Hoàng
Dũng
28/06/2020
Năm 2012 mình được tham
gia khoá đào tạo ngắn hạn về xã hội dân sự của VOICE ở Philippines. Chỉ 20 ngày
thôi nhưng nó đã cho mình rất nhiều kiến thức.
Mình nhớ mãi đến buổi học
đó, thảo luận về án tử hình. Khoảng 20 học viên chia ra làm 2 đội để tranh luận
nhau về việc nên giữ hay bỏ án tử hình. Mình tất nhiên thuộc về nhóm bỏ án tử
hình. Nhóm của mình sau thảo luận nhóm thì đứng bảo vệ nó trước Ban Giám khảo
và tất nhiên nữa là nhóm mình thắng.
Nhóm ủng hộ huỷ bỏ án tử
hình có cả trăm lý do để thuyết phục rằng nên bỏ án đó. Từ việc dẫn ra xu hướng
tăng các nước huỷ bỏ án tử hình, giảm dần số lượng thi hành án tử hình qua các
năm, so sánh tỷ lệ tội phạm của 1 quốc gia trước và sau huỷ bỏ, tỷ lệ tội phạm
của 2 quốc gia tương đối giống nhau về nhiều tiêu chí mà chỉ khác nhau về có
hay không có án tử hình…
Rất nhiều viện dẫn thú vị
được đưa ra để chứng minh. Một trong số đó là dù có nhân danh gì đi nữa, anh
nhân danh thứ đó để cướp đi một mạng sống của một con người khác thì anh cũng
không khác kẻ đã giết người mà anh đang xử kia bao nhiêu.
Tất nhiên là còn cả lý
do: Nếu có án tử hình oan sai thì không những đã bỏ lọt tội phạm mà còn giết cả
nhầm người, không thể khắc phục. Còn nếu đã bỏ án tử hình thì có thể chỉ là bỏ
lọt tội phạm.
Đã có nhiều vụ án tội phạm
xuống tay tàn độc, giết thêm nhiều người đặc biệt là người già và trẻ em là vì
chúng xác định đằng nào cũng tử hình rồi, giết thêm 1, 2 mạng cũng vẫn tử hình
mà thôi.
***
Vụ Đồng Tâm sắp xử theo đồn
đoán sẽ có 1, 2 án tử hình. Nhưng dù thế nào thì cũng đã có ít nhất một người
đã chết mà không cần tuyên án. Đảng viên Lê Đình Kình.
Vụ Đồng Tâm, giết chết ông Lê Đình Kình là một vụ án man rợ của đảng cộng
sản Việt Nam. Man rợ thời hiện đại. Nó làm cho ai còn bán tín bán nghi vào chuyện Hồ Chí Minh bịt râu đi
xem xử tử ân nhân Cát Hanh Long, bán tín bán nghi vào sự độc ác tàn bạo của đảng
cộng sản Việt Nam xuyên suốt thời gian tồn tại của nó không còn nghi ngờ gì nữa.
Xử tử không tuyên án ông
Lê Đình Kình, vụ án mờ 3 viên công an chết và sắp tới có thể là 1, 2 người dân
làng Đồng Tâm mà cụ thể là họ Lê sẽ dựa cột, đảng cộng sản tiếp tục lựa chọn hướng
đi ngược lại sự vận động tiến bộ của xã hội. Không có gì bất ngờ.
Chỉ nên ghi nhớ rằng Tô
Lâm – Bộ trưởng Bộ Công an, Đoàn Duy Khương – Giám đốc Công an Hà Nội là hai
nhân vật chính chịu trách nhiệm lịch sử của vụ án này. Đồng phạm là các uỷ viên
Bộ Chính trị khoá 12 và Nguyễn Đức Chung – Chủ tịch UBND Hà Nội.
Lựa chọn bàn tay máu để
hòng bảo vệ chế độ, nhấn chìm dân trong nỗi sợ hãi sẽ chỉ làm xuất hiện thêm
nhiều Đặng Ngọc Viết, Đoàn Văn Vươn… ở mức độ ngày càng thù hận mà thôi. Cái
ngày nhà riêng của một Uỷ viên BCT hay Chủ tịch, Bí thư một tỉnh nào đó bị ăn
bomb sẽ tới, dù chuyện đó không được ủng hộ.
Ba viên công an bị thui
kia nếu là thui thật thì bị thui bởi ai, đảng hay dân, cũng là ám ảnh.
No comments:
Post a Comment