Cách
quân Ukraina đấu với pháo binh Nga
Cù Tuấn dịch từ The Economist
Tháng Sáu
4, 2022
https://nghiencuulichsu.com/2022/06/04/cach-quan-ukraina-dau-voi-phao-binh-nga/
https://nghiencuulichsudotcom.files.wordpress.com/2022/06/1.jpg?w=551&h=310
Tên
lửa do Mỹ cung cấp sẽ giúp Ukraina đấu với pháo tầm xa của Nga.
Khi trọng
tâm của cuộc chiến ở Ukraina đã chuyển sang khu vực phía đông Donbas, Nga đang
cố gắng đánh sập hệ thống phòng thủ của Ukraina và đạt được những bước tiến ngắn
tuần tự. Một cách quan trọng để thực hiện điều này là sử dụng pháo hạng nặng,
có khả năng bắn gián tiếp (nghĩa là mục tiêu không cần ở trong tầm nhìn) ở khoảng
cách rất xa. Điều này từ lâu đã trở thành trọng tâm trong học thuyết quân sự của
Nga – Josef Stalin gọi nó là “thần chiến tranh”. Ở Ukraina, pháo binh của Nga
đã gây ra thiệt hại rất lớn; hình ảnh của Mariupol và các thành phố khác cho thấy
các khu vực trong thành phố đã trở thành đống đổ nát. Tuy nhiên, khi làm như vậy,
các dàn pháo này thu hút hỏa lực của pháo binh Ukraina (hỏa lực “pháo đấu
pháo”), dẫn đến các cuộc đấu pháo theo kiểu mèo vờn chuột. Việc vô hiệu hóa
pháo binh của Nga là rất quan trọng nếu Ukraina muốn ngăn chặn bước tiến của
Nga. Ukraina sẽ cần gì để chiếm được ưu thế?
Để chống lại
một cuộc tấn công của pháo binh, phía bên kia phải biết đạn pháo đến từ đâu.
Các khẩu đội pháo binh có thể mất vài phút để bắn trúng mục tiêu, điều này có
nguy cơ khiến họ phải đứng yên trong thời gian này, một phần vì đạn pháo có thể
mất tới 40 giây để tới nơi, và hướng bắn mục tiêu cần được điều chỉnh nếu viên
đạn đầu tiên bắn trượt. Patrick Benham-Crosswell, một cựu sĩ quan xe tăng trong
Quân đội Anh và là tác giả cuốn sách “Thế giới nguy hiểm của Tommy Atkins: Giới
thiệu về Chiến tranh trên bộ”, cách tốt nhất để xác định vị trí pháo của đối
phương là radar phản pháo. Radar này phát hiện các quả đạn pháo đang bay và
truy tìm quỹ đạo của chúng để trở lại điểm gốc. Mỹ đã cung cấp cho Ukraina bộ
radar phản pháo, có thể xác định vị trí vũ khí khai hỏa trước khi quả đạn đầu
tiên hạ cánh. (Nga cũng có các hệ thống tương tự.) Ngoài ra, máy bay không người
lái có thể phát hiện ra các đám khói do pháo bắn tạo ra. Đặc biệt, Ukraina đã
triển khai một số lượng lớn thiết bị bay không người lái, cả các loại dùng cho
quân sự và các mẫu dân dụng thay thế, để hỗ trợ cho pháo binh.
Trong trường
hợp có khả năng xảy ra hỏa lực pháo đấu pháo, pháo binh sẽ áp dụng chiến thuật
“bắn và chạy”, bắn vào mục tiêu sau đó là nhanh chóng di chuyển. Điều này chỉ
có thể thực hiện được với vũ khí tự hành như 2S19 Msta của Nga, một loại pháo
152mm tự di chuyển trên băng xích. Các loại pháo được kéo, chẳng hạn như pháo
M777 155mm mà Mỹ cung cấp gần đây cho Ukraina, hoặc 2A65 Msta-B 152mm của Nga,
cần có thời gian để tiếp cận và di chuyển sau khi khai hỏa. Các tổ lái xe chở
pháo cũng ở trong tình trạng sơ hở, khiến họ dễ bị trúng mảnh đạn, trong khi
các tổ lái pháo tự hành được bảo vệ nhờ lớp giáp của xe. Tuy nhiên, súng được
kéo giá rẻ hơn và nhẹ hơn nhiều (vì vậy các đồng minh của Ukraina dễ dàng cung
cấp hơn) và cách sử dụng ít phức tạp hơn. Một loại vũ khí pháo binh khác, Hệ thống
tên lửa phóng nhiều điểm (MLRS) lắp trên xe tải, chẳng hạn như bệ phóng BM-21
‘Grad’ 40 ống phổ biến được cả Nga và Ukraina sử dụng, có thể tấn công một cách
nhanh chóng (mặc dù không chính xác lắm) trước khi di chuyển. Nhược điểm của
các hệ thống này là chúng có thể tạo ra những đám mây khói rất dễ nhìn thấy.
Yếu tố
quan trọng nhất trong một trận chiến dùng pháo binh là tầm bắn. Bên nào có pháo
bắn xa hơn có thể lùi pháo ra nằm ngoài tầm với của pháo đối phương. Ví dụ, đạn
pháo dẫn đường bằng GPS của pháo M777 của Mỹ có tầm bắn hơn 40 km, so với 25 km
của pháo 2A65 Msta-B 152mm của Nga. Đằng sau yêu cầu của Ukraina đối với các bệ
phóng MLRS di động do Mỹ sản xuất chính là tầm bắn xa hơn. Tên lửa 270mm của Mỹ
— cũng có dẫn đường bằng GPS — có thể đánh trúng các mục tiêu cách xa 84km với
độ chính xác cao, phù hợp hoặc thậm chí đánh bại các hệ thống tên lửa tốt nhất
của Nga. (Các bệ phóng tương tự cũng có thể bắn một tên lửa ATACMS duy nhất xa
trên 300km, khiến phương Tây lo ngại về việc cung cấp cho Ukraina những vũ khí
có thể tấn công sâu vào lãnh thổ Nga.) Vào ngày 1/6, Mỹ tuyên bố sẽ gửi vũ khí
MLRS tiên tiến tới Ukraina, mặc dù chỉ với tên lửa tầm trung. Anh và Đức được
cho là cũng có kế hoạch gửi các loại vũ khí tương tự. Nếu Ukraina muốn chống chọi
được với các pháo binh của Nga, nước này sẽ cần nhiều hệ thống pháo như vậy nữa
No comments:
Post a Comment