Nguyễn Thông
20/04/2025
https://baotiengdan.com/2025/04/20/thoi-su-ngay-20-thang-4/
HÌNH
: https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2025/04/4-9.jpg
Ảnh trên mạng
Người
ta đang làm ồn một cách chủ ý chuyện cô gái than thở bị kẹt xe do nhà chức
trách tổ chức diễu binh. Đủ kiểu lên án, quy kết, rằng không có lòng yêu nước,
không niềm tự hào dân tộc, thậm chí nâng quan điểm thành vô trách nhiệm với lịch
sử, với xương máu người đã chết…
Ông
hàng xóm nhà tôi nhận xét, đây là cuộc phong sát toàn diện chỉ bởi ai đó dám
ngược lại ý chí của nhà cầm quyền. Kẹt xe cũng không được nói, hoặc phải né lý
do, hoặc phải đổ cho lý do khác. Ông còn bảo đã hơn nửa thế kỷ rồi nhưng vẫn giống
như thời Trần Mạnh Hảo viết cuốn “Ly thân” kể chuyện ngắm trăng. Ngắm trăng chả
ai cấm, nhưng phải ngắm tập thể, cùng ngắm, chứ không được ngắm cá nhân. “Ngắm
trăng tập thể” đã là thành ngữ (hôm nào rảnh tôi sẽ biên kỹ chuyện này).
Thế mới biết
tuyên giáo thật đáng sợ, nó nguy hiểm gấp vạn lần súng đạn. Nó không làm chết
người nhưng biến con người thành chiếc máy.
***
Hôm
nay, Chủ nhật 20.4 là ngày lễ trọng của đạo Ki Tô. Suốt cả tuần từ thứ hai tới
giờ là Tuần thánh, tối qua Lễ vọng, còn hôm nay Lễ trọng (chính lễ), một người
bạn đạo gốc giảng cho tôi như vậy.
Tôi
cầu Chúa lòng lành ban phúc, che chở mọi người vượt qua mọi khổ đau. Nhân lễ Phục
sinh của Chúa, tôi nhớ tới điều này, nhắc nhở các nhà báo. Đọc trên báo quốc
doanh, cũng như nghe từ phát ngôn của rất nhiều người (kể cả cán bộ, cả giáo sư
tiến sĩ), ta luôn gặp cụm từ “sau công nguyên”.
Không
nên dùng cụm từ “sau công nguyên”. Dùng vậy sai, bởi không có thời gian nào là
sau công nguyên cả. Trong lịch sử nhân loại, người ta lấy mốc năm Chúa Jesus ra
đời để bắt đầu kỷ nguyên mới, gọi là công nguyên. Công nguyên bắt đầu từ năm 1
(năm Chúa ra đời) kéo dài mãi về sau, chưa biết khi nào mới chấm dứt, mới thay
bằng kỷ nguyên mới, chứ không phải là mốc cụ thể chia thời gian, niên lịch
thành trước và sau.
Thời
gian trước năm thứ nhất (1) gọi là “trước công nguyên” thì được, nhưng từ năm 1
trở về sau cứ viết bình thường, ví dụ năm 40 khởi nghĩa Hai Bà Trưng, năm 938
chiến thắng sông Bạch Đằng, chứ không thể viết “năm 40 sau công nguyên” bởi nó
nằm trong công nguyên chứ không sau. Rất nhiều người sai trường hợp này.
Nguyễn
Thông
.
.
Cảm ơn bác. Nhờ bác mà em mới để ý vụ B.C và A.D.
A.D. stands for Anno Domini, which is Latin for "in
the year of the Lord". It's used to designate years in the Julian and
Gregorian calendars after the traditional birth year of Jesus
Christ. Essentially, it marks years after the start of the Christian era.
No comments:
Post a Comment