Tuesday, June 14, 2022

MÂU THUẪN TRONG PHÁT BIỂU CỦA BỘ TRƯỞNG QUỐC PHÒNG VIỆT NAM và TRUNG QUỐC tại ĐỐI THOẠI SHANGRI-LA 2022 (Diễm Thi, RFA)

 



Mâu thuẫn trong phát biểu của Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam và Trung Quốc tại Đối thoại Shangri-la 2022

Diễm Thi, RFA
2022.06.14

https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/contradictions-in-the-statements-of-the-defense-ministers-of-vn-and-china-at-shangri-la-dialogue-2022-dt-06142022130657.html

 

.

https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/contradictions-in-the-statements-of-the-defense-ministers-of-vn-and-china-at-shangri-la-dialogue-2022-dt-06142022130657.html/@@images/463bc919-565f-4e97-a008-9bfc638287e5.jpeg

Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam.  AFP

 

“Tôi xin nhấn mạnh lại rằng, nền quốc phòng của Việt Nam là nền quốc phòng mang tính chất hòa bình và tự vệ. Tăng cường tiềm lực quốc phòng để bảo vệ Tổ quốc. Việt Nam chủ trương tăng cường khả năng quốc phòng bằng nội lực và điều kiện, khả năng của mình, không tham gia liên minh quân sự, không liên kết với nước này để chống lại nước kia, không cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự hoặc sử dụng lãnh thổ Việt Nam để chống lại nước khác, không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế.”

 

Đó là phát biểu của Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam tại Đối thoại Shangri-La năm 2022 diễn ra từ ngày 10 đến ngày 12 tháng 6 vừa qua.

 

Phát biểu của ông Phan Văn Giang một lần nữa cho thấy Hà Nội kiên định với chính sách ‘bốn không’ của quốc phòng Việt Nam. Chính sách này được chuyển từ chính sách ‘ba không’ từ năm 2019.

 

Trung tá Vũ Minh Trí, từng công tác tại Cục Kỹ thuật, Tổng cục 2, Bộ Quốc Phòng cho rằng, trước đây Việt Nam từng đem hàng chục vạn quân sang Campuchia đánh nhau; từng cho Liên Xô đặt căn cứ quân sự ở Cam Ranh… sau đó lại thay đổi bằng chính sách ‘ba không, ‘bốn không’:

 

“Trong khi tình hình không có gì thay đổi lớn, mối đe dọa từ các thế lực thù địch theo như người ta nói càng ngày càng tăng lên, nhưng mà lại không cần liên minh quân sự với ai thì tôi thấy đây là một cái chuyện không có căn cứ thực tiễn, kể cả về mặt lý luận.

Thứ hai, chính sách liên minh quân sự nó chỉ là một phần của chính sách đối ngoại của quốc gia mà thôi. Từ khoảng 30 năm nay, Việt Nam cứ nói đi nói lại là muốn làm bạn với tất cả các nước. Tôi thấy đó là chuyện rất là không tưởng, bởi vì trên thế giới có gần 200 quốc gia với chế độ chính trị, quan điểm chính trị, thể chế chính trị rất khác nhau, thậm chí có nước còn đối chọi với nhau đánh nhau như Nga và Ukraina hiện nay. Do đó, muốn làm bạn với tất cả các nước là chuyện không thể vì như thế là không bao giờ có bạn thực sự.

Tôi thấy chính sách ngoại giao muốn làm bạn với tất cả các nước và chính sách ba không, bốn không, năm không của Việt Nam là rất tào lao và có hại về nhiều mặt. Điều đó khiến cho Việt Nam không thực sự có một đồng minh nào đáng tin cậy. Về mặt ngoại giao, về mặt đối ngoại, về mặt quân sự của Việt Nam bây giờ thật sự hết sức đáng lo ngại.”

 

Cũng tại Đối thoại Shangri-La năm 2022, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Ngụy Phượng Hòa nói rằng Bắc Kinh và Hà Nội đang có mối quan hệ rất tốt đẹp và khẳng định Trung Quốc chưa bao giờ xâm chiếm lãnh thổ nước nào.

 

https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/000_32cc3ea.jpg/@@images/def10263-d888-40b1-a35f-110c6dcfb0ed.jpeg

Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Ngụy Phượng Hòa. AFP                          

 

Khi bà Bích Trần, một đại diện của Việt Nam nhắc lại lịch sử Trung Quốc từng nhiều lần xâm lược Việt Nam và đặt ra câu hỏi, liệu điều khẳng định của ông Ngụy Phượng Hòa có là “lời hứa của Trung Quốc sẽ không xâm lấn lãnh thổ nước khác trong tương lai hay không”, thì ông Ngụy trả lời: “Tôi là một người anh tốt và một người bạn tốt với Bộ trưởng của Việt Nam. Do đó với những gì đã xảy ra trong quá khứ, tôi nghĩ rằng bạn cần phải đọc về lịch sử.”

 

Một số người quan tâm cho rằng, cách nói của Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc là ‘xảo ngôn’ và không tôn trọng người đồng nhiệm Việt Nam.

 

Nhà nghiên cứu Biển Đông Đinh Kim Phúc nêu quan điểm của ông với RFA:

 

“Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Ngụy Phượng Hòa vẫn tiếp tục xảo ngôn khi nói rằng, trong lịch sử Trung Quốc chưa bao giờ đi xâm chiếm lãnh thổ nước nào. Rõ ràng đây là luận điệu xuyên suốt của nhà nước Trung Quốc hiện nay. Họ chối bỏ tất cả các cuộc xâm lược của họ trong quá khứ cũng như trong hiện tại.”

“Nhìn lại lịch sử Việt Nam chúng ta thấy, chưa có một sứ thần Việt Nam nào mà phải chịu nhục khi bị đối phương hạ nhục tại hội nghị hoặc là đi sứ. Nếu sự thật là Trung Quốc phát biểu những vấn đề đó trước Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam mà Việt Nam không có một phát ngôn để trả đũa thì tôi không thể hiểu nổi cái thái độ của Việt Nam.

Còn vấn đề quan điểm của Việt Nam là tôn trọng luật pháp quốc tế, giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, ủng hộ chính nghĩa bằng luật pháp quốc tế, bằng hiến chương Liên Hợp Quốc, bằng luật biển LHQ  1982… thì tôi hoàn toàn ủng hộ vì tôi là thế hệ đã đi qua chiến tranh. Tôi không muốn chiến tranh, tôi cũng không muốn đất nước này có chiến tranh vì chiến tranh là phải trả giá. Nhưng việc bị Trung Quốc gài thế nói giọng kẻ cả, giọng ban ơn, nói giọng đàn anh mà chúng ta không phản ứng là một vấn đề rất khó hiểu.”

 

Ông Đinh Kim Phúc nhắc lại những xâm chiếm biển đảo Việt Nam khi hai đảng cộng sản Trung Quốc và Việt Nam coi nhau như ‘môi với răng’. Chẳng hạn như Trung Quốc đã chiếm phần phía đông của quần đảo Hoàng Sa từ năm 1956 khi chính quyền Sài Gòn khi đó chưa có đủ điều kiện quản lý khu vực này từ thực dân Pháp trao lại. Rồi đến năm 1974 Trung Quốc dùng vũ lực cưỡng chiếm luôn phía tây quần đảo Hoàng Sa. Năm 1988, Trung Quốc tiếp tục chiếm bảy đảo trên quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

 

Đây không phải lần đầu tiên Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Nguỵ Phượng Hòa tuyên bố nước này chưa bao giờ xâm lược nước khác. Tại Đối thoại Shangri-La năm 2019 tại Singapore, vị bộ trưởng này phát biểu: “Trong suốt 70 năm qua kể từ ngày thành lập nước, Trung Quốc chưa bao giờ phát động một cuộc chiến hay xung đột, hay xâm lược quốc gia khác hay lấy dù chỉ một tấc đất của nước khác… Lịch sử đã chứng minh và sẽ tiếp tục chứng minh là Trung Quốc sẽ không theo con đường của những cường quốc tìm kiếm việc bá quyền khi mình lớn mạnh. Bá quyền không phù hợp với những giá trị và quyền lợi quốc gia của Trung Quốc.”

 

Về vấn đề Biển Đông, Thượng tướng Nguỵ Phượng Hòa khẳng định việc Trung Quốc xây lấp các đảo và quân sự hóa khu vực Biển Đông là thuộc quyền chủ quyền của Trung Quốc và hoàn toàn vì mục đích tự vệ.

 

Trên thực tế, Trung Quốc đã dùng vũ lực xâm chiếm hoặc xâm phạm vùng biển/lãnh thổ trên biển của Việt Nam, Philippines, Indonesia và Malaysia.


========================================================

Đại tướng Phan Văn Giang: Việt Nam xây dựng quân đội hòa bình, tự vệ, theo nguyên tắc '4 không'  

Tuổi Trẻ Online

11/06/2022 20:15 GMT+7

https://tuoitre.vn/dai-tuong-phan-van-giang-viet-nam-xay-dung-quan-doi-hoa-binh-tu-ve-theo-nguyen-tac-4-khong-20220611193222537.htm

 

TTO - Tại Đối thoại Shangri-La 2022 đang diễn ra ở Singapore, Đại tướng Phan Văn Giang - bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam - chia sẻ về chủ trương phát triển quân đội của Việt Nam, nguyên tắc "4 không" và những yếu tố giúp duy trì hòa bình thế giới.

 

·         Đối thoại Shangri-La: Bộ trưởng quốc phòng Mỹ - Trung lần đầu gặp trực diện

·         Tâm điểm Trung Quốc tại Đối thoại Shangri-La

·         Sáng nay, Mỹ và Nhật làm nóng Diễn đàn Shangri-La

 

https://cdn.tuoitre.vn/thumb_w/586/2022/6/11/phan-van-giang-viet-nam-16549506567421090145168.jpg

Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phan Văn Giang phát biểu tại Đối thoại Shangri-La 2022 ngày 11-6 - Ảnh: TTXVN

 

Trong bài phát biểu tại phiên thứ 4 của Đối thoại Shangri-La 2022 (SLD22) ngày 11-6, Đại tướng Phan Văn Giang khẳng định Việt Nam chủ trương xây dựng quân đội, xây dựng tiềm lực quốc phòng đủ mạnh để tăng cường khả năng bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, lợi ích quốc gia, dân tộc; đồng thời thực hiện trách nhiệm nghĩa vụ quốc tế cao cả.

 

Theo Đại tướng Phan Văn Giang, tăng cường khả năng quốc phòng không đơn thuần là mua sắm, sản xuất, hiện đại hóa vũ khí trang bị, mà là nâng cao sức mạnh quốc phòng trên nhiều phương diện; nâng cao sức mạnh tổng hợp của toàn quân, toàn dân và toàn thể hệ thống chính trị.

 

"Để tăng cường khả năng quốc phòng, đương nhiên không thể thiếu hiện đại hóa vũ khí, trang thiết bị quân sự. Tuy nhiên, Việt Nam luôn chủ trương tập trung hiện đại hóa vũ khí, trang bị quân sự để phục vụ mục đích bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ hòa bình", ông Phan Văn Giang khẳng định.

 

"Việt Nam chủ trương tăng cường khả năng quốc phòng bằng nội lực và điều kiện, khả năng của mình", ông nói và nhắc lại nguyên tắc "4 không" của Việt Nam.

 

Đó là: Không tham gia liên minh quân sự; Không liên kết với nước này để chống lại nước kia; Không cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự hoặc sử dụng lãnh thổ Việt Nam để chống lại nước khác và Không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế.

 

"Đối với tranh chấp về chủ quyền trên Biển Đông, chúng tôi kiên trì, kiên quyết nguyên tắc giải quyết tranh chấp, bất đồng bằng biện pháp hòa bình, trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền và lợi ích chính đáng của các quốc gia; tuân thủ luật pháp quốc tế, trong đó có UNCLOS 1982, cam kết thực thi nghiêm túc DOC và mong muốn hướng tới xây dựng một COC hiệu quả, thực chất và có tính pháp lý rõ ràng hơn", Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam nêu rõ.

 

Theo Đại tướng Phan Văn Giang, việc tăng cường năng lực quốc phòng cần minh bạch bởi nếu không sẽ rất dễ dẫn đến nghi kỵ, hiểu lầm; nếu không vì mục đích chính nghĩa, rất dễ kéo theo chạy đua vũ trang.

 

"Hệ lụy là lòng tin chiến lược giữa các quốc gia suy giảm, cạnh tranh chiến lược gia tăng, nguy cơ đối đầu hiện hữu, an ninh truyền thống phức tạp, chiến tranh, xung đột tiềm ẩn, khó lường. Mặt khác, chạy đua vũ trang tất yếu sẽ tiêu tốn nguồn lực quốc gia, mà lẽ ra, có thể sẽ tốt hơn nếu những nguồn lực quốc gia ấy được dành cho phát triển kinh tế, xã hội, giải quyết các mối đe dọa an ninh phi truyền thống", người đứng đầu Bộ Quốc phòng Việt Nam nêu lập luận.

 

Theo TTXVN, bài phát biểu của Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phan Văn Giang đã thu hút sự theo dõi đặc biệt của các đại biểu, diễn giả và các nhà quan sát quốc tế dự SLD22.

 

Đây là sự kiện có quy mô lớn nhất từ trước đến nay với hơn 500 diễn giả và khách mời, đại biểu được tổ chức sau hai năm trì hoãn vì đại dịch COVID-19. Sau bài phát biểu, Bộ trưởng Phan Văn Giang đã trả lời một số câu hỏi của các đại biểu tại SLD22.

 

------------------------------------

 

Đối thoại Shangri-La trong bối cảnh địa chính trị mới

TTO - Hôm nay (11-6), Đối thoại Shangri-La 2022 tại Singapore bước vào ngày làm việc chính thức với điểm nhấn là bài phát biểu của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin.

 

DUY LINH





No comments: