Ngọc
Trương
28/06/2020
Theo Tiến sĩ Antony P.
Mueller, một giáo sư Đức, dạy đại học ở Brazil, có
bốn lý do khiến xã hội chủ nghĩa thất bại:
1/ XHCN xóa bỏ quyền tư hữu
và thị trường, vì vậy loại bỏ mọi tính toán hợp lý.
2/ XHCN chấp nhận ngân
sách mềm, nên không có cơ chế loại trừ những phương cách sản xuất không hiệu quả.
3/ Loại bỏ tài sản tư,
thay vào đó bằng những khuyến khích lệch lạc của chính phủ.
4/ Thiếu vắng tài sản tư
và các thị trường tự do trong hệ thống XHCN ngăn chận phối hợp kinh tế giữa lao
động và tư bản (tiền/nguồn vốn).
Nhận định của giáo sư
kinh tế người Đức nặng quan điểm chính trị kinh tế (économie politque) nghĩa là
hệ thống kinh tế theo kiểu nào trong ba kiểu mẫu: Kinh tế thị trường tự do, kinh
tế chỉ huy (cộng sản), và kinh tế hỗn hợp pha trộn hai loại trước.
Ký giả Simone Black nhận định đơn giản hơn:
Ngày nay hầu như mọi người cho rằng nạn buôn bán con người là sự vi phạm nhân
quyền, nhưng đối với một số quốc gia, nhân quyền vẫn còn bị giới hạn.
Có thời kỳ trong lịch sử,
nô lệ được coi là kết quả hợp pháp sau khi chiến thắng. May thay lần hồi hầu hết
các quốc gia đều tiến cao hơn về lương tâm xã hội.
Lương tâm xã hội xuất hiện
từ nhận thức lúc còn bé, được dạy dỗ điều gì đúng, điều gì sai. Lương tâm xã hội
thay đổi và thăng tiến.
Một số người tưởng tượng
rằng chỉ có XHCN chú ý tới lương tâm xã hội, thật rõ ràng họ đã bị hướng dẫn sai
lệch.
Trái: 1954 Chiến dịch
con đường tự do (Wikipedia) và 1951 Tự do ngôn luận (Worldofartglobal)
Trên lý thuyết, XHCN rất
hấp dẫn, trong một quốc gia lý tưởng, không có tài sản tư, mọi thứ đều thuộc về
nhà nước. Mọi người làm việc cho nhà nước, bù lại nhà nước chăm sóc mọi người từ
lúc nằm nôi đến khi xuống huyệt. Nghe rất hay cho đến khi chúng ta nhận ra XHCN
thất bại ở tất cả các quốc gia theo chủ thuyết này.
Thiếu kinh doanh tự do sẽ
giết chết mọi thúc đẩy làm ăn. Tội gì phải làm việc siêng năng để rồi không được
gì hết?
Trong chế độ nói trên chỉ
một thiểu số đứng trên kiểm soát mọi tài nguyên, tham nhũng bừa bãi không kềm
chế và quốc gia không tránh khỏi bị phá sản như trường hợp Venezuela gần đây.
XHCN vẫn được tổ điểm cho
hấp dẫn là: “Xã hội có nền y tế, nhà cửa và giáo dục hoàn toàn miễn phí”.
Người ta quên rằng các thứ
“miễn phí” đó đổi bằng hy sinh tự do cá nhân. Dân chúng muốn tự do, tự do làm
việc, tự do đi lại, sống cuộc sống bình an với sự kiểm soát tối thiểu của chính
phủ.
Dưới chế độ cs, dân chúng
chịu đựng cai trị độc đoán như Castro ở Cuba hoặc phải chịu đựng những cái vòi
độc của chính quyền Trung Cộng. Dưới chế độ cộng sản, các lãnh chúa độc quyền
cho phép ai được nói và chỉ nói điều đã được cho phép. Độc nhứt hệ thống truyền
thông tin tức do nhà nước tài trợ được quyền quảng bá về đảng.
Khi dân chúng nói lên ý
kiến bất đồng, họ bị gán cho đủ loại nhãn hiệu, bị loại khỏi xã hội, bị phạt, bị
bắt bỏ tù. Nhà nước kiểm soát ngôn luận. Không hề có thủ tục dân chủ hay thủ tục
nào quy trách nhiệm.
Các lãnh tụ tự do xài tiền
thuế của dân đóng góp. Chúng áp dụng luật lệ, nhưng chính chúng lại phạm pháp.
Nhà nước quyết định việc làm nào giành cho ai, ai có giấy phép và sở hữu võ
khí. Chúng quyết định nhóm nào hay tôn giáo nào có đặc quyền hơn.
Nhà nước độc đoán quyết định
ai được nhập cảnh, vượt lên trên sự quan tâm của người dân. Có khi các lãnh tụ
theo đuổi những việc không cần thiết đối với dân hay không có lợi lộc cho dân.
Bọn này thường bảo đảm với dân rằng, chúng đang làm công việc tốt đẹp cho đại
chúng. Những lời chỉ trích đều bị gạt bỏ. Các loại thuế má tăng rất nhanh.
Nguyễn thị Kim Ngân
đeo đồng hồ Hublot (DLB) và Nguyễn hồng Điệp Trưởng ban tiếp dân, đồng hồ vàng,
xì gà đắt tiền (Nguồn: Báo ĐV)
Dù tự nhận là “rất bình đẳng”
bọn cầm đầu XHCN và cộng sản sống cuộc sống rất xa hoa và đồi trụy, có nhiều
nhà cửa sang trọng (dùng tiền thuế của dân để sửa sang) và cực kỳ giàu có khi
đang nắm giữ quyền lực, luôn cả bạn bè của chúng cũng giàu có theo. Chúng tự do
đi du lịch trong khi mọi người hoặc không đủ tiền để đi, hoặc bị cấm đoán.
Khi lên cầm quyền, chúng
hoàn toàn làm ngơ lời cam kết “phục vụ dân” và làm mọi cách để ở lại chức vụ
càng lâu càng tốt.
Nhận xét của hai người
khác nhau, một về mặt tổ chức kinh tế, một về mặt thật của chế độ cộng sản hay
XHCN, cả hai đều nêu lên sự thất bại hoàn toàn của chủ nghĩa rỗng tuếch, nói
hay nhưng không mang lại thành tựu có ích lợi cho toàn dân.
Mời bạn đọc đóng góp ý kiến.
____
Tham khảo thêm:
Socialism and communism failures
4 Reasons Why Socialism Fails
No comments:
Post a Comment