Về
đề cương "hoạt động quân sự phi chiến tranh" của Trung Quốc
Báo chí nước ngoài bình luận về động thái mới
đây của TQ về việc quốc gia này vừa công bố (hôm 15-6) đề cương cho một hành
lang pháp lý mới, khá đặc biệt, mang tên “hoạt động quân sự phi chiến tranh“. Nhiều ý kiến so
sánh việc này với “chiến dịch quân sự đặc biệt” của Nga đang xảy ra ở
Ukraine. Trang RFI tiếng Việt hôm qua ghi lại nội dung đề cương như
sau:
“Các hoạt động của quân đội (có mục đích) ngăn
chặn và hóa giải các rủi ro và thách thức, xử lý các tình huống khẩn cấp, bảo vệ
con người và tài sản, bảo vệ chủ quyền quốc gia…”
Tức là TQ sẽ ra một bộ luật cho phép quân đội
sử dụng vũ lực mà không phải tuyên bố chiến tranh. Điều cần bàn là không gian
áp dụng luật mới về quân sự này của TQ.
Đồng thời với đề cương về “hoạt động quân sự
phi chiến tranh” TQ cho hạ thủy chiếc hàng không mẫu hạm thứ ba, mang tên Phúc
kiến. Theo tin tức báo chí, chiếc này tối tân và vượt trội hơn hai chiếc Sơn
Đông và Liêu Ninh.
Mục đích ra hành lang pháp lý mới của TQ là nhắm
vào đâu? Quốc gia nào?
Theo tôi, động thái này của TQ có thể sẽ không
nhắm vào VN, mặc dầu mục tiêu “bảo vệ chủ quyền quốc gia” của TQ liên quan đến
tranh chấp VN và TQ về chủ quyền hai quần đảo HS và TS.
Bởi vì VN đã bị TQ “nắm thóp”. VN đã thua đậm
trong “cuộc chiến công hàm”, xảy ra ở văn phòng Thư ký LHQ từ cuối năm 2019.
VN đã không thể phản biện được các lập luận của
TQ, đặc biệt ở công hàm Phạm Văn Đồng 1958. Không phản biện được là thua.
Công hàm nói qua nói lại, cũng là một hình thức
chiến tranh pháp lý.
TQ cho rằng VN đã bị “estopped”, tức VN không
thể “nói ngược” lại với những gì VN đã đồng thuận với TQ ngày trước. Theo các
văn kiện mà TQ đã đệ trình, VNDCCH công nhận “chủ quyền Tây Sa (tức Hoàng Sa)
và Nam Sa (tức Trường Sa) thuộc TQ”.
Dựa
vào công hàm 1958 TQ có lý do để “thâu hồi các lãnh thổ đã bị địch chiếm đóng”.
Vụ Hoàng Sa năm 1974, vụ Trường Sa năm 1988,
TQ sử dụng vũ lực để tấn công VN. Ở hai cuộc chạm súng TQ đều nêu một danh
nghĩa “giải phóng các vùng lãnh thổ đã bị địch chiếm đóng về với tổ quốc”. Vì vậy đối với VN, TQ sẽ không cần
hành lang pháp lý nào hết.
Chính phủ của ông Hồ Chí Minh đã nhìn
nhận chủ quyền của TQ tại HS và TS rồi. Của TQ thì TQ sẽ lấy lại, khi nào thấy
thuận tiện.
Theo tôi, dự án về luật quân sự mới của TQ có
thể nhắm vào Đài Loan và Nhật.
Đài Loan tôi đã viết nhiều lần. TQ thế nào
cũng sẽ “thống nhứt đất nước” với Đài Loan. Điều chưa biết là khi nào thống nhứt
và thống nhứt bằng phương tiện gì? Hòa bình hay chiến tranh?
Tình hình hiện nay nội bộ Đài Loan có khuynh
hướng tuyên bố quốc gia độc lập. Vụ hôm trước, quan chức Đài Loan cho rằng eo
biển Formosa là “eo biển quốc tế” cho ta thấy ý đồ của chính phủ Thái Anh Văn.
Vụ này TQ phản đối mãnh liệt. Họ cho rằng eo biển Đài Loan thuộc quyền chủ quyền
và quyền tài phán của TQ.
Nếu Đài Loan là “quốc gia độc lập, có chủ quyền”
thì phía Đài Loan nói đúng: Eo biển Formosa là “eo biển quốc tế”, kiểu eo biển
Malacca. Bởi vì vùng biển này thuộc quyền chủ quyền và quyền tài phán của cả
hai quốc gia. Nhưng nếu Đài Loan là một lãnh thổ của TQ, dĩ nhiên eo biển
Formosa thuộc quyền tài phán 100% của TQ.
Tình hình
Đài Loan phải nói như ngồi trên lửa. Không tuyên bố độc lập, kiểu VNCH trước
kia, thì trước sau gì Đài Loan cũng bị lục địa “thống nhứt” (bằng vũ lực).
Còn nếu bây giờ tuyên bố độc lập, thì
TQ sẽ vịn vào luật “chống ly khai” để sử dụng vũ lực tức thời.
Tiến thoái lưỡng nan. Nhưng tuyên bố độc lập
thì Đài Loan còn một con đường sống, như Ukraine.
Vì khi Đài Loan độc lập, như Ukraine, chiến
tranh xảy ra sẽ là vấn đề thuộc phạm vi “quốc tế”. Các quốc gia (dân chủ) có thể
tận lực giúp Đài Loan không bị lục địa thôn tính.
Nếu không tuyên bố độc lập, Đài Loan sẽ lâm
vào tình trạng VNCH ngày xưa, chuyện “nội bộ” của một quốc gia. Đài Loan sẽ bị
lục địa “giải phóng” hay “thống nhứt đất nước” mà không quốc gia nào có thẩm
quyền can thiệp.
Đề cương “hoạt động quân sự phi chiến tranh” của
TQ nhằm để “lót sân”, phòng hờ trường hợp Đài Loan tuyên bố độc lập và được các
quốc gia công nhận hàng loạt.
Đối với Nhật, TQ có tranh chấp quần đảo Điếu
ngư, Nhật gọi là Senkaku. Lập trường cá nhân của tôi là tôi không ủng hộ Nhật
trong tranh chấp này. Nhật không ủng hộ VN trong vấn đề HS và TS thì tôi không
có lý do để ủng hộ Nhật.
TQ có thể sử dụng vũ lực giới hạn để “giải
phóng” đảo Điếu Ngư. Việc này xảy ra thì Mỹ sẽ can thiệp. Điều 5 Hiệp ước an
ninh Nhật-Mỹ có ghi rõ Senkaku thuộc lãnh thổ của Nhật và Mỹ sẽ bảo vệ nếu bị tấn
công.
Nhưng dự án luật của TQ có thể còn nhắm vào Úc
và các đảo quốc rải rác, ở giữa TQ và Úc. Vụ này là chuyện khác.
.
No comments:
Post a Comment