Wednesday, July 12, 2017

GIỚI THIỆU TÁC PHẨM : “Huế 1968: Ngã rẽ của chiến tranh Việt Nam” (Gary Anderson - The Washington Times)




GIỚI THIỆU TÁC PHẨM :
Gary Anderson - The Washington Times
DCVOnline dịch
Posted on July 8, 2017 by Editor — 0 Comments

Cuốn “Huế 1968: Ngã rẽ của chiến tranh Việt Nam” của tác gỉa Mark Bowden, Nxb Atlantic Monthly Press, June 6, 2017, $30, 608 trang.

Tác giả và tác phẩm mới của ông. Nguồn: Under The Radar – Military.com

Cách đây vài năm, tôi đã giảng cho sinh viên của tôi về sự bất ngờ chiến lược. Tôi yêu cầu mỗi người viết đoạn văn về tính chất bất ngờ đã dùng ở Huế vào năm 1968 dựa trên những gì họ biết về trận chiến đó. Trừ một vài trường hợp ngoại lệ, câu trả lời là Huế là trận chiến mà Việt Cộng đã thắng trong cuộc tổng nổi dậy. Đây là những sinh viên hậu đại học, và những hiểu biết đáng thương về chiến tranh Việt Nam như vậy do sự giáo dục ở các trường trung học và bậc cử nhân ở đại học. Sự thiếu hiểu biết của họ là một nhận định về “tự do” trong khoa nghệ thuật tự do hơn bất kỳ khuyết điểm nào trong đám sinh viên của tôi. Ngày nay, chúng ta theo thời gian, đã đứng ngoài Việt Nam như thế hệ của tôi đối với Thế chiến thứ nhất vào năm 1968; và các bài học của nó đang có nguy cơ mai một. Mark Bowden cố gắng khắc phục điều này bằng cuốn sách xuất sắc, mới,xuất bản của ông, “Huế 1968”.

Ông Bowden cho thấy rằng cuộc tấn công Tết Mậu Thân, trong đó Huế là trận đánh lớn, là một bất ngờ mang tính chiến lược, cùng với Trân Châu Cảng và ngày 11 tháng 9 là một sự thất bại khổng lồ của tình báo Mỹ. Tuy nhiên, nó không phải là kế hoạch và cuộc chiến của du kích quân Việt Cộng (VC). Đó là kế hoạch của tướng lãnh Bắc Việt và giới lãnh đạo chính trị ở Hà Nội và đoàn quân tham chiến phần lớn từ các trung đoàn chính quy của Quân đội Bắc Việt (NVA); VC đã bị cho xuống cấp làm tiền thám, dẫn đường, quân bắn sẻ tự sát và làm lính pháo binh.

Quân chính quy Bắc Việt và Việt Cộng đã thất bại ở tất cả những cuộc giao tranh chiến thuật và không thể đạt được mục tiêu chính là cuộc tổng nổi dậy để có thể lật đổ chính quyền miền Nam Việt Nam (VNCH) và buộc quân Mỹ phải rút ra khỏi cuộc chiến. Tuy nhiên, Tết Mậu Thân là ngã rẽ của chiến tranh vì giới lãnh đạo Hoa Kỳ để mất uy tín vì yếu tố bất ngờ và đánh mất lòng tin của một phần quan trọng trong công chúng Mỹ. Tết làm hỏng nhiệm kỳ tổng thống của Lyndon Johnson. Không có “ánh sáng ở cuối đường hầm”. Mặc dù trái bom Mỹ cuối cùng vẫn chưa rơi cho đến năm 1973, Bắc Việt đã đạt được lợi thế tâm lý không thể cứu vãn được.

© 2017 DCVOnline
Nếu đăng lại, xin ghi nguồn và đọc “Thể lệ trích đăng lại bài từ DCVOnline.net

*







No comments: