Diễn đàn ASEAN - Nhật Bản:
Nhấn mạnh vai trò trung tâm của ASEAN tại Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương
BBC News Tiếng Việt
22 tháng 6 2022, 19:07 +07
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-61891091
Diễn
đàn ASEAN - Nhật Bản cấp Trưởng Quan chức cao cấp lần thứ 37 (ASEAN-Japan Forum
37) vào ngày 20/06 đã một lần nữa nhấn mạnh đến vai trò trung tâm của ASEAN
trong khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.
Diễn ra
theo hình thức trực tuyến, tại diễn đàn thường niên này, ASEAN và Nhật Bản đã
thống nhất hợp tác vì an ninh và an toàn hàng hải ở Biển Đông.
Nhật Bản
nói họ ủng hộ lập trường nguyên tắc của ASEAN về Biển Đông, cũng như vai trò và
nỗ lực của ASEAN trong thực hiện đầy đủ và hiệu quả Tuyên bố ứng xử của các bên
ở Biển Đông (DOC), xây dựng Bộ quy tắc ứng xử tại Biển Đông (COC) phù hợp với
luật pháp quốc tế và Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982.
Nhật Bản đồng
thời lặp lại sự ủng hộ Tầm
nhìn ASEAN về Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương (AOIP) được thông qua vào
năm 2019.
Các vấn đề
khác như kinh tế, thương mại, đối phó đại dịch cũng đã được đôi bên thảo luận.
Sự kiện
ngoại giao cấp cao tiếp theo giữa đôi bên sẽ là Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao
ASEAN - Nhật Bản, được tổ chức tại Campuchia từ 31/07 - 06/08.
Quan hệ đối
thoại ASEAN và Nhật Bản được thiết lập từ năm 1973. Sau đó, Nhật Bản và ASEAN
chính thức thiết lập quan hệ vào năm 1977, cơ sở dựa trên Học thuyết Fukuda năm
1997 và Học thuyết Takeshita vào năm 1987.
Những năm
gần đây, quan hệ đối tác chiến lược Nhật Bản và ASEAN ngày càng được tăng cường.
Thủ tướng Hun Sen: ‘Tôi
không có quyền nhượng đất cho Việt Nam’
VN phản ứng trước tin TQ
động thổ cải tạo căn cứ hải quân cho Campuchia
Lo ngại Trung Quốc, Mỹ
cam kết 150 triệu USD với các nước ASEAN
Vai trò trung tâm của ASEAN
Theo bài
báo của tác giả Zhuoran Li, trên The Diplomat ngày 02/06, chủ đề chủ đạo
trong Tầm nhìn ASEAN về Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương là tính trung tâm của
ASEAN, được xem "là nguyên tắc nền tảng để thúc đẩy sự hợp tác trong khu vực
Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương".
Cũng theo
nhà nghiên cứu Zhuoran Li thì tính trung tâm của ASEAN "có mục tiêu thu
hút các cường quốc lớn như Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản vào khuôn khổ ASEAN thông
qua các tổ chức đa phương như Thượng đỉnh Đông Á và Diễn đàn Khu vực ASEAN, và
tạo nên các thách thức lớn cho chính sách Đông Nam Á của Trung Quốc trong dài hạn."
Ấn Độ
Dương - Thái Bình Dương có một số tuyến đường biển bận rộn nhất thế giới, bao gồm
eo biển Malacca, chiếm khoảng 30 - 40% nền thương mại toàn cầu, gồm hàng hóa, dầu
thô đi qua các tuyến hàng hải quan trọng này.
Những năm
gần đây, Mỹ đã xác định vai trò quan trọng của ASEAN trong chính sách Châu Á để
đối phó trước nhân tố Trung Quốc, đảm bảo một Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
"tự do và rộng mở".
Khuôn khổ
Kinh tế Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương (IPEF) do Mỹ khởi động vào ngày 23/05 là
chiến lược hợp tác kinh tế mới nhất có sự tham gia của Nhật Bản và 7 quốc gia
thuộc ASEAN.
Cụ thể
IPEF gồm 13 quốc gia tham gia, gồm 4 quốc gia thuộc Bộ Tứ (Mỹ, Úc, Ấn Độ và Nhật
Bản) và 7 quốc gia thuộc ASEAN gồm Brunei, Indonesia, Malaysia, Philippines,
Singapore, Thái Lan, Việt Nam.
IPEF, dù
là không phải là một thỏa thuận thương mại tự do, nhưng chứng tỏ Mỹ sẽ tham gia
nhiều hơn vào nền kinh tế của khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Một số nhà
phân tích nhận định, thông qua IPEF, Mỹ có thể viết lại trật tự kinh tế trong
khu vực và định hình lại sức ảnh hưởng kinh tế của Trung Quốc tại đây.
Lo ngại Trung Quốc, Mỹ
cam kết 150 triệu USD với các nước ASEAN
Từ Mỹ, Thủ tướng Phạm
Minh Chính nói Việt Nam 'chọn chính nghĩa, không chọn bên'
Thượng đỉnh Hoa Kỳ-ASEAN
và kỳ vọng của Mỹ về tương lai quan hệ đối tác với VN
Tổng
thống Mỹ Joe Biden tại Hội nghị thượng đỉnh Quad vào tháng 5
Cũng vào
ngày 23/05, Tổng thống Mỹ Joe Biden tuyên
bố rằng, "Tương lai của nền kinh tế trong thế kỷ 21 sẽ phần lớn
được viết nên tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương".
Cố vấn An
ninh Quốc gia Mỹ Jake Sullivan cũng nói rằng IPEF là phương tiện để Mỹ "củng
cố mối quan hệ với các đồng minh và đối tác vì mục tiêu tăng cường sự thịnh vượng
chung."
Về phần
mình, Việt Nam cho biết chỉ mới tham gia thảo luận IPEF, và chưa phải là thành
viên.
Ngày
26/05, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng "nhấn mạnh rằng
Việt Nam sẽ cùng các nước ASEAN và những đối tác liên quan trao đổi, làm rõ nội
hàm của IPEF, tập trung vào 4 trụ cột là thương mại và chuỗi cung ứng, năng lượng
sạch và cơ sở hạ tầng, thuế và chống tham nhũng."
Trước đó Hội
nghị thượng đỉnh đặc biệt Hoa Kỳ - ASEAN được tổ chức tại Washington DC từ ngày
12 - 13/05.
Về Tuyên bố
Tầm nhìn chung giữa Hoa Kỳ và ASEAN được đưa ra sau hội nghị, Edgard D. Kagan,
trợ lý đặc biệt của Tổng thống Joe Biden về Đông Á và châu Đại Dương thuộc Hội
đồng An ninh Quốc gia Mỹ, đánh giá:
"Đây
là một tuyên bố quan trọng phản ánh các lĩnh vực mà Hoa Kỳ và ASEAN đã tăng cường
hợp tác; chúng tôi đã tiếp tục điều chỉnh tầm nhìn của mình; và điều đó cũng phản
ánh rằng chúng tôi đang tiến tới và tăng cường các mối quan hệ đó trong tương
lai."
Trước đó
vào cuối tháng 4, Việt Nam là một trong 3 điểm đến tại Đông Nam Á trong chuyến
công du của Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida, bên cạnh Indonesia và Thái Lan.
Tại cuộc họp
báo được tổ chức sau buổi họp với Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính, ông Fumio
Kishida gọi Việt Nam là "một đối tác quan trọng" trong việc thực thi
tầm nhìn của Tokyo về một Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và rộng mở.
-------------
Xem thêm:
Hội nghị thượng đỉnh Quad:
Trung Quốc là vấn đề trung tâm
Từ Mỹ, Thủ tướng Phạm
Minh Chính nói Việt Nam 'chọn chính nghĩa, không chọn bên'
Thủ tướng Hun Sen: ‘Tôi
không có quyền nhượng đất cho Việt Nam’
VN phản ứng trước tin TQ
động thổ cải tạo căn cứ hải quân cho Campuchia
Tàu bệnh viện Hải quân
Hoa Kỳ cập cảng Phú Yên
No comments:
Post a Comment