Thượng đỉnh Phụ nữ Toàn
cầu 2022: Nữ doanh nhân Việt Nam nghĩ gì?
Huyền Trân - Bùi Thư
BBC News Tiếng Việt
25/06/2022
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-61905521
.
https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/6C0A/production/_125585672_dsc00051.jpg.webp
Thượng đỉnh Phụ nữ Toàn cầu 2022
Các nữ
doanh nhân Việt Nam từ 50 doanh nghiệp đã tham dự Thượng đỉnh Phụ nữ Toàn cầu
2022 (Global Summit of Women) diễn ra tại thủ đô Bangkok và gặp gỡ 600 lãnh đạo
từ 52 quốc gia.
Sự kiện diễn
ra từ ngày 23 đến 25/06, với chủ đề "Tạo cơ hội trong thực tế mới" và
Thái Lan đã lần đầu tiên tổ chức sự kiện quy mộ như thế này trong 32 năm qua với
chi phí khoảng 47 triệu VND/người.
Trong bài
phát biểu tại Lễ khai mạc Hội nghị Thượng đỉnh phụ nữ toàn cầu 2022, Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân nói "Chính
sách nhất quán và xuyên suốt của Nhà nước Việt Nam là thúc đẩy bình đẳng giới
theo từng giai đoạn phát triển đất nước".
BBC News
Tiếng Việt đã có cuộc trò chuyện với nữ chủ doanh nghiệp Việt Nam về bình đẳng
giới trong lĩnh vực kinh doanh tại Việt Nam.
'Sự nghiệp không phân biệt giới'
Tại Lễ
khai mạc Hội nghị trên, Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân phát
biểu:
"Hiện phụ nữ Việt Nam chiếm hơn
50% dân số và gần 48% lực lượng lao động xã hội; phụ nữ ngày càng có vị thế và
đóng góp nổi bật trong mọi mặt của đời sống xã hội. Trong lĩnh vực chính trị,
hơn 30% đại biểu Quốc hội là nữ giới, cao hơn mức bình quân của khu vực; tỷ lệ
các bộ, cơ quan ngang bộ có lãnh đạo chủ chốt là nữ đạt 50%."
"Trong lĩnh vực kinh tế, tỷ lệ
doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ đạt 29,8%, xếp thứ 6 trong số các quốc gia có tỷ
lệ nữ doanh nhân cao nhất."
Theo báo
cáo năm 2021 về bình đẳng giới ở Việt Nam, do Tổ chức Lao động Quốc tế
(ILO) thực hiện lại cho rằng định kiến giới đã ảnh hưởng sâu sắc đến sự tham
gia vào hoạt động kinh tế của phụ nữ, bao gồm các rào cản đối với các vị trí
lãnh đạo và thăng tiến.
Ở Việt
Nam, cũng như các quốc gia khác, vẫn tồn tại quan niệm phổ biến cho rằng phụ nữ
là "người kiếm tiền phụ", trong khi nam giới được coi là "người
kiếm tiền chính". Điều này được ghi nhận cả ở môi trường thành thị lẫn
nông thôn."
Bình luận
về vấn đề bình đẳng giới trong lĩnh vực kinh doanh tại Việt Nam, bà Nguyễn Ngọc Mỹ, Phó Chủ tịch Tập
đoàn Alphanam, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Địa Ốc Alphanam chia sẻ với BBC
News Tiếng Việt rằng:
"Trong nền văn hóa có những định
kiến vô thức, với những câu nói đơn giản như 'Phụ nữ học nhiều làm gì, lo lấy
chồng đi chứ'. Ở Việt Nam, những người phụ nữ có học vấn cao, có địa vị trong
xã hội chiếm tỷ lệ khá nhiều, nhưng họ phải luôn đối mặt với định kiến gia đình
và xã hội, đây là rào cản đầu tiên. Khi dấn thân họ lại đối mặt với rào cản
khác về sinh học, thời gian, quyền phụ nữ ở tập thể..."
"Khi bước vào cuộc họp tôi hay hỏi
là đàn ông đâu, phụ nữ đâu - điều này để tạo thói quen khi bước vào cuộc họp với
sự góp mặt của cả nam lẫn nữ. Một kim chỉ nam quan trọng tại công ty chúng tôi
là "sự nghiệp không phân biệt giới". Tôi không cổ súy 50% nam, 50% nữ
trong tất cả bộ phận vì tôi mong muốn các bạn trẻ khi bước vào làm việc, họ sẽ
biết rằng bản thân mỗi người đều có quyền và sự lựa chọn như nhau, bởi sự nghiệp
không phân biệt giới".
Bà Ngọc Mỹ
cho biết thêm đa số các tập đoàn lớn hiện nay ở Việt Nam đều quan tâm đến vấn đề
bình đẳng giới thông qua việc tham gia đánh giá chính sách để bảo vệ quyền lợi
phụ nữ nhiều hơn, song hành với việc tham khảo và học hỏi mới nhất từ các quốc
gia khác để dần thu hẹp khoảng cách về giới tại nơi công sở.
Bà
Nguyễn Ngọc Mỹ, Phó Chủ tịch Tập đoàn Alphanam, cho biết khâu quan trọng nhất tại
công ty của mình "là sự nghiệp không phân biệt giới"
Bà Nguyễn Thị Ngọc Điệp, Giám đốc một đại lý ủy quyền các
hãng xe ô tô tại Bình Thuận nói với BBC News Tiếng Việt: "Là phụ nữ thì khi kinh doanh có những khó khăn hơn nam giới, vì
vai trò của phụ nữ vừa phát triển kinh tế, vừa phải chăm lo cho gia đình thì sẽ
khó khăn nhưng với sự nỗ lực thì tôi nghĩ cũng không hạn chế gì so với nam giới."
"Người ta nói thương trường như
chiến trường, nên đối với phụ nữ, phải luôn luôn tỉnh thức, nhiều khi đạt tới mức
độ nào đó mình sẽ ngủ quên, và khi đó, sẽ luôn có đối thủ chực chờ để đưa doanh
nghiệp mình đi xuống",
bà Điệp chia sẻ.
Bà Nguyễn
Ngọc Mỹ cho rằng phụ nữ Việt Nam nên được tạo thêm nhiều cơ hội hơn: "Khi tôi mới du học về Việt Nam, quan điểm của
tôi về định kiến và rào cản giới không giống suy nghĩ của số đông."
"Điều tôi học được lớn nhất sau
khi về nước là tìm ngôn ngữ gần gũi hơn với Tiếng Việt để chúng ta có thể giải
thích, giới thiệu những giá trị mới để những người phụ nữ Việt Nam cảm thấy bản
thân có thêm cơ hội. Theo tôi tất cả những giá trị về phụ nữ ở Việt Nam đều
đáng trân quý."
https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/BA2A/production/_125585674_chidiep.jpg.webp
Bà
Nguyễn Thị Ngọc Điệp, Giám đốc Công ty Ngọc Điệp
'Hãy tham gia cộng đồng phụ nữ truyền cảm hứng'
Nguyễn Ngọc Mỹ cũng là diễn giả duy nhất đại diện
cho Việt Nam tại Hội nghị, bà chia sẻ với BBC News Tiếng Việt:
"Thông điệp mà tôi mong muốn gửi
đến những người phụ nữ ở nhà là hãy tìm lấy cho mình một cộng đồng truyền cảm hứng,
để chúng ta có thể cùng lan tỏa những giá trị tốt đẹp và chung tay làm được nhiều
hơn nữa cho xã hội. Tôi nghĩ trong 10 năm tới, tại châu Á, Việt Nam sẽ là một
trong những nước có quyền tự hào về phát triển bình đẳng giới."
Bà Irene Natividad, Chủ tịch GSW phát biểu tại hội nghị
năm nay nói rằng:
"Sự thay đổi có ích lợi cho phụ nữ
diễn ra nhanh chóng hơn khi chúng ta cùng chia sẻ ý tưởng và đạt được chiến lược
xuyên biên giới, và hội nghị thượng đỉnh này là một nền tảng cho sự lan truyền
đó."
https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/A501/production/_125614224_unnamed.jpg.webp
Các
diễn giả tại Hội nghị Thượng đỉnh Phụ nữ Toàn cầu 2022
Bà Nguyễn Thị Ngọc Điệp bộc bạch:
"Tôi khởi nghiệp cũng từ hai bàn
tay trắng, đi qua nhiều thách thức nên thấy rằng, điều gì nam giới làm được thì
phụ nữ mình cũng làm được. Quan trọng bạn có vượt qua chính mình hay không, đừng
để bị giam trong cái suy nghĩ phải lo cho gia đình chu toàn trước rồi mới phát
triển kinh tế. Với những chị em có gia đình, nếu có được sự hỗ trợ của đấng
lang quân thì tôi nghĩ làm kinh tế không phải điều quá khó."
Theo báo
cáo năm 2021 của ILO thì nêu rằng: "Các yếu tố như trách nhiệm chăm sóc, việc nhà cũng như sự tham gia
không cân xứng trong các phân khúc việc làm linh hoạt hơn nhưng bị trả lương thấp
hơn, tay nghề thấp hơn trên thị trường lao động đã làm suy yếu vị thế của phụ nữ
trong nền kinh tế. Các yếu tố đó cũng làm xói mòn khả năng chống chịu của họ
trước những cú sốc kinh tế và sự sẵn sàng cho công việc của họ đối với thị trường
lao động trong tương lai."
Trong 16
khuyến nghị sau báo cáo, ILO chỉ ra rằng, Việt Nam cần "Công nhận, giảm và tái phân bổ khối lượng
công việc không được trả công của phụ nữ, bao gồm thông qua các chiến dịch công
cộng về chia sẻ việc nhà trong hộ gia đình và bằng cách tạo điều kiện đầu tư
nhiều hơn vào cơ sở hạ tầng kinh tế và xã hội có trách nhiệm giới bao gồm các dịch
vụ chăm sóc trẻ em và người cao tuổi, bao gồm các khuôn khổ dành cho sự tham
gia của khu vực tư."
Jesse Peterson: 'Ngôn ngữ
thứ bậc của Tiếng Việt tạo bất bình đẳng'
Ba ông bố chia sẻ về 'việc
nhà', bình đẳng giới và một CLB làm cha
Giới trẻ VN nghĩ gì về
tháng tôn vinh cộng đồng LGBTQ+ ở Thái Lan?
Có mặt tại
hội nghị với tư cách là diễn giả nói về tác động của mạng xã hội lên nghề làm
tin tức, nhà báo Jonathan Head của
BBC News tại Thái Lan cho đây là cơ hội tốt để nói với người làm kinh doanh ở
Thái Lan rằng tự do truyền thông là điều quan trọng, tốt cho sự vận hành của xã
hội. Vì theo ông, ở Thái Lan, luật về phỉ báng được các doanh nghiệp sử dụng rất
phổ biến nhắm vào nhà báo. Và ông Jonathan nhấn mạnh điều này gây tác động tệ hại
đối với tự do báo chí và truyền thông.
Ông nói với
BBC News Tiếng Việt:
"Phụ nữ trong khu vực Đông Nam Á
rất mạnh mẽ và đóng vai trò rất quan trọng. Ở Thái Lan, hình ảnh của phụ nữ
trong kinh doanh rất đa dạng và đầy năng động. Ngay cả những khu vực nghèo hơn,
phụ nữ là người vun vén gia đình, kiếm đủ thu nhập nuôi cả chồng."
Nhà báo
cho rằng hội nghị thực sự ấn tượng khi quy tụ rất nhiều phụ nữ thành công, có sức
ảnh hưởng ở khu vực. Tuy nhiên, ông cũng nêu quan sát:
"Vì chương trình khá tập trung
vào kinh doanh nên khi chúng ta nhìn vào những phụ nữ rất thành công trong lĩnh
vực này, ta thấy thiếu vắng gương mặt phụ nữ ở một địa hạt khác như chính trị.
Và ta cũng thấy nhiều người như ở Thái Lan, có gia đình quyền thế, giàu có -
cha mẹ là CEO tiếng tăm trong các doanh nghiệp lớn - nhiều khả năng họ sinh ra
trong gia đình khá giả, được giáo dục tốt. Tôi không chắc họ có thể giải quyết
được bức tranh lớn hơn mà phụ nữ nói chung phải đối mặt như: bạo lực gia đình -
một vấn đề nghiêm trọng ở Thái Lan có liên quan tới việc sử dụng rượu bia. Hoặc
việc phụ nữ làm sao có được sự ủng hộ khi làm kinh tế."
Ông
Jonathan Head nhận định, Thượng đỉnh Phụ nữ Toàn cầu 2022 thiên về sự kiện giao
lưu, kết nối doanh nghiệp hơn là việc thúc đẩy chương trình nghị sự cho phụ nữ:
"Nhiều người chi rất nhiều tiền đến
đây, không cho vui hay để nghe diễn thuyết mà để được gặp những nữ doanh nhân
có tiếng khác trong khu vực. Dù chỉ vỏn vẹn 5-10 phút gặp gỡ riêng cũng có thể
tạo sự khác biệt to lớn."
Và đặc biệt,
hội nghị là một chỉ dấu cho thấy vai trò quan trọng của chính phủ Thái Lan:
"Đây là hội nghị mang tính toàn cầu
mà chính phủ Thái Lan muốn cho mọi người thấy họ rất chia sẻ và ủng hộ đối với
những vấn đề mà phụ nữ phải đối mặt - dù nội các Thái Lan hầu hết là nam giới.
Nhưng quan trọng hơn, đất nước này đã vật lộn rất nhiều trong hai năm đại dịch
với nhiều sự kiện, hội nghị, chương trình bị hủy và hoãn lại - ngay cả Hội nghị
thượng đỉnh này cũng vậy. Và việc chính phủ Thái Lan thể hiện sự sẵn lòng hậu
thuẫn cho hội nghị cũng là thông điệp nói với thế giới rằng, Thái Lan đã hồi phục," phóng
viên của BBC News đánh giá.
Bên lề sự
kiện, Phó Chủ tịch nước Việt Nam Võ Thị
Ánh Xuân cũng có các cuộc gặp với tập đoàn AMATA, Siam Piwat, CP và Central
cùng những quan chức chính phủ Thái Lan. Bà nói đây là cơ hội quý để doanh nghiệp
hai bên tìm hiểu lẫn nhau để đầu tư, hợp tác trong thời gian tới.
Ông Dhanin Chearavannt, Chủ tịch cấp cao Tập đoàn Charoen
Pokphand (CP) của Thái Lan cảm ơn chính phủ Việt Nam. Ông nói với bà Ánh Xuân rằng
CP muốn mở rộng đầu tư vào Việt Nam vì Việt Nam là nước "ổn định về mặt
chính trị và có chính phủ tốt".
Bà Ánh Xuân nói: "Tập đoàn CP là doanh nghiệp
đến đầu tư vào Việt Nam rất sớm, từ năm 1988, khi chúng tôi mới bắt đầu thời kỳ
Đổi mới để phát triển kinh tế ở Việt Nam" và "hoan nghênh CP tiếp tục
mở rộng và phát triển hoạt động tại Việt Nam".
Đồng thời,
bà Ánh Xuân cũng chỉ ra hai điều mà các doanh nghiệp nói chung cần lưu ý khi mở
rộng sản xuất đầu tư: Thứ nhất về công nghệ, hiện Việt Nam theo chiến lược mới
là khuyến khích sử dụng các công nghệ tiên tiến, hiện đại để phát triển bền vững,
không ảnh hưởng đến môi trường. Thứ hai sử dụng hiệu quả các nguồn lực và tài
nguyên đang khan hiếm như nước, đất đai.
https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/1084A/production/_125585676_img_3292.jpg.webp
Bà Bùi Tú Ngọc, Giám đốc Công ty HanoiLi bên cạnh sản
phẩm gốm Bát Tràng được Việt Nam chọn giới thiệu tại Hội nghị Thượng đỉnh Phụ nữ
Toàn cầu 2022
Tại hội
nghị còn có các quầy hàng giới thiệu sản phẩm, Việt Nam đã trưng bày gốm Bát
Tràng, lụa tơ tằm và ngọc trai. Đây đều là những sản phẩm Thuần Việt từ nguyên
liệu đến chất liệu.
Được thành lập từ năm 1990, Global
Summit of Women (GSW) là một tổ chức phi chính phủ có trụ sở tại thủ đô
Washington DC (Hoa Kỳ).
GSW có sự
tham gia của các phụ nữ từ nhiều lĩnh vực, mang tầm nhìn chung là mở rộng các
cơ hội kinh tế của phụ nữ trên toàn cầu thông qua những giải pháp và chiến lược
sáng tạo.
-------------
Xem
thêm:
Ba ông bố chia sẻ về 'việc
nhà', bình đẳng giới và một CLB làm cha
Jesse Peterson: 'Ngôn ngữ
thứ bậc của Tiếng Việt tạo bất bình đẳng'
Việt Nam: Tố cáo kẻ xâm
hại tình dục để rồi bị lên án ngược?
‘Choáng, bất bình’ quanh
vụ tố cáo Phó TBT báo Văn Nghệ ‘cưỡng hiếp’
----------------
Tin
liên quan
Nhà thơ Dạ Thảo Phương tố
cáo bị cưỡng hiếp: Ý kiến ‘bất bình, thận trọng’ từ nhiều bên
7 tháng 4
năm 2022
.
Xâm hại tình dục ở Việt
Nam: 'Nạn nhân bị lên án ngược là tệ hơn cả tội ác'
8 tháng 4
năm 2022
.
Ba ông bố chia sẻ về 'việc
nhà', bình đẳng giới và một CLB làm cha
1 tháng 5
năm 2021
.
Jesse Peterson: 'Ngôn ngữ
thứ bậc của Tiếng Việt tạo bất bình đẳng trong xã hội'
9 tháng 11
năm 2019
.
Giới trẻ VN nghĩ gì về
tháng tôn vinh cộng đồng LGBTQ+ ở Thái Lan?
22 tháng 6
2022
No comments:
Post a Comment