Chiến
tranh Ukraina : Nga “câu giờ” đặt thế giới trước sự đã rồi ?
Thanh Hà - RFI
Đăng ngày: 25/06/2022 - 12:24
https://www.rfi.fr/vi/ph%C3%A2n-t%C3%ADch/20220625-chien-tranh-ukraina-nga-su-da-roi
Cuộc
chiến tranh Ukraina bước vào tháng thứ 5. Trước những ngày nghỉ hè, công luận
phương Tây, truyền thông của Âu, Mỹ có còn tiếp tục quan tâm đến chiến tranh
Ukraina nữa hay không cho dù chiến sự càng lúc càng khốc liệt trên nhiều mặt trận.
Kiev lo rằng, sự thờ ơ của phương Tây có lợi cho Kremlin, Nga đặt cộng đồng
quốc tế trước sự đã rồi.
Những
hình ảnh đầu tiên về việc sử dụng bệ phóng tên lửa Himar của Mỹ ngày
24/06/2022. © Pavlo Narozhnyy via REUTERS
Trước ngày
kỷ niệm 5 tháng tổng thống Vladimir Putin “mở chiến dịch đặc biệt” tiêu
diệt chính quyền “phát xít” tại Kiev, Ukraina được cấp quy chế ứng viên
gia nhập Liên Hiệp Châu Âu. Đó là một chút “mật ngọt” xoa dịu nỗi đau của
hàng chục triệu người tị nạn, là niềm an ủi nhỏ nhoi cho những người đã mất hết
tất cả từ khi đất nước họ bị Nga xâm chiếm.
Nhưng cùng
lúc, chính Ukraina kêu gọi ngững người lính cuối cùng ở Severokonetsk buông
súng. Bản thân Ukraina cũng như các cơ quan tình báo quốc tế, giới chuyên
gia, NATO... không một ai tin rằng chiến sự sắp tàn.
Tổng thống
Volodymyr Zelensky vừa phải đối mặt với hỏa lực của quân đội Nga vừa lo mất thế
thượng phong trên mặt trận truyền thông. Theo phân tích của Thomas Gomart, giám
đốc Viện Quan Hệ Quốc Tế Pháp IFRI, khác hẳn với những ngày đầu xung đột, “nghịch
lý của chiến tranh Ukraina hiện nay là truyền thông quốc tế bắt đầu ít chú ý đến
hồ sơ này trong khi đó thì tình hình chiến sự sôi bỏng hơn bao giờ hết”.
Tổng thống
Volodymyr Zelensky cho biết mỗi ngày có từ 100 đến 200 người lính Ukraina hy
sinh. Những thành phố như Mariupol, Severodonetsk... bị phá hủy toàn bộ. Những
vụ thảm sát như ở Butcha bắt đầu mờ nhạt trên các phương tiện truyền thông cho
dù giới điều tra đã được gửi đến hiện trường để thu thập bằng chứng về “tội
ác chiến tranh” quân đội Nga gây nên.
Giờ
đây không còn mấy ai nhắc đến hoàn cảnh của hàng chục triệu người Ukraina đã phải
bỏ sứ ra đi, chủ yếu là sang các nước châu Âu sát cạnh tránh chiến tranh. Cũng
ít ai quan tâm đến những người tị nạn chiến tranh đó đã can đảm trở về nguyên
quán, chấp nhận “xây dựng lại tất cả từ đầu”, hay là để “được chết
trên quê hương mình”.
Chuyên gia
Pháp, Gomart viện IRFI nói đến “một sự thay đổi về quan điểm” đó của
công luận tại các nước phương Tây có thể là “nằm trong tính toán chiến thuật”
của Vladimir Putin. Kremlin luôn có những “tính toán dài hơi”. Với
Ukraina chiến lược của Nga đã lộ rõ từ khi Matxcơva chiếm bán đảo Crimée năm
2014. Tám năm sau, liệu còn những quốc gia nào đòi Nga phải trao trả lại Crimée
cho Ukraina ?
Trong bối
cảnh đó giới phân tích cho rằng lo ngại của tổng thống Zelensky là cuộc chiến
Ukraina rồi sẽ chìm vào quên lãng. Phương Tây có thể làm được gì hơn nữa sau những
thông báo “viện trợ quân sự” những lời kêu gọi “tái thiết Ukraina”
hay những hứa hẹn kết nạp Kiev vào Liên Âu.
Trong khi
đó giấc mơ của 44 triệu dân Ukraina cần có được một cuộc sống yên bình, tại một
đất nước có chủ quyền. Còn nhìn sang phía Nga, báo chí phương Tây bắt đầu ít
nói đến chuyện Matxcơva đã sa lầy trên trận địa Ukraina và đã nhìn nhận rằng
Kremlin không bị cô lập trên thế giới về mặt ngoại giao.
No comments:
Post a Comment