Tại
sao thanh niên Thái Lan lại bạo dạn đòi cải tổ chế độ quân chủ ?
Trọng
Nghĩa -
RFI
Vào hôm qua, 20/09/2020, trong một cử chỉ đầy tính
chất biểu tượng, phong trào thanh niên, sinh viên Thái Lan biểu tình đã gắn một
tấm biển đồng hình tròn tại khu Sanam Luang - Cánh Đồng Hoàng Gia - gần
Hoàng Cung ở Bangkok.
Các lãnh đạo sinh
viên đặt tấm biển ghi : Đất nước thuộc về nhân dân » trong cuộc biểu
tình kêu gọi thủ tướng Prayuth Chan-ocha ra đi và tiến hành cải cách chế độ
quân chủ, tại Bangkok, ngày 20/09/2020. REUTERS - ATHIT PERAWONGMETHA
Tấm biển với hàng chữ “Đất nước thuộc về nhân dân”
chứ không phải thuộc về nhà vua sau đó ít lâu đã bị gỡ mang đi, nhưng riêng sự
kiện tấm biển được gắn đã cho thấy thái độ bất bình hiện nay của phong trào biểu
tình đối với chế độ quân chủ Thái Lan.
Tấm bảng giống như tấm bia
kỷ niệm việc chế độ quân chủ chuyên chế chấm dứt đặt ở trước Hoàng Cung và đã bị
lấy đi, không một lời giải thích, vào năm 2017, tức một năm sau khi thái tử
Vajiralongkorn kế vị ngai vàng. Một tấm bảng khác đã thay thế với khẩu hiệu ca
ngợi chế độ quân chủ.
Phải nói là thoạt đầu,
lúc mới bùng lên vào năm ngoái, phong trào biểu tình chỉ nhắm vào chính quyền của
thủ tướng Prayuth Chan-ocha, trước đây lãnh đạo chính quyền quân phiệt. Sau một
thời gian tạm lắng vì Covid-19, các cuộc xuống đường đã được tái lập từ giữa
tháng 7, cũng với các yêu sách như đòi ông Prayuth từ chức, soạn thảo một Hiến
Pháp mới và chấm dứt sách nhiễu những người đấu tranh.
Tuy nhiên, nhiều người đã
đi xa hơn, đánh vào một điều cấm kỵ tại Thái Lan là hoàng gia và đưa ra một
danh sách gồm 10 điều cải tổ chế độ quân chủ.
Người biểu tình cho rằng
họ không đòi chấm dứt mà chỉ muổn cải tổ chế độ quân chủ, điều mà chính quyền của
thủ tướng Prayuth cho là đã đi quá xa.
Một cách cụ thể, những
người biểu tình muốn bãi bỏ Hiến Pháp 2017 vốn tăng cường quyền hạn của nhà
vua, được đưa ra một năm sau khi tân vương kế vị người cha Bhumibol Adulyadej rất
được dân Thái kính mến.
Những nhà hoạt động dân
chủ cho rằng Thái Lan đã thụt lùi kể từ khi chế độ quân chủ lập hiến ra đời,
và cũng muốn xóa bỏ luật khi quân, phạt người chỉ trích nhà vua.
Điều khiến người biểu
tình hết sức bất mãn là việc tân vương Thái Lan hết sức ủng hộ tướng Prayuth,
lãnh đạo quân đội đã lật đổ chính quyền dân sự năm 2014.
Họ đặc biệt than phiền là
nhà vua sống quá nhiều ở nước ngoài, cụ thể là ở Đức, trong lúc hoàng cung lại
có lối sống xa hoa, vua đã 4 lần cưới vợ và vừa cưới thêm một phi tần.
Về luật khi quân rất bị
phản đối, điều khoản 112 trong bộ luật Hình Sự Thái xác định rằng nền quân chủ
Thái Lan được bảo vệ, và bất kỳ ai vu khống, miệt thị hay đe dọa quốc vương,
hoàng hậu, thái tử hay nhiếp chính sẽ bị từ 3 đến 15 năm tù.
Vào tháng Sáu vừa qua, thủ
tướng Prayuth nói rằng luật này sẽ không còn áp dụng nữa do quan điểm “khoan hồng
của đức vua”. Nhưng Hoàng Gia chưa bao giờ bình luận về điều này.
Các nhóm bảo vệ nhân quyền
cho biết những nhà đối lập với chính quyền, trong đó có hơn một chục lãnh đạo
biểu tình, gần đây đã bị truy tố dưới nhiều tội danh khác như quy định chống bạo
loạn hay tội ác tin học.
Chính quyền cho rằng họ
không nhắm vào đối lập, mà đó là trách nhiệm của cảnh sát phải thực thi luật lệ.
***
CÁC NỘI DUNG LIÊN QUAN
Thái
Lan : Tuổi trẻ dấn thân vì ước mơ dân chủ
Thái
Lan: Hàng chục nghìn sinh viên biểu tình đòi thủ tướng từ chức
Thái
Lan: Người biểu tình thách thức chế độ quân chủ
No comments:
Post a Comment