Saturday, July 8, 2017

TRUMP KHÔNG CÓ CHÍNH SÁCH VỀ HẠT NHÂN (Kevin D. Williamson - National Review)




Kevin D. Williamson | DCVOnline
Posted on July 7, 2017 by editor — 0 Comments

Một Bình Nhưỡng gan lỳ thách đố Hoa Kỳ. Những người lãnh đạo ở Bình Nhưỡng đã quyết định rằng không nên coi trọng Tổng thống Mỹ và không tin những gì ông Trump nói.

Thật khó mà bắt lỗi họ được

Một màn hình ở Tokyo chiếu tin tức về cuộc phóng hoả tiễn thí nghiệm của Bắc Hàn, ngày 4 tháng 7 năm 2017. Nguồn ảnh Reuters: Toru Hanai.

Chế độ quái đản của Kim Jong-un đã phóng thử một hoả tiễn đạn đạo liên lục địa có khả năng bay đến Hoa Kỳ, và Tổng thống Trump, vị tổng tư lệnh của bộ máy tạo chiến tranh tuyệt vời nhất trong lịch sử nhân loại, đáp lại bằng cách phóng một loạt… tin bắn (tweets).
Vào tháng Giêng, Trump đã hứa rằng Bắc Triều Tiên sẽ không được phép có khả năng võ trang hoả tiễn liên lục địa, ông nói, “Nó sẽ không xảy ra”.

Và nó đã xảy ra.

VIDEO :
Bắc Hàn đã thành công trong vụ bắn thí nghiệm một hoả tiễn liên lục địa ngày 3 tháng Bảy. Hoả tiễn được phóng theo một vòng cung dốc lên cao hơn 1.700 dặm trước khi bắt đầu trở lại bầu khí quyển quanh Trái đất. Nguồn: The Washington Post

Bây giờ thì làm gì nào?

Mặt tốt với Donald Trump là tổng tư lệnh là ông ta là một kẻ hèn nhát, và mặt xấu của nó là ông ta là một tên khùng. Bản năng của ông ta sẽ hành động ít rủi ro nhất, điều đó có thể là khôn ngoan, nhưng ông ta rất dốt và ông ta không thể hiểu được những rủi ro liên quan đến các lựa chọn hành động của ông ta, gồm cả những rủi ro của việc không làm gì hết. Điều trớ trêu là Trump đang đưa công việc này sang cho Trung Quốc. Mẩu tin bắn của ông Trump sau khi Bắc Hàn phóng ICBM đã cho thấy ông đang van nài – “xin như con chó” như ông ta thích nói – với Bắc Kinh “đặt áp lực lớn” với Bình Nhưỡng. Bắc Kinh và Moscow lại đang thực sự đi đầu về vấn đề này và đề nghị một thái độ mạnh đối với Hoa Kỳ. Cho đến nay, sự nhất trí của đôi Bắc Kinh-Moscow là tình hình Bắc Hàn càng được giảm bớt căng thẳng bằng cách hạn chế các cuộc tập trận chung của Mỹ và Nam Hàn trong tương lai và bằng cách loại bỏ kế hoạch mở rộng khả năng phòng thủ hỏa tiễn của Hoa Kỳ ở Đông Bắc Á. Đây không phải là lợi ích của Hoa Kỳ, và không phải không là lợi ích của Trung Quốc và Nga, cả hai cũng kêu gọi Washington tôn trọng “mối quan tâm hợp lý” của CHDCND Đại Hàn về hành động xâm lăng của nước ngoài.

Ứng viên Trump, không nghi ngờ gì, đã thêm vào sự vui đùa của mùa bầu cử sơ bộ với tính trình diễn cũng như sự không lương thiện khôi hài trơ tráo của ông, và như trẻ trâu, thô bạo đặt biệt đánh đối với đối thủ của ông. Nhưng đảng Cộng hòa, trong một cơn nổi giận, đã chọn ông làm ứng cử viên Tổng thống cho đảng, và người Mỹ quyết định rằng họ đã quá mệt với Hillary Rodham Clinton rồi và vì vậy những người tự do của Hoa Kỳ đã chọn một người điều khiển trò chơi và người quản lý sòng bạc thất bại làm Tổng thống của họ. Công bằng mà nói thì Trump đang làm chính xác những gì họ muốn ông ta làm: gây thù chuốc oán với giới truyền thông bằng những tin bắn sốc hông và làm tất cả những gì có thể làm được để gây sốc cho đám tiểu tư sản.

Còn chuyện thi hành nhiệm vụ của tổng thống thì Trump đang mất tích. Ông rất ngạc nhiên khi Bắc Hàn bắn hoả tiễn liên lục địa, nhưng cái gì mà ông chẳng ngạc nhiên? Chẳng hạn như nội dung đạo luật y tế của đảng Cộng hòa mà từng ông tuyên bố ủng hộ. Ông được bầu để giơ ngón tay giữa vào mặt cơ chế. (Nếu cơ chế không gồm những người thừa kế bất động sản ở Manhattan và những thủ hạ của Chuck Schumer gắn liền với chi nhánh thương mại của NBC thì nó là cái cơ chế gì?) Bây giờ, cái ngón giữa đang ở trên nút phóng vũ khí hạt nhân, và thế giới đang trên bờ vực của một Khủng hoảng. Trump có một kế hoạch chiến đấu cho cuộc chiến của ông với CNN, một chủ đề mà ông, không nghi ngờ gì nữa, đã suy nghĩ rất nhiều và ông có thể áp dụng một số chuyên môn thực sự như một người làm truyền hình ở chiến tuyến này. Nhưng Bắc Hàn đe doạ Alaska (hoặc có thể là California) bằng vũ khí hạt nhân thì sao?

Có lẽ Twitter không phải là vũ khí phòng thủ đầu tiên của chúng ta.

Đây là thời điểm nguy hiểm bắt đầu: Ngoài những giấc mơ hăm dọa hạt nhân của cái xứ kín bưng kia vẫn còn có một mối đe dọa quen thuộc và dai dẳng của chế độ tàn bạo Hồi giáo và các biến thể của nó ở từ Thái Lan cho đến Congo, cuộc chiến tranh cartel đang đe doạ sẽ biến người hàng xóm của chúng ta ở phía Nam thành một quốc gia thất bại, và những tham vọng cơ hội của Nga và Trung Quốc. Những nguy hiểm này đã được kết hợp vì việc thiếu một chính sách đối ngoại chặt chẽ hoặc chương trình an ninh quốc gia của chính quyền Trump, đó là một bộ hài kịch truyền hình. Chính quyền Trump gồm một nội các với một số nhân vật ưu tú nhất trong xã hội ở Hoa Kỳ, và nó có một Quốc hội dưới sự kiểm soát của đảng Cộng hòa để thực hiện các cải cách bảo thủ và đem lại cho chính quyền nhiều thắng lợi nhất mà nó có thể làm được. Nhưng trong trường hợp không có sự lãnh đạo thực sự của tổng thống, tất cả những điều đó sẽ trở nên vô nghĩa.

Khoảng trống do sự vắng mặt của sự lãnh đạo ở Hoa Kỳ đã dấy lên những ác tâm từ sâu thẳm.

Barack Obama và chính quyền của ông ta đã gây ra rất nhiều thiệt hại cho sự thịnh vượng lâu dài và sự tín nhiệm quốc tế của Hoa Kỳ, những thiệt hại đã được giảm bớt một cách vô tình vì những thiếu sót quan trọng của Tổng thống Obama: Ông không bao giờ hoàn toàn hiểu rằng nhiệm vụ của tổng thống gồm nhiều việc hơn chỉ là đọc diễn văn. Trump cũng phô trương như Obama theo quan niệm của ông nhưng ít tham vọng hơn trong việc ông thực hành, và như vậy đã thay thế sự nghiện diễn văn của Obama với cơn nghiện của chính ông đối với Twitter.

Ông sẽ bắn (tweet) cái gì khi đầu đạn hạt nhân đầu tiên của Bắc Hàn được kích nổ trên bầu trời Tokyo hoặc ở Anchorage?

Kevin D. Williamson là phóng viên khắp nơi của National Review.
© 2017 DCVOnline
Nếu đăng lại, xin ghi nguồn và đọc “Thể lệ trích đăng lại bài từ DCVOnline.net

*
Nguồn: Trump’s Nuclear Non-Policy. KEVIN D. WILLIAMSON. National Review. July 6, 2017.

-----------------------------------------

XEM THÊM :

July 6, 2017

WASHINGTON, DC (AP) – Các nhân viên ngoại giao Mỹ hiện hoang mang không hiểu chính sách của chính phủ Trump là gì, cùng lúc cảm thấy rằng vai trò của họ nay mất dần sự quan trọng do cắt giảm ngân sách lớn lao đối với cả Bộ Ngoại Giao và Cơ Quan Phát Triển Quốc Tế Mỹ (USAID).

Kết quả của một cuộc thăm dò ý kiến của nhân viên do Bộ Ngoại Giao Mỹ thực hiện cho thấy có sự hoang mang rộng lớn và mất tinh thần làm việc trong số các nhà ngoại giao chuyên nghiệp cùng các công chức, bày tỏ sự lo ngại về tương lai của họ cũng như đường hướng ngoại giao Mỹ.

Kết quả cuộc thăm dò được thông báo cho toàn thể nhân viên Bộ Ngoại Giao và USAID trong bản báo cáo dài 110 trang.

Cuộc thăm dò, do một công ty tư vấn thực hiện, là theo lệnh của Ngoại Trưởng Rex Tillerson hồi cuối Tháng Tư vừa qua.

Ông Tillerson được đưa vào chính phủ Trump một phần vì có kinh nghiệm điều hành một công ty lớn lao có chi nhánh ở khắp mọi nơi và ông có nhiệm vụ phải tái tổ chức lại cơ quan này.

Ngoài sự lo lắng không biết tương lai sẽ ra sao, nhiều người trong số 35,000 nhân viên cũng than phiền về giới điều hành, về điều kiện làm việc, không biết cấp chỉ huy muốn gì và sự tụt hậu về mặt kỹ thuật.

“Không ai trong số những người trả lời cuộc phỏng vấn nói rằng điều kiện làm việc hiện nay ở USAID hay Bộ Ngoại Giao giúp họ thành công,” theo các tác giả cuộc nghiên cứu. (V.Giang)






No comments: