Ba
Lan chạy đua để giúp Ukraina xuất khẩu vụ thu hoạch lúa mì đang tới gần
Cù
Tuấn dịch từ Wall Street Journal
Tháng Sáu
4, 2022,
Ba Lan lùng sục khắp châu Âu để tìm toa xe lửa
dự phòng, và khuyến khích các công ty xe tải gửi tài xế về phía đông.
WARSAW —
Chỉ còn vài tuần nữa trước khi vụ thu hoạch lúa mì của Ukraina bắt đầu, Ba Lan
đang chạy đua để đẩy nhanh dòng chảy ngũ cốc từ quốc gia láng giềng bị chiến
tranh tàn phá, lùng sục khắp châu Âu để tìm các toa tàu và container dự phòng,
đưa các nhân viên hải quan mới vào biên giới với Ukraina hiện đang chật ních xe
tải và phái các nhà lãnh đạo chính trị đến các quốc gia xa xôi cần lúa mì để đảm
bảo đích đến cho các chuyến hàng mới từ Ukraina.
Nỗ lực tập
thể, được các quan chức Ba Lan và Ukraina và các công ty xe tải tham gia mô tả
là một nỗ lực giúp Ukraina xuất khẩu lúa mì của mình bằng đường bộ, phá vỡ sự
kìm hãm của hải quân Nga đối với các tuyến vận chuyển trên Biển Đen của
Ukraina. Theo Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp Ba Lan Henryk Kowalczyk, Ba Lan hy vọng
có thể tiếp nhận và vận chuyển một phần ba trong số 4,5 triệu tấn mà Ukraina sẽ
xuất khẩu hàng tháng trong thời bình. Khối lượng này là gấp đôi khối lượng hiện
tại đang chuyển qua Ba Lan.
Nhưng trước
hết, một lượng lớn cơ sở hạ tầng và các động lực kinh tế phải được móc nối lại
với nhau một cách nhanh chóng, trước khi thu hoạch lúa mì đạt tốc độ cao nhất
vào gần cuối tháng 6.
Tại
Brussels, Ba Lan đã yêu cầu Ủy ban châu Âu giúp tìm ra vô số thiết bị tàu chở
hàng chuyên dụng cần thiết để chuyển lúa mì ra khỏi các tuyến đường sắt do Liên
Xô xây dựng của Ukraina, vốn rộng hơn của Ba Lan và đưa lên các chuyến tàu của
Ba Lan. Tại Cairo, trong tuần này, Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda đã gặp Tổng
thống Ai Cập Abdel Fattah Al Sisi, để điều phối các chuyến hàng từ Ukraina đến
Ai Cập – quốc gia nhập khẩu lúa mì lớn nhất thế giới.
Ở biên giới
Ba Lan-Ukraina, cả hai nước đang đua nhau tạo các làn đường mới cho các phương
tiện chở lúa mì. Bên cạnh đó, hàng km xe tải đang phải chờ gần một tuần trong một
số trường hợp để có thể đi qua ba trạm kiểm soát hải quan hiện chịu trách nhiệm
cho phần lớn việc xuất khẩu ra nước ngoài của Ukraina.
Anatoly, một
tài xế xe tải người Ukraina, 57 tuổi, đang giao 22 tấn dầu hướng dương cho biết:
“Tôi không cảm thấy mệt mỏi khi lái xe mà mệt mỏi vì phải chờ đợi ở đây. Sau ba
ngày xếp hàng để đi qua biên giới từ thị trấn Jagodyn của Ukraina đến Dorohusk
của Ba Lan, ông vẫn còn cách điểm kiểm soát hải quan vài dặm.
“Tôi đã vận
chuyển hàng thực phẩm từ những năm 1990 và thời điểm này là khắc nghiệt nhất đối
với chúng tôi. Chuỗi xe xếp hàng chưa bao giờ dài như vậy,” ông nói thêm.
Ukraina
thường xuyên xuất khẩu khoảng 10% tổng sản lượng lúa mì và gần một nửa dầu hướng
dương của cả thế giới. Liên hợp quốc cho biết, việc nước này không thể vận chuyển
nông sản ra thị trường nước ngoài đã làm gia tăng tốc độ lạm phát toàn cầu, đẩy
giá lương thực lên cao ở một số nước nghèo nhất thế giới và làm trầm trọng thêm
nguy cơ đói kém trong các cuộc xung đột khác tại Yemen và Ethiopia.
Các quan
chức cho biết có khoảng 20 triệu tấn lúa mì đang được lưu trữ ở Ukraina. Sản lượng
lúa mì toàn cầu được dự báo là 774,8 triệu tấn trong giai đoạn 2022-2023, thấp
hơn 4,5 triệu tấn so với giai đoạn 2021-2022, theo Bộ Nông nghiệp Mỹ. Điều kiện
thời tiết ở Mỹ và Châu Âu cũng có thể dẫn đến sản lượng thu hoạch giảm.
Ba Lan và
Romania đã tăng cường để cố gắng tìm các tuyến đường thay thế, một nỗ lực để củng
cố nền kinh tế yếu ớt của Ukraina và giúp trấn an các quốc gia đang phát triển
phải nhập khẩu lúa mì rằng họ sẽ không phải là nạn nhân thứ cấp của cuộc chiến
này. Lộ trình xuất cảnh của Romania yêu cầu sà lan trên sông rời Ukraina qua
sông Danube và tiếp tục đi đến cảng Constanta ở Biển Đen của Romania. Nhưng con
đường thủy đó đã bị tắc nghẽn.
Lithuania
đã cho phép các cảng của nước này chuyên chở ngũ cốc của Ukraina. Lúa mì của
Ukraina có thể đi bằng đường sắt đến các cảng này, vì các tuyến đường sắt từ thời
Liên Xô của hai nước có cùng chiều rộng — ngoại trừ việc yêu cầu phải đi qua
Belarus, mà là đồng minh của Nga. Slovakia cũng có kết nối đường bộ với Ukraina
nhưng không có cảng biển.
Thổ Nhĩ Kỳ
đã đàm phán với Nga để xúc tiến chuyển các chuyến hàng từ Ukraina. Ngay cả
trong trường hợp không có khả năng xảy ra đột phá, việc này cũng khiến việc gỡ
bỏ thủy lôi trên biển và dọn dẹp tàu chiến bị chìm gần các cảng của Ukraina trước
khi giao thông hàng hải bình thường có thể bắt đầu hoạt động. Giá lúa mì kỳ hạn
giao dịch tại Chicago, một giá chuẩn toàn cầu, tăng 1,4% hôm 2/6 sau khi giảm
hai ngày trước đó khi các nhà giao dịch đánh giá lại rằng nỗ lực của Thổ Nhĩ Kỳ
sẽ mang lại hiệu quả thực tế là bao nhiêu.
Điều này
đã khiến Ukraina – và nguồn cung lúa mì toàn cầu – ngày càng phụ thuộc vào lượng
hàng hóa có thể được vận chuyển bằng đường bộ và đường sắt qua Ba Lan. Chính phủ
Ba Lan, dự kiến tuyến đường bộ này có thể trở thành một
thỏa thuận lâu dài, đã đề nghị tạo không gian trên các cảng biển Baltic của họ
để lưu trữ ngũ cốc từ Ukraina.
Để làm được
như vậy đòi hỏi phải nhanh chóng tạo ra các động lực kinh tế và cơ sở hạ tầng để
thu hút các công ty vận tải tham gia.
Nga đã ném
bom vào các tuyến đường bộ và đường sắt ở Ukraina nhanh hơn mức Kyiv có thể sửa
chữa chúng, bao gồm cả một đường hầm xe lửa lớn gần biên giới Ba Lan bị tấn
công bằng tên lửa của Nga hôm 1/6. Ông Kowalczyk, Bộ trưởng Nông nghiệp Ba Lan
cho biết, các công ty xe tải đã phải rất vất vả để tìm được công ty chịu bảo hiểm,
một vấn đề mà Ba Lan và Ukraina đang cố gắng giải quyết bằng cách thành lập một
công ty có mục đích đặc biệt chung để cung cấp bảo hiểm và hỗ trợ tài chính cho
việc mua thiết bị xe tải.
Bản thân
các tài xế xe tải cũng đang bị thiếu hụt, vì Ba Lan thường để những người nhập
cư Ukraina làm những công việc đó, và khi cuộc chiến xảy ra 80.000 người
Ukraina ở Liên minh châu Âu đã trở về nhà chiến đấu, theo số liệu của lực lượng
biên phòng Ukraina. Với việc Biển Đen bị đóng cửa, không chỉ riêng lúa mì bị buộc
phải nhập cảnh hoặc ra khỏi Ukraina bằng đường bộ, tạo ra sự khan hiếm xe tải
có sẵn và đẩy giá vận chuyển lên khoảng 30% kể từ khi chiến tranh bắt đầu, các
quan chức trong ngành cho biết.
Mariusz
Matusik, giám đốc điều hành của Krotrans Logistics, một công ty vận chuyển thực
phẩm lỏng khắp châu Âu, cho biết: “Tôi đang triển khai từng xe tải thực phẩm có
sẵn mà chúng tôi có.” Ông nhận được ít nhất ba cuộc điện thoại mỗi ngày từ các
nông dân và doanh nhân Ukraina nhằm đảm bảo các hợp đồng vận chuyển hàng triệu
tấn dầu hướng dương của họ. “Nhưng chúng tôi chỉ có thể chấp nhận chưa đến một
nửa số đề nghị vận chuyển này, vì chúng tôi các hợp đồng khác bị ràng buộc.”
Khi đến
biên giới, các thủ tục hải quan của EU vẫn được giữ nguyên, tạo ra một nút thắt
cổ chai cho các trạm kiểm soát không được thiết lập để quản lý hàng triệu tấn
lúa mì xuất ngoại trong thời chiến. Trước khi các lô hàng lúa mì có thể được
thông quan, các chuyên gia từ bốn tổ chức vệ sinh khác nhau làm việc tại các
phòng thí nghiệm gần biên giới hải quan phải tiến hành kiểm tra cụ thể các mẫu
lúa mì để đảm bảo lô hàng đáp ứng các yêu cầu chất lượng của EU.
Một quy định
hải quan của EU yêu cầu xem xét liệu bức xạ còn sót lại từ thảm họa hạt nhân
Chernobyl năm 1986 có thể gây ô nhiễm lúa mì hiện đang xuất qua biên giới hay
không. Một số lô hàng cần một lần kiểm tra, trong khi những lô hàng khác yêu cầu
một vài lần kiểm tra. Một kỹ thuật viên phòng thí nghiệm cho biết, mỗi lần xét
nghiệm tốn vài giờ, và hàng xe tải đứng chờ có thể mất đến vài ngày mới xét
nghiệm hết. Đôi khi, ông nói thêm, “vì có những vi rút hoặc vi khuẩn nên các mẫu
phải được chuyển đến các phòng thí nghiệm chuyên biệt để xét nghiệm lại.”
Để đẩy
nhanh việc thông quan, Ba Lan đã bố trí các nhân viên hải quan luân phiên làm
việc suốt ngày đêm, kể cả vào cuối tuần.
Mariusz
Nowak, chủ sở hữu của AgroNowak, một công ty vận tải kinh doanh và vận chuyển
ngũ cốc, ngô và cải dầu trong hơn một thập kỷ, cho biết ông đã đàm phán với những
nông dân Ukraina muốn bán lúa mì của mình cho ông.
“Tôi nói với
họ: “Thưa các quý ông, vui lòng mang tới hai chiếc xe tải chở ngũ cốc sớm nhất
vào ngày mai, chúng tôi sẽ xem xét chất lượng ngũ cốc,” ông nói. “Nhưng không
có người nào đã giao được bất kỳ xe ngũ cốc nào cho đến nay. Họ đang phải đối mặt
với nhiều rào cản, chẳng hạn như các giấy tờ cần thiết… và nhiều yêu cầu khác.
Ngoài ra, nhiều xe tải đã bị kẹt lại ở biên giới ”.
Hình ảnh
1: Việc Ukraina
không thể vận chuyển nông sản của mình ra thị trường nước ngoài đã đẩy nhanh tốc
độ lạm phát toàn cầu và đẩy giá lương thực lên ở một số quốc gia nghèo nhất thế
giới.
https://nghiencuulichsudotcom.files.wordpress.com/2022/06/3-2.png?w=551&h=547
2: Cảng
Constanta ở Biển Đen của Romania là một lựa chọn cho hàng hóa xuất khẩu của
Ukraina, nhưng tuyến đường thủy đó đã bị tắc nghẽn.
https://nghiencuulichsudotcom.files.wordpress.com/2022/06/3-2.png?w=551&h=547
No comments:
Post a Comment