Người dân Đức sắp phải tiết
kiệm khí đốt vì Nga xâm lược Ukraine?
BBC News Tiếng Việt
23 tháng
6, 2022
https://www.bbc.com/vietnamese/world-61909757
Đức tiến gần hơn đến việc phân bổ khí đốt nhằm giảm phụ thuộc vào Nga
Đức đã
tiến gần hơn một bước đến việc hạn chế khí đốt sau khi nguồn cung từ Nga giảm.
Bộ Kinh tế
Đức cho biết nước này đã kích hoạt giai đoạn "báo động" về kế hoạch
khí đốt khẩn cấp nhằm đối phó với tình trạng thiếu hụt.
Đây là diễn
biến mới nhất trong mối bất hòa giữa Liên minh châu Âu và Nga về cuộc xâm lược
Ukraine.
Bộ trưởng Kinh tế Đức Robert Habeck cho biết Nga đang sử dụng khí đốt
"như một vũ khí" để đáp trả các lệnh trừng phạt của EU.
"Chúng ta không được tự lừa gạt
mình. Việc cắt giảm nguồn cung cấp khí đốt là một đòn tấn công kinh tế của [Tổng
thống Nga Putin] lên chúng ta", ông
Habeck nói, và cho biết thêm rằng người Đức sẽ phải giảm tiêu thụ.
"Rõ ràng là chiến lược của Putin
nhằm tạo ra sự bất an, đẩy giá cả lên và chia rẽ chúng ta trong một xã hội,"
ông nói thêm. "Đây là những gì chúng ta đang chiến
đấu chống lại."
Ông Habeck
cho biết "hy vọng sẽ không bao giờ" cần phải hạn chế khí đốt cho
ngành công nghiệp Đức, nhưng ông nói thêm: "Tất nhiên, tôi không thể loại trừ điều đó."
Thủ tướng Đức nói Vladimir
Putin sợ hãi 'dân chủ nhen nhóm' ở Nga
Nga tuyên bố có thể cắt
nguồn cung khí đốt nếu bị cấm vận dầu
EU khó đạt đồng thuận về
ngưng mua dầu và khí đốt của Nga
Kế hoạch khẩn cấp
Đức hiện
đã chuyển sang giai đoạn hai của kế hoạch khẩn cấp gồm ba phần, được thực hiện
khi có sự gián đoạn hoặc nhu cầu sử dụng khí đốt rất cao.
Chính phủ
Đức sẽ cung cấp khoản vay 15 tỷ euro (13 tỷ bảng Anh) trong một nỗ lực làm đầy
các cơ sở lưu trữ khí đốt.
Chính phủ
cũng sẽ bắt đầu bán đấu giá khí đốt cho ngành công nghiệp để khuyến khích các
doanh nghiệp lớn sử dụng ít hơn.
Việc chuyển
sang giai đoạn hai của kế hoạch đặt ra nhiều áp lực hơn đối với các nhà cung cấp
và khai thác mạng lưới khí đốt để cân bằng sự gián đoạn bằng cách thực hiện các
biện pháp như tìm nguồn thay thế cho khí đốt.
Tuy nhiên,
Đức đã không để các ngành dịch vụ tiện ích chuyển chi phí cao sang khách hàng,
mặc dù về mặt lý thuyết, điều đó có thể xảy ra trong giai đoạn hai.
Các công
ty khí đốt đã phải đảm bảo nguồn cung trong giai đoạn đầu của kế hoạch khẩn cấp,
trong khi các nhà khai thác mạng lưới khí đốt phải báo cáo Bộ Kinh tế ít nhất một
lần mỗi ngày, và các nhà khai thác lưới điện phải đảm bảo ổn định lưới điện.
Sự can thiệp
của nhà nước sẽ diễn ra trong giai đoạn ba khi nguồn cung bị gián đoạn đáng kể
mà thị trường không thể đối phó, nghĩa là nguồn cung được phân bổ.
Trong giai
đoạn thứ ba, nguồn cung cho ngành công nghiệp sẽ bị hạn chế đầu tiên, trong khi
các hộ gia đình và các cơ sở quan trọng như bệnh viện sẽ tiếp tục có sẵn khí đốt.
12 nước
thuộc Liên minh châu Âu hiện đã bị ảnh hưởng bởi việc cắt giảm nguồn cung cấp
khí đốt từ Nga, Giám đốc chính sách khí hậu EU Frans Timmermans cho biết hôm thứ
Năm (23/6).
Tuần trước,
Nga đã cắt giảm lưu lượng khí đốt qua đường ống Nord Stream 1 xuống còn 40%
công suất với lý do trục trặc thiết bị, ảnh hưởng đến các nước trong đó có Đức.
Nord
Stream 1 sẽ được bảo trì từ ngày 11 đến 21/7 khi lưu lượng khí đốt sẽ ngừng vận
chuyển.
https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/12C2F/production/_109474867_hi056544657.jpg.webp
Đường
ống Nord Stream 2 dự kiến đưa 55 tỷ mét khối khí đốt một năm từ Nga sang thẳng
Đức
Người đứng đầu Cơ quan Năng lượng Quốc
tế (IEA), Fatih Birol,
cảnh báo rằng Nga có thể cắt hoàn toàn nguồn cung cấp khí đốt cho châu Âu và
châu Âu cần phải chuẩn bị ngay từ bây giờ.
Nga đã cắt
nguồn cung cấp khí đốt cho Ba Lan, Bulgaria, Hà Lan, Đan Mạch và Phần Lan do họ
từ chối tuân thủ yêu cầu thanh toán bằng đồng rouble của Nga.
Nga ngưng cung cấp khí đốt
cho Phần Lan
Chiến tranh Ukraine: Nga
ngừng cung cấp khí đốt tới Ba Lan và Bulgaria
Sau khi Nga ngừng cung cấp
khí đốt, Ba Lan và Bulgaria có lựa chọn nào khác?
Phân tích của Faisal Isla - Biên tập
viên Kinh tế
Sức mạnh
công nghiệp của Đức có thể đã được hỗ trợ đáng kể nhờ khả năng tiếp cận năng lượng
giá rẻ của Nga. Bây giờ các đướng ống đó đang bị đóng lại.
Ở cấp cao
nhất của chính phủ Đức, họ nói rằng họ có một kế hoạch theo từng giai đoạn để đối
phó với tất cả sự phụ thuộc vào năng lượng Nga. Điều đó thật dễ dàng với than,
vì họ có thể đơn giản mua nó theo dạng vận chuyển từ các nước như Nam Phi và
Colombia. Dầu cũng chủ yếu được vận chuyển trên các tàu chở dầu, trong đó có một
nhà máy lọc dầu nối với đường ống từ Nga.
Nhưng khí
đốt cần một khoản đầu tư đáng kể vào cơ sở hạ tầng thay thế, về cơ bản là các
kho cảng LNG cho phép mua khí đốt được vận chuyển từ khắp nơi trên thế giới. Điều
này thường mất nhiều năm, nhưng Đức đang khám phá ý tưởng về các kho cảng nổi
mà một số tuyên bố cho biết có thể sẵn sàng vào cuối năm nay. Các nhà ga lâu
dài hơn nữa sẽ mất hai năm hoặc lâu hơn, một phần trong nỗ lực của Đức nhằm giảm
sự phụ thuộc vào khí đốt của Nga từ 55% xuống 10%.
Nhưng sau
đó, có một vấn đề lớn hơn nhiều là khí được vận chuyển đến từ đâu.
Các nhà sản
xuất cần phải bơm thêm nhiều khí đốt để đáp ứng nhu cầu này, nhưng chẳng hạn
như người Qatar nhận thấy dễ dàng bán được lượng khí này với các hợp đồng dài hạn
kéo dài hơn một thập kỷ. Đức muốn có một hợp đồng ngắn hơn để phản ánh nỗ lực
loại bỏ dần nhiên liệu hóa thạch của nước này. Trong bất kỳ trường hợp nào, việc
chuyển nhu cầu năng lượng của Đức vào thị trường này sẽ đẩy giá cả thế giới lên
cao.
Tuy nhiên,
trong ngắn hạn, thách thức sẽ là duy trì cung và cầu trong hệ thống năng lượng
của Đức. Và trong khi cường quốc công nghiệp của châu Âu đang tranh giành để mở
rộng các lựa chọn nhập khẩu khí đốt, nước này có thể cần chuẩn bị cho việc
"quản lý nhu cầu", sử dụng ít năng lượng đi trong các nhà máy và hộ
gia đình, và điều đó có nguy cơ gây suy thoái trên toàn châu Âu.
'Tất cả dự đoán đều không xảy ra'
Nathan
Piper, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu dầu khí tại Investec, cho biết việc tiếp
tục hạn chế nguồn cung khí đốt từ Nga sang châu Âu là một "diễn biến đáng
lo ngại".
"Về mặt
hiệu quả, tất cả dự đoán đều không xảy ra với những gì có thể diễn ra tiếp
theo," ông nói. "Mọi sự giả vờ rằng Nga là một nhà cung cấp khí đốt
đáng tin cậy đã biến mất."
Vào mùa
hè, nguồn cung cấp khí đốt bị gián đoạn "ít gây lo ngại hơn", nhưng
ông cho biết tình hình có thể trở nên tồi tệ hơn vào mùa đông khi mọi người cần
sưởi ấm nhiều hơn.
Liệu Đức
có phải bắt đầu phân phối khí đốt hay không "vẫn còn phải xem", ông
nói, nhưng nếu giá tiếp tục tăng, dù sao đi nữa ngành công nghiệp sẽ cắt giảm
vì khí đốt trở nên không kinh tế.
Ngành công
nghiệp Đức đang xem xét làm cách nào họ sẽ đối phó với tình trạng thắt chặt nguồn
cung, với một số công ty đang cân nhắc phải sử dụng đến các nguồn năng lượng
trước đây đã bị loại bỏ dần.
Ở Vương quốc
Anh, các nhà máy than đã được yêu cầu mở cửa lâu hơn, và chính phủ đang xem xét
có nên để một mỏ than mới ở Cumbria được tiếp tục hoạt động hay không.
No comments:
Post a Comment