Sunday, July 16, 2017

NHẬT BẢN MUỐN CÓ MỘT THỎA THUẬN THƯƠNG MẠI LỚN KHÔNG CÓ MỸ - NHƯNG ĐANG BỊ CẢN ĐƯỜNG (Nyshka Chandran, CNBC Asia-Pacific)




Nyshka Chandran (CNBC.com)
DCVOnline
Posted on July 16, 2017 by editor — 0 Comments

Chuyên viên đàm phán từ 11 quốc gia TPP còn lại đang họp trong tuần này để đi đến một thỏa thuận mà không cần có Washington, nhưng chia rẽ nội bộ là trở ngại chính.

Đặc biệt là Việt Nam và Malaysia đang muốn bàn lại một số quy định [đã thoả thuận trong TPP], gây phức tạp cho mong muốn của Nhật Bản muốn đi đến thỏa thuận.

Trong lúc 11 quốc gia còn lại trong nhóm Trans-Pacific Partnership tiếp tục cuộc đàm phán không cần Washington trong tuần này, có một số quốc gia thành viên cần phải thuyết phục để ở lại với thỏa thuận thương mại này.

Không còn là hiệp ước thương mại lớn nhất thế giới sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump quyết định rút Mỹ ra khỏi thoả thuận đó, TPP vẫn còn sống – cho bây giờ. Những quốc gia còn lại đồng ý đi đến thoả thuận không cần có Washington với mục tiêu hoàn thành công tác chuẩn bị cho một thoả thuận mới vào tháng Mười Một, như đã đồng ý hồi tháng Năm.

Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe bên cạnh một bản đồ của các nước ban đầu trong Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương. Toshifumi KITAMURA / AFP / Getty Images

Tuy nhiên, chia rẽ nội bộ là một trở ngại quan trọng vì một số những quốc gia thành viên còn lại muốn đàm phán lại lại một số quy định vì nay không còn có Mỹ.

Andrew Staples, giám đốc khu vực Đông Nam Á tại Economist Corporate mạng Nói với CNBC hôm thứ Sáu,

“Một mặt, có Nhật Bản, Australia và New Zealand là những quốc gia có muốn đẩy mạnh thỏa thuận như đã đồng ý trước đây [khi có Mỹ], chỉ với một số điều chỉnh kỹ thuật trước khi hiệp định có hiệu lực. Nhưng, mặt khác, các quốc gia như Malaysia và Việt Nam đang đặt câu hỏi liệu một thỏa thuận đó có còn ý nghĩa hay không khi không còn thị trường Hoa Kỳ.”

Trước khi Washington rút ra khỏi TPP, Kuala Lumpur và Hà Nội là hai nơi được hưởng lợi hàng đầu với hiệp ước TPP vì dự kiến sẽ thấy luồng vốn nước ngoài trực tiếp đầu tư và xuất cảng tăng cao. Đặc biệt ngành công nghiệp may mặc của Việt Nam và thiết bị điện tử của Malaysia, sẽ phát triển mạnh vì việc loại bỏ thuế quan tại Hoa Kỳ và ở các nước nhập cảng lớn khác.

Staples giải thích, để vào được thị trường Mỹ, cả hai nước Đông Nam Á đã đồng ý cới một loạt thay đổi trong môi trường kinh doanh của họ, đặc biệt là về tính minh bạch, sự lưu chuyển của dữ liệu chính phủ cũng như các tiêu chuẩn về môi trường và lao động.

Staples nói tiếp, nhưng bây giờ không còn thị trường lớn ở Mỹ, cả hai, các quốc gia Viêt Nam và Malaysia đang xem lại cam kết của họ. “Malaysia, đặc biệt, đã nói rằng họ sẽ muốn mở lại đàm phán một số vấn đề gây tranh cãi, như về dữ liệu sáng chế dược liệu.”

Trong khi đó, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã cho biết vào tháng trước Việt Nam muốn xem lại một số điều khoản của TPP có thể phải thương lượng lại.

Sự chần chờ của cả nước là một cái gai trong mắt của Tokyo. Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe vừa nói với CNBC, tập trung vào cuộc thảo luận TPP hiện nay, nền kinh tế lớn thứ ba trên thế giới, hy vọng Mỹ sẽ trở lại, nhưng cho biết các quốc gia thành viên hiện tại không nên để mất đà.

Ngoài việc thuyết phục các thành viên đang do dự, nước lãnh đạo, Nhật Bản, đang chịu nhiều áp lực để bảo đảm sẽ hoàn thành suôn sẻ một thỏa thuận thương mại song phương với châu Âu – Hiệp định đối tác kinh tế Nhật Bản-EU – là một yếu tố qui có thể có ảnh hưởng đến cuộc đàm phán thoả thuận TPP [không còn Mỹ].

Chuyên gia phân tích của Nhóm tư vấn Eurasia cho biết trong một báo cáo hôm thứ Tư,
“Tiến triển của thoả thuận thương mại Nhật Bản-EU sẽ cho Thủ tướng Abe đà để hoàn thành thỏa thuận thương mại TPP-11 không có Mỹ, trong một phần bằng cách giữ cho nông dân của Nhật Bản và nhóm bảo hộ ủng hộ của họ trong Đảng Dân chủ Tự do của ông vào thế thủ.”

“Tuy nhiên, nếu cuộc đàm phán Hiệp định đối tác kinh tế Nhật Bản-EU bất ngờ sụp đổ hay thỏa thuận cuối cùng không được cả hai bên phê chuẩn thì cố gắng đánh bóng sự lãnh đạo của Abe và chương trình đẩy mạnh chính sách thương mại của ông mẽ sẽ gặp trở ngại lớn.”
Nyshka Chandran là phóng viên của CNBC Asia Pacific.

© 2017 DCVOnline
Nếu đăng lại, xin ghi nguồn và đọc “Thể lệ trích đăng lại bài từ DCVOnline.net

*
Nguồn: Japan wants a massive trade deal without the US — but these countries stand in its way. Nyshka Chandran, Reporter, CNBC Asia-Pacific, Thursday 13 July 2017.






No comments: