Thursday, June 9, 2022

DẸP BOT ĐỂU (Nguyễn Thông)

 



 

Dẹp BOT đểu   

Nguyễn Thông 

opsdnerSto0ờata8g2mh66hlch2umg5i11a g65i3u  

https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=pfbid0EcSVWcNCEHovyNAFv9GNYfyniP88cgv1qAqaEz9m3FhwxexNacE4qQ3k2Ha9pHV4l&id=100024722048900

 

Đó là cách duy nhất để bảo vệ quyền lợi và đem lại sự công bằng cho người dân đang hằng ngày nộp tiền vào ngân sách.

 

Đó cũng là biện pháp tử tế duy nhất để nhà nước chứng minh những lời họ nói ‘vì dân” là thực lòng chứ không phải nói một đằng làm một nẻo.

 

Hôm 6.6 vừa rồi (cách nay 3 ngày), ông Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thể đăng đàn trước quốc hội để báo cáo về những hoạt động của ngành, tình trạng giao thông vận tải trên cả nước. Tất nhiên, như mọi lần, mọi nơi, mọi người trong những vụ việc tương tự ở xứ ta, ông ta vẫn áp dụng công thức báo cáo “đã đạt thế này, đã đạt thế kia, tuy nhiên…”, nghe mãi phát nhàm. Chả biết quốc hội có thích nghe tự khen tự sướng không, chứ dân ngán hơn cơm nếp nát. Tôi để ý thấy, qua coi tivi và đọc báo, ông ta vẫn muốn bảo vệ những cái BOT trấn lột đầy tai tiếng, chẳng hạn gợi ý nhà nước bỏ tiền mua lại đám của nợ đó. Thưa ông thượng thư lục lộ, tiền do dân đóng thuế chứ không phải vỏ hến nhé. Cứ đùa.

 

Bảo vệ BOT trấn lột, rõ ràng bộ lục lộ vẫn tìm cách móc túi dân, mà đầu têu đầu trò là ông Nguyễn Văn Thể. Hôm nay 9.6 ông ta phải trả lời chất vấn trước quốc hội, liệu có ông bà nghị nào dám chất vấn điều sau đây.

 

Cứ phải hai 5 rõ 10. Nếu đường mới mở, mới làm (đường tránh đô thị, đường cao tốc chẳng hạn), làm mới một trăm phần trăm, thì thu phí. Thu phí chứ đếch phải thu giá nhé. Nhưng với ngay cả những loại đường kiểu này, nếu tiền đầu tư làm đường của tư nhân hoặc doanh nghiệp thì mới được tổ chức thu, lập BOT thu, mức thu bao nhiêu do nhà đầu tư và nhà nước quy định. Còn nếu tiền đầu tư những con đường mới ấy (chẳng hạn cao tốc bắc nam) bằng ngân sách quốc gia thì tuyệt đối cấm thu. Tiền ấy có được do dân đóng thuế vào ngân sách, do bán tài nguyên (ví dụ dầu khí, than, bô xít) phải được sử dụng để phục vụ dân chứ không phải lại đè dân ra bóc lột, mà làm đường là một cách phục vụ. Dùng tiền dân để móc tiếp túi dân còn ra cái thể thống gì, hỡi đảng và quốc hội.

 

Với những con đường có sẵn từ trước, thậm chí từ thuở cha ông dựng nước mở nước, từ thời mồ ma thực dân đế quốc, dân đã đi trên đó qua hết thế hệ này đến thế hệ khác, nếu nó hư hỏng, xuống cấp, không còn phù hợp, thì nhà nước phải bỏ tiền ngân sách ra sửa chữa. Thuế do dân đóng để làm việc này, không thì họ đóng thuế làm gì. Với đường dạng này (đoạn quốc lộ 1 qua thị xã Cai Lậy chẳng hạn, đường 5 nối Hà Nội - Hải Phòng chẳng hạn) thì đương nhiên cấm thu. Đừng có giở cái trò mèo sửa chữa chắp vá, vá víu nọ kia rồi lập BOT đểu. Dân không bao giờ chấp nhận kiểu bị móc túi trắng trợn mấy lần như thế.

 

Nói cho mà biết, việc mở đường tránh, xây đường cao tốc, không ai cản các ông các bà làm gì, nhất là khi nó phục vụ đất nước, con người. Cứ đem BOT ra đó đặt, ai chống đối đi qua mà không trả tiền phí thì tịch thu xe, xử phạt vi phạm hành chính thật nặng, lần sau bố bảo cũng không dám vượt. Nhưng nhà cai trị đừng có cái thói dung túng cho bọn làm bậy, kiểu như mở đường tránh thị xã Cai Lậy lại lôi BOT đểu ra đặt trên quốc lộ 1, hoặc mở cao tốc Hà Nội - Hải Phòng lại trắng trợn thu phí trên quốc lộ 5. Thực hiện như thế là làm càn. Sự chịu đựng, nhẫn nại, biết điều của dân có giới hạn, đừng thấy bở thì đào mãi. Các ông bà chưa thấy nồi súp de bị nổ bao giờ à. Cứ thử cho BOT đểu Cai Lậy hoạt động lại đi, đảng, chính quyền và “đồng chí” Thể, chả trắng mắt biết tay nhau ngay. Khi ấy, có hối cũng không kịp.

 

Nguyễn Thông

.

41 BÌNH LUẬN   





No comments: