễn ra cứ 5 năm một lần được xem là cơ hội để giới lãnh đạo kêu gọi sự ủng hộ, khi họ muốn gia tăng quyền lực cho thành phần của mình trong đảng.

 

Nhưng giới quan sát cho rằng ngày hôm nay thì dường như chỉ còn một thành phần tại Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc XX - đó là của Tập Cận Bình.

 

TQ: Khoai tây ‘kỳ diệu’ của ông Tập thực sự giúp người dân đổi đời?

Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc: Thông tin tóm lược

Trung Quốc sau Đại hội Đảng XX của ĐCS TQ – Cơ hội và thách thức đối với Việt Nam

 

https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/0822/live/e4a1d620-4d05-11ed-ac87-630245663c6a.jpg.webp

Người biu tình yêu cầu chấm dứt chính sách 'Không Covid' tại Bắc Kinh hôm 13/10

 

Trong một dấu hiệu rõ ràng về việc củng cố quyền lực, các lãnh đạo hàng đầu của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã đưa ra một thông cáo trước đó, ca ngợi Tập Cận Bình là "trụ cột" của đảng và giới lãnh đạo. Họ cũng kêu gọi toàn đảng đoàn kết hơn nữa dưới sự lãnh đạo của ông ta.

 

Tập Cận Bình hiện đang giữ ba vị trí quyền lực nhất tại Trung Quốc - Tổng Bí Thư Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch Quân ủy Trung ương và Chủ tịch nước. Ông cũng được cho sẽ có thêm nhiệm kỳ cho hai vị trí quyền lực đầu tiên tại đại hội.

 

Đảng Cộng sản Trung Quốc không đưa ra bất kỳ giới hạn nhiệm kỳ nào. Nhưng không có nhà lãnh đạo nào ngoài Mao Trạch Đông, người sáng lập Đảng Cộng sản Trung Quốc, từng nắm quyền ba nhiệm kỳ.

 

Chủ tịch nước thường chỉ có giới hạn hai nhiệm kỳ theo hiến pháp Trung Quốc, do cựu Chủ tịch kiêm Tổng Bí thư Trung Quốc Đặng Tiểu Bình đề ra để ngăn chặn việc xuất hiện một nhân vật như Mao Trạch Đông.

 

Đảng Cộng sản Trung Quốc điều hành đất nước như thế nào?

Trung Quốc thực thi quyền lực mềm không mấy thành công tại Việt Nam?

 

Thế nhưng Tập Cận Bình đã có thể xóa bỏ yêu cầu này: Vào năm 2018, Quốc hội Trung Quốc đã chính thức bỏ quy luật này, thật sự cho phép Tập Cận BÌnh có thể nắm quyền Chủ tịch nước đến khi nào ông ta muốn.

 

Kể từ khi nắm quyền vào năm 2012, Tập Cận Bình đã dẫn dắt Trung Quốc bước vào con đường với tham vọng và độc tài ngang nhau.

 

Ông ta đã đẩy mạnh vì "sự chấn hưng mạnh mẽ quốc gia", như theo đuổi cải cách kinh tế, giảm ô nhiễm môi trường, và xóa đói giảm nghèo.

 

Ông cũng tiến hành một chiến dịch chống tham nhũng - mà nhiều người xem là một cách để ông ta nhổ bỏ những đối thủ chính trị - cũng như thanh trừng người Uyghur ở Tân Cương và giới biểu tình vì dân chủ ở Hong Kong.

 

Thế nhưng Tập Cận Bình cũng đối mặt với nhiều thách thức khác, như nạn thất nghiệp ở người trẻ, nền kinh tế phát triển chậm lại và khủng hoảng bất động sản đang diễn ra - và dĩ nhiên là chính sách 'Không Covid'.

 

TQ: Khoai tây ‘kỳ diệu’ của ông Tập thực sự giúp người dân đổi đời?

Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc: Thông tin tóm lược

Trung Quốc sau Đại hội Đảng XX của ĐCS TQ – Cơ hội và thách thức đối với Việt Nam

 

https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/87e4/live/291ca8c0-4d06-11ed-ac87-630245663c6a.png.webp

Hệ thống lãnh đạo của Trung Quốc

 

Câu hỏi đặt ra là liệu trong thời gian đại hội chúng ta có thể nghe thấy tuyên bố như, "Chúng ta đã làm tốt rồi, chúng ta giờ đây có thể không làm tiếp'," Giáo sư Rosemary Foot từ Đại học Oxford nói.

 

"Ý tưởng là đảng đã đạt chiến thắng và kiểm soát được virus, đây là thông điệp quan trọng gửi đến người dân trong nước và quốc tế."

 

Nhưng Giáo sư Rosemary cũng nói thêm tất cả dấu hiệu hiện thời đều chỉ ra rằng chính sách này có thể vẫn tiếp diễn.

 

Nhiều người cũng dõi theo đại hội để xem liệu sẽ có sự thay đổi trong chính sách đối ngoại của Bắc Kinh, đặc biệt về hướng cường quốc khác trên thế giới, Mỹ.

 

Các nỗ lực của Tập Cận Bình nhằm làm gia tăng sự ảnh hưởng của Trung Quốc trên toàn cầu thông qua sáng kiến 'Một vành đai, một con đường', và các tuyên bố trên Biển Đông, cũng như sự ủng hộ dành cho Nga trong cuộc chiến tranh UKraine, đã làm gia tăng các căng thẳng với Mỹ và những nước khác.

 

Dưới sự dẫn dắt của Tập Cận Bình, Trung Quốc cũng đã có lập trường mang tính khẳng định hơn về vấn đề Đài Loan, một hòn đảo tự trị mà Bắc Kinh xem thuộc lãnh thổ của mình.

 

TQ: Chính sách Zero Covid gây nguy hiểm cho Tập Cận Bình

Năm lý do khiến nền kinh tế Trung Quốc gặp khó khăn

 

Và khi Tập Cận Bình còn nắm quyền thì tất cả những điều này sẽ tiếp tục là mối quan tâm chính yếu - mặc dù một số chuyên gia tin rằng ông ta có thể giảm nhẹ cách tiếp cận của Trung Quốc trong một số khía cạnh để theo đuổi các mối quan hệ thương mại tốt đẹp hơn với Mỹ và các đối tác trong khu vực.

 

"Tính chính danh chính trị của Đảng Cộng sản Trung Quốc nằm ở kết quả kinh tế xã hội," Tiến sĩ Collin Koh từ trường S Rajaratnam School of International Studies tại Singapore.

 

"Một người dân trung bình tại Trung Quốc sẽ cảm thấy mọi việc không diễn ra rất tốt, vì vậy cần phải phục hồi lại một loại hình phát triển mà Trung Quốc đã từng có trong những thập niên gần đây."

 

Một Đài Loan kiên cường đang rời xa Trung Quốc

Trung Quốc - Đài Loan: Giải thích đơn giản

Reuters: 'Sáu kịch bản của Trung Quốc với Đài Loan' đều dẫn tới đại khủng hoảng

 

VIDEO : Khoai tây ‘kỳ diệu’ được cho là giúp xóa đói giảm nghèo ở Bắc TQ

https://www.bbc.com/vietnamese/articles/cd12228r15ro

 

---------------------------------------

TIN LIÊN QUAN

 

Trung Quốc sau Đại hội Đảng XX của ĐCS TQ – Cơ hội và thách thức đối với Việt Nam

12 tháng 10 năm 2022

.

Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc: Thông tin tóm lược

12 tháng 10 năm 2022

.

TQ: Khoai tây ‘kỳ diệu’ của ông Tập thực sự giúp người dân đổi đời?

15 tháng 10 năm 2022

·          

Trung Quốc thực thi quyền lực mềm không mấy thành công tại Việt Nam?

26 tháng 9 năm 2022

·          

Đảng Cộng sản Trung Quốc điều hành đất nước như thế nào?

6 tháng 10 năm 2022

 

 





No comments: