NỘI
DUNG :
Biển
Đông: Bắc Kinh đáp trả công hàm Anh-Đức-Pháp bác bỏ yêu sách của Trung Quốc
Trọng Nghĩa
- RFI
.
Chuyên
gia: Nga nên dùng “ngoại giao khoa học” để dấn thân vào Biển Đông
Mai Vân
- RFI
=============================================
.
Biển
Đông: Bắc Kinh đáp trả công hàm Anh-Đức-Pháp bác bỏ yêu sách của Trung Quốc
Trọng
Nghĩa -
RFI
Hai hôm sau khi ba cường quốc châu Âu là Anh, Đức
và Pháp gởi chung một công hàm đến Liên Hiệp Quốc bác bỏ các yêu sách chủ quyền
trên biển của Bắc Kinh tại Biển Đông, ngày 18/09/2020, Trung Quốc đã phản pháo
bằng một công hàm khác, cũng gởi đến Liên Hiệp Quốc, nội dung phủ nhận lập luận
của ba nước châu Âu.
Biển
Đông Carte / RFI
Trong công hàm mang ký hiệu CML/63/2020, Trung Quốc trước hết đã bác bỏ quan điểm dựa
trên Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển UNCLOS 1982 mà Anh, Đức và Pháp đã
dùng làm cơ sở để phủ nhận các yêu sách của Bắc Kinh ở Biển Đông.
Trong điểm 1 của công
hàm, sau khi tuyên bố chống lại “việc sử dụng UNCLOS là vũ khí chính trị để tấn
công các nước khác”, Trung Quốc khẳng định rằng “UNCLOS không bao trùm mọi vấn
đề trên biển”, trích dẫn điều khoản 8 trong Lời Nói Đầu của UNCLOS ghi nhận rằng:
“các vấn đề không quy định trong Công Ước sẽ tiếp tục được điều chỉnh bằng các
quy tắc và nguyên tắc của pháp luật quốc tế chung”.
Đây là một lập luận phản
bác lại công hàm chung của Anh, Đức và Pháp vốn đã nhấn mạnh tính chất toàn cầu
và nhất quán của UNCLOS.
Điểm 2 của công hàm Trung
Quốc tiếp tục cho rằng: “Chủ quyền lãnh thổ và các quyền lợi về biển của Trung
Quốc tại Biển Đông đã được xác lập trong quá trình lịch sử lâu dài và luôn luôn
được các chính quyền Trung Quốc liên tiếp duy trì”.
Sau khi khẳng định là các
quyền này “phù hợp với luật quốc tế, trong đó có Hiến Chương Liên Hiệp Quốc và
UNCLOS”, Bắc Kinh đồng thời phủ nhận giá trị của phán quyết năm 2016 của
Tòa Trọng Tài Thường Trực La Haye vốn cho rằng các yêu sách chủ quyền lịch sử của
Trung Quốc tại Biển Đông không có cơ sở pháp lý.
Điểm này cũng nhằm phản
bác lập trường chung của ba nước châu Âu, đã bác bỏ các yêu sách dựa trên lịch
sử của Trung Quốc và nhấn mạnh nhu cầu tôn trọng phán quyết của Tòa Trọng Tài
Thường Trực.
Với công hàm ngày
18/09/2020, Trung Quốc một lần nữa lại biện minh cho các đòi hỏi chủ quyền đã bị
hầu hết các nước đánh giá là không hợp pháp. Chỉ riêng tại Liên Hiệp Quốc,
trong số 15 công hàm về Biển Đông của các nước khác – từ Việt Nam, Philippines,
Malaysia, Indonesia, cho đến Mỹ, Úc rồi Anh, Đức và Pháp – hầu như tất cả đều ủng
hộ phán quyết Biển Đông của Tòa Trọng Tài Thường Trực.
***
CÁC NỘI DUNG LIÊN QUAN
Biển
Đông : Các cường quốc châu Âu nỗ lực ngăn chận tham vọng của Trung Quốc
Thứ
trưởng Quốc Phòng Mỹ ghé Indonesia thảo luận về Biển Đông
Biển
Đông: Pháp, Đức, Anh cùng gởi công hàm lên LHQ bác bỏ yêu sách của Trung Quốc
-----------------------------------------------
.
.
Chuyên
gia: Nga nên dùng “ngoại giao khoa học” để dấn thân vào Biển Đông
Mai
Vân -
RFI
Đăng
ngày: 21/09/2020 - 14:47
Trong số các cường quốc trên thế giới hiện
nay, có lẽ Nga là nước có biểu hiện kín đáo nhất trên vấn đề Biển
Đông, ít ra là so với Hoa Kỳ hay Trung Quốc. Trong một bài phân tích
đăng ngày 18/09/2020 trên trang mạng của hội nghiên cứu Chính Sách Châu
Á và Thái Bình Dương (Asia and the Pacific Policy Society) tại Úc, một
chuyên gia Nga đã cho rằng Matxcơva có một số ưu thế có thể khai thác
để dấn thân tích cực hơn vào hồ sơ Biển Đông.
Theo bà
Olga Krasnyak, phó giáo sư tại khoa Quan Hệ Quốc Tế, trường Kinh Tế Cao Cấp
Matxcơva (The National Research University Higher School of Economics)
thì Biển Đông có thể mang lại cho Nga những cơ hội hợp tác khoa học và
những mối lợi lớn về mặt ngoại giao, giúp Matxcơva tăng cường vị thế
địa chính trị của mình. Đối với bà, thay vì sử dụng đường lối
ngoại giao truyền thống, Nga nên thúc đẩy điều mà bà gọi là “ngoại
giao khoa học” (từ ngữ tiếng Anh là science diplomacy).
Chính quyền Nga thiển cận
khi đứng ngoài Biển Đông
Chuyên gia Olga Krasnyak
trước hết cho rằng việc chính quyền Nga không quan tâm nhiều đến vấn đề
Biển Đông, xem nhẹ các lợi ích tiềm tàng của mình ở châu Á và Thái Bình
Dương là một cái nhìn thiển cận.
Về mặt lịch sử, sức
mạnh và quyền lợi của Hải Quân Nga trải rộng từ vùng Biển Đen và Biển
Baltic ở phía tây vòng lên vùng Bắc Cực ở miền bắc Thái Bình Dương ở phía bắc
và phía đông của Nga. Đây là một khu vực quan trong đối với Nga từ hàng thế
kỷ nay và là một trong những lợi ích cốt lõi chiến lươc của Matxcơva.
Biển Đông dĩ nhiên chưa
bao giờ là trọng tâm chú ý trong chính sách ngoại giao của Nga, phần lớn
là vì ở xa nước Nga, không phải là nơi mà Matxcơva có nhiều quyền lợi kinh
tế, trong lúc lại là địa bàn của những thế lực lịch sử khác trong vùng,
như Trung Quốc và các nước ASEAN.
Quan điểm chính thức mà bộ
Ngoại Giao Nga đưa ra về tranh chấp Biển Đông là phải bảo vệ các nguyên tắc
của luật pháp quốc tế và Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển của Liên Hiệp
Quốc. Đối với bà Krasnyak, rõ ràng là Matxcơva tin tưởng rằng ngoại giao là
cách duy nhất để giải quyết một cách hòa bình tranh chấp ở Biển Đông.
Nga không thể tự bằng lòng
với một vai trò thứ yếu
Thoạt nhìn thì đường
lối này có vẻ hợp lý và hoàn toàn có thể hiểu được – đó chỉ là duy trì luật
quốc tế - thế nhưng nhìn kỹ hơn thì thấy vấn đề phức tạp hơn nhiều.
Thái độ thụ động của
Nga trước hết có tác dụng là để yên cho các cường quốc khác có không gian
để hành động, tạo ra một khoảng trống mà ảnh hưởng của Nga hoàn toàn có
thể lấp đầy nếu Matxcơva chọn phương thức can thiệp.
Trong thực tế, theo
chuyên gia Krasnyak, đối với Nga, Biển Đông có thể mang lại nhiều cơ hội. Ví dụ
như Nga đang là đối tác chiến lược với Trung Quốc, và hai quốc gia cùng với
Iran đã tổ chức thao diễn ở Ấn Độ Dương và biển Oman vào tháng 12/2019. Nga
cũng gia tăng hiện diện trong vùng với một chính sách năng lượng chiến lược
nhắm vào thị trường châu Á-Thái Bình Dương. Trong tình hình đó, việc giữ
một vai trò thứ yếu không phải là một chọn lựa đúng đắn.
Tuy nhiên, Nga hoàn
toàn có thể tự tin lao vào một cuộc đua tranh giành ảnh hưởng, với
hệ quả là bị buộc phải hiện diện trong một điểm nóng địa chính trị quan trọng.
Nếu quyết định hành động ngay từ bây giờ, thì một trong những cách tiếp cận
tốt để hiện diện ở Biển Đông có lẽ là chính sách “ngoại giao khoa học”.
Vận dụng chính sách Bắc
Cực và Biển Đông
Đối với bà Olga
Krasnyak, ngoại giao khoa học là một công cụ đối ngoại thực thụ, vận
dụng hợp tác khoa học quốc tế trong việc giải quyết các vấn đề môi
trường nhằm phát huy các lợi ích quốc gia. Vấn đề là áp dụng kiểu
ngoại giao khoa học đó như thế nào ở Biển Đông.
Chuyên gia Nga nêu bật
ví dụ về chính sách Bắc Cực của Nga. Nga có kinh nghiệm tuyệt vời trong lĩnh
vực này và có một ghế trong Hội Đồng Bắc Cực, một diễn đàn liên chính phủ trong
thực tế hoàn toàn dựa trên khoa học ngoại giao. Trên một vài điểm, tình hình Bắc
Cực và Biển Đông có thể so sánh với nhau.
Cả hai đều tạo cơ hội cho
việc thúc đẩy hợp tác khoa học quốc tế. Trung Quốc hiện đang tham gia vào một số
dự án khoa học ở Bắc Cực, cho nên Nga có thể đóng vai trò là người hòa giải và
hỗ trợ trong việc giới thiệu và hướng dẫn các dự án khoa học chung giữa Trung
Quốc và các nước ASEAN ở Biển Đông.
Một ví dụ: Biển Đông là một
vùng biển bận rộn nhất trên thế giới và phải đối mặt với những thách thức
nghiêm trọng về hậu cần mà Nga có thể giúp giải quyết. Điều này có thể mở ra cơ
hội kinh tế cho các quốc gia ven biển, bao gồm cả Trung Quốc.
Điều này cũng có lợi cho
Nga. Bằng cách tuân theo luật pháp quốc tế và mang lại chuyên môn khoa học, Nga
có thể có được ưu thế khi đàm phán với Trung Quốc và Hoa Kỳ để giải quyết các
tranh chấp, cả ở Bắc Cực và Biển Đông.
Tăng cường hành động bảo
vệ môi trường tại Biển Đông
Sau cùng, Nga có thể
giành được chỗ đứng trong khu vực bằng cách phát huy các hành động vì môi trường
và sinh thái.
Giống như ở Biển Đông,
vùng biển Bắc Cực là không gian mà các hoạt động quốc tế làm gia tăng rủi ro về
môi trường và sinh thái, điều mà Nga đã có nhiều kinh nghiệm trong việc khắc phục.
Theo cách tương tự, với
căng thẳng đang diễn ra ở Biển Đông, các vấn đề môi trường như thiệt hại đối với
các rạn san hô, dường như không phải là ưu tiên của các cường quốc trong khu vực
và kinh nghiệm của Nga trong việc giải quyết các vấn đề về bảo vệ môi trường và
sinh thái có thể giúp ích.
Giống như các quốc gia
hàng hải ở Biển Đông, các nước thành viên Hội Đồng Bắc Cực thường có những
tranh cãi chính trị liên tục, vì vậy đó không phải là một trở ngại đáng kể. Ví
dụ, quan hệ giữa Hoa Kỳ và Nga cần liên tục được cải thiện, và hợp tác ở Bắc Cực
đã trở thành một không gian, nơi mà hợp tác khoa học chiếm ưu thế trước sự cạnh
tranh địa chính trị thù địch giữa hai bên.
Tất nhiên, giữa Biển Đông
và Bắc Cực có khác biệt về địa lý và khu vực đáng kể, nhưng các cơ chế ngoại
giao khoa học mang tính xây dựng và “lịch sự” không nên bị bỏ qua trong cả hai
trường hợp, và Nga cũng có thể nhận thấy điều này.
Những người hoài nghi có
thể không tin và ý định thực sự của Nga ở một trong hai khu vực, nhưng không
ai có thể lập luận rằng việc thúc đẩy lợi ích quốc gia thông qua hợp tác khoa học
nên bị lên án, đặc biệt khi nó thúc đẩy lợi ích chung.
Cuối cùng, nếu Nga có thể
tạo điều kiện thuận lợi cho việc thúc đẩy các tiến trình hòa bình và hợp
tác khoa học quốc tế nhằm giải quyết các vấn đề môi trường và sinh thái ở Biển
Đông, thì trong quá trình đạt được tiến bộ khoa học và ngoại giao, nước này có
thể nêu gương tích cực cho các cường quốc khác và xây dựng một chuẩn mực có lợi
cho toàn bộ khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương.
***
CÁC NỘI DUNG LIÊN
QUAN
Biển
Đông : Philippines cũng muốn kéo Nga vào thăm dò dầu khí
Biển
Đông: Ủng hộ Bắc Kinh, Nga cáo buộc Mỹ bao vây Trung Quốc
Đọ
sức Việt-Trung tại Biển Đông: Việt Nam có chỗ dựa là Nga?
No comments:
Post a Comment