Vụ án Hồ Duy Hải đến nay
đã rõ quá rồi. Chúng ta chỉ còn chờ phán quyết chính thức của một phiên tòa sạch
do Ủy ban Tư pháp Quốc hội sẽ tiến hành trong thời gian không còn lâu nữa.
Tuy nhiên, dư luận xã hội
vẫn không hạ nhiệt mà càng ngày càng nóng. Những người muốn cứu Hải và cứu cả nền
tư pháp của chúng ta thì đưa ra những bằng chứng không thể bác bỏ về việc Hải
vô tội. Những người tàn phá nền tư pháp và tàn phá cả thể chế của chúng ta thì
truy bức Hải đến cùng để giết cho bằng được một người dân không có bằng chứng
phạm tội.
Gần đây nhất là ông Đỗ Văn Đương, nguyên đại biểu Quốc hội, Phó ban Dân nguyện.
Ông đã viết đến ba trang gửi Chủ tịch nước để bênh vực ông Nguyễn Hòa Bình, cho
là ông đã xử đúng người đúng tội. Bằng cớ là ông đã vào tận nhà tù hỏi Hải và Hải
đã nhận tội và còn mong được chết sớm. Ông Đương bảo ông không a dua, không nói
theo đám đông.
Đúng là ông không nói
theo đám đông, là tiếng nói của dân mà chỉ nói theo ông chánh án Nguyễn Hòa
Bình và những người xét xử quyết bảo vệ kẻ giết người và giết bằng được người
không có bằng cứ phạm tội. Ta hãy lắng nghe lời kể đau xót của luật sư Trần Hồng
Phong dự phiên giám đốc thẩm: “Tôi là người trực tiếp dự phiên toà giám đốc thẩm,
nghe hai bên Toà, Viện KS đối đáp, tranh luận; nhiều lần nghe các vị thẩm phán
trong Hội đồng hỏi vặn Viện Kiểm sát kiểu: căn cứ, cơ sở nào mà kháng nghị? Chủ
tịch nước đã bác đơn ân xá rồi còn kháng nghị gì nữa? Trước đây đã bác kháng
nghị sao giờ lại kháng nghị? …
Rồi họ… cười khà khà!? Họ
có vẻ tự đắc!? (Khi họ quyết giết một con người). Nói thật là tôi có cảm giác sợ,
sợ hãi đến nổi da gà! Họ đang bàn về sinh mạng một con người, có thể bị oan, với
sai sót trong quá trình điều tra (chính họ thừa nhận) mà sao tàn nhẫn và vô cảm
quá. Tôi tuyệt đối không sợ ai trong số họ, mà là một nỗi sợ cho thân phận con
người. Chúng ta cần lên tiếng bảo vệ lẽ phải, sự công bằng; chứ không phải là
bênh vực cho tội ác, vô cảm với cái chết vô lý và đau đớn của hai nữ nạn nhân”.
Họ rất tự tin vì việc làm độc ác của mình vì Chủ tịch nước đã bác ân xá. Nhưng
họ lại lú lẫn mà quên mất rằng, chính Chủ tịch Trương Tấn Sang cách đây 5 năm,
trước ngày thi hành án tử hình Hải một ngày, đã cho dừng việc giết Hải và bà mẹ
Hải đã coi ông như người sinh lại Hải lần thứ hai. Và rồi chính đương kim Chủ tịch
nước, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã chỉ đạo qua công văn của văn phòng Chủ tịch
nước gửi Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao yêu cầu xem lại vụ án này.
Ông Nguyễn Hòa Bình trước
Quốc hội còn nói Hải đã có 25 lời nhận tội. Ông còn nói đến bản khai đầu tiên của
Hải do Hải tự viết, Hải đã nhận tội rất đầy đủ. Tôi xin thưa, cái bản Hải nhận
tội ấy là đã bị bức cung mà nói theo lời Hải là “bị đánh đến không chịu nổi”.
Còn lời khai thực của Hải
đây:
Đây là lời khai ngược lại
hoàn toàn với luận điểm lâu nay cho rằng Hải không chứng minh được mình ngoại
phạm đêm xảy ra vụ án. Tôi xin đưa nguyên văn. Có thể nhiều người đã biết.
Nhưng người xét xử lại cố tình không biết.
Biên bản đầu tiên:
Địa điểm: Cơ quan Cảnh
sát điều tra
Cán bộ lấy lời khai: Nguyễn
Văn Minh (ĐTV)
Tiến hành lấy lời khai: Hồ
Duy Hải
Tiến hành lúc: 16 giờ 30
ngày 20 tháng 3 năm 2008
Hỏi: Anh quan hệ với Hồng
– Vân bưu điện như thế nào? Trường hợp nào anh biết Hồng Vân bị giết chết?
Đáp: Trường hợp quen biết
Hồng Vân cụ thể như sau:
Trước khi Hồng Vân bị giết
chết khoảng 4 tháng tôi đi trên xe buýt từ TPHCM về Thủ Thừa Long An tình cờ
tôi gặp Vân một mình và làm quen (tại Bến xe Chợ Lớn). Qua giới thiệu tôi biết
Vân làm ở bưu điện Cầu Voi và cho số bưu điện Cầu Voi 592008. Sau khi quen biết
Vân tôi thường sử dụng ĐTDĐ của tôi là 0909015712 điện thoại vào bưu điện Cầu
Voi gặp Vân để mua báo bóng đá để xem, khi đến mua báo nên tôi quen biết Vân và
Hồng từ đó đến nay.
Kể từ khi quen biết Hồng
Vân tôi thường đến bưu điện Cầu Voi mua báo bóng đá vào thứ Bảy, Chủ Nhật, có
lúc giữa tuần có báo bóng đá tôi cũng gọi điện thoại đặt để xem các trận đấu
bóng đá nước ngoài để tôi đặt cược ăn tiền.
Thời gian gần nhất trước
khi Hồng Vân bị giết vào khoảng 9 giờ tôi có gọi điện vào bưu điện Cầu Voi gặp
Hồng và hỏi: “Báo bóng đá còn không” thì Hồng bảo “không còn” nên tôi không đến
bưu điện mua báo. Ngày đó là ngày Chủ nhật 13/1/2008. Đến chiều tối khoảng
18h00 do đặt cược thiếu tiền nên một mình tôi đi xe Honda Wave S màu đen biển số
62K8 3040 đến tiệm cầm đồ Thuận Hưng (qua CA huyện) thị trấn Thủ Thừa cầm ĐTDĐ
Nokia N73 được 1.500.000 đồng.
Tôi về nhà gặp Đang (con
ông Thắng cùng xóm). Tôi và Đang đến quán cà phê ông Thượng (ngã ba Bình Ảnh đi
vào 1km ấp 1 Nhị Thành). Tôi đưa Đang 1.500.000đ để Đang thanh toán tiền cá cược
bóng đá đêm trước. Với ai tôi không biết vì tôi nhờ Đang gởi tiền cá cược dùm
tôi. Thanh toán xong lúc này khoảng trên 19h00 một mình tôi đi về nhà để xe
honda tại nhà. Tôi tiếp tục đi bộ đến nhà 2A (mẹ Luân) khoảng 400 mét tôi hút
xong điếu thuốc mượn xe honda wave màu đen TQ biển số 62A 3976 của bà 2A chạy
xuống đám ma nhà Tư Lang khoảng 600 mét.
Tôi đến đám ma khoảng
20h00 thì gặp Thời 22T (con 8 Phát), Hiếu 25T (con 3 Xanh), Tùng Trinh 22T (con
7 Tiếu) và anh Vinh 27T (con dì Ba Rưỡi), chú Hải 32T (con ông Tà Mười)… ngồi
nhậu chung bàn với cậu 3 Thẹo (con bà Tư Nghiêm), cậu Tám Thọ 53T (con 5 Gà),
anh Thiếu (con 3 Hậu), anh Út con…, anh Tám 32T con Tú Ú, cậu Em 37T (anh
Thái), Tám Thốt Nốt… Đến 21h00 một mình tôi về nhà 2A và xem bóng đá cùng với
anh Hoàng, Điền (con 5 Phước) tại quán 2A cho đến 5h sáng hôm sau ngày
14/1/2008. Tôi về nhà tôi đến khoảng 7h00 có anh Tân (con 5 LE) nói “có hai người
phụ nữ bị giết ở bưu điện Cầu Voi” nên tôi mới biết Hồng Vân bị giết cho đến
nay và tôi cũng không có đi đám tang của Hồng Vân.
Hỏi: Điện thoại di động số
0909015712 ở hiệu cầm đồ bao lâu? Hiện giờ còn không?
Đáp: ĐTDĐ số 0909015712
tôi cầm ở tiệm cầm đồ Thuận Hưng được 4-5 ngày tôi chuộc lại lấy số sim cho anh
Minh Vương 30T (con cô Thắng) cho đến nay, riêng tôi mua sim mới 0906503873 sử
dụng xong cho đến nay tôi cũng bỏ cho đến nay không còn sử dụng DTDD. Riêng
ĐTDĐ tôi cầm ở nhà 2A hiện nay Luân sử dụng.
Hỏi: Từ khi quen biết Hồng
Vân anh có đến Bưu điện Cầu Voi không? Gần nhất khi nào?
Đáp: Từ khi quen biết Hồng
– Vân tôi đến bưu điện điện thoại và mua báo khoảng 30 lần cho đến khi bị giết
chết. Tôi đến bưu điện mua báo chỉ đứng ở ngoài không vào bên trong nhà ở bưu
điện. Thời gian gần nhất là lúc 7h00 thứ Bảy ngày 12/1/2008 tôi đi xe honda một
mình đến gặp Hồng rồi mua một tờ báo bóng đá giá 3.000 đồng rồi quay về nhà.
Tôi không có vào bên trong bưu điện mà chỉ đứng ở ngoài quầy bán hàng.
Hỏi: Anh hiện nay nợ bao
nhiêu tiền gồm những ai? Lý do nợ?
Đáp: Tôi hiện nay nợ những
người như sau: Bà 2A: cách đây 3 tuần tôi cá độ bóng đá thua nên cầm điện thoại
và mượn 4.800.000 đồng. Anh Hoàng (con 7 Minh) khoảng 3 tuần do cá cược bóng đá
thua nên tôi mượn anh Hoàng 3.000.000 đồng. Anh Hồng 38T (con 5 Hoàng) tôi nhờ
anh Hoàng ghi đề (ở đâu không rõ) cách đây khoảng 2 tuần tôi không có tiền nợ
anh Hoàng 4.5 triệu đồng. Tôi nhờ anh Hoàng ghi 4.5 triệu đồng. Chú Thân 45T (gần
trường học) buôn bán cám. Sau khi nợ anh Hồng một ngày có nhờ chú Thân ghi đề (ở
đâu không rõ) số tiền là 4.350.000 đồng đến nay chưa trả. Tất cả số tiền trên
tôi đã ghi đề và cá cược bóng đá đến nay chưa trả.
Hỏi: Anh biết nhà Hồng –
Vân ở đâu?
Đáp: Tôi nghe Vân nói nhà
qua khỏi thị xã – phường 4 thị xã Tân An. Còn Hồng ở đâu tôi không rõ.
Hỏi: Những lần đến bưu điện
mua bán với ai?
Đáp: Tôi thường đi một
mình đến bưu điện Cầu Voi mua báo chỉ có một lần đi với Điền (con 5 Phước) mua
báo và chỉ một lần với Luân. Khi đến bưu điện Cầu Voi chỉ gặp Hồng và Vân.
Hỏi: Cam đoan về lời khai
thế nào?
Đáp: Tôi cam đoan lời
khai của tôi là đúng sự thật, còn nếu sai tất cả chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Chữ Hồ Duy Hải:
Tôi có xem lại biên bản
đúng như lời trình bày của tôi
Ký tên Hồ Duy Hải – Nguyễn
Văn Minh (cán bộ lấy lời khai)
Kết thúc 18h00 ngày
20/3/2008
Như vậy, Hải đâu có đến
bưu điện Cầu voi trong ngày Hồng – Vân bị giết. Lý do không đến vì hôm ấy hết
báo Bóng đá. Thẩm tra điều này không khó. Chỉ gặp các nhân chứng Hải đã liệt kê
rất cụ thể là biết có chính xác hay không. Hải không liên quan gì đến vụ án ở
Bưu điện Cầu Voi. Tôi tin lời khai nầy vi hiện trường không có dấu vân tay của
Hải. Lỗi của Hải chỉ là cá cược bóng đá, và cá cược vặt nhà quê, có thể phạt vi
cảnh hoặc cùng lắm phạt vài triệu đồng, chứ không thể giam nhốt đến 13 năm rồi
lôi ra giết bằng được. Vì thế tôi bảo đây là vụ án kinh tởm nhất trong lịch sử
tố tụng. Vì nó là vụ án ngược: Bảo vệ kẻ giết người và giết bằng được người
không có bằng cớ phạm tội.
XEM PHÓNG ẢNH BIÊN BẢN
GHI LỜI KHAI ở cuối trang : https://www.facebook.com/trandangkhoa1958/posts/1542903172534769
----------------------------------------------
1. Cổ nhân dạy “không
hành động lúc nổi giận”. Đã qua 12 canh giờ mà chưa hết nổi giận. Qua nhiều
ngày nữa cũng chưa hết nổi giận. Chừng nào còn một chút lương tâm thì còn nổi
giận với những câu hỏi mà ông Đỗ Văn Đương đã hỏi tù nhân Hồ Duy Hải.
2. Trong tư cách đại diện
Ủy ban Tư pháp Quốc Hội đi giám sát vụ án Hồ Duy Hải, với thời gian hạn hẹp, phải
đặt những câu hỏi cốt lõi nhất để từ đó có thể đưa ra kết luận Hồ Duy Hải có bị
oan hay không? Thì ông Đổ Văn Đương đã đặt các câu hỏi:
“Anh có đề nghị chết sớm”?
“Anh thấy cô H, cô V ai đẹp hơn”?
“Anh thấy cô H, cô V ai đẹp hơn”?
Có nhẫn tâm không? Có xấu
hổ không? Không chỉ nhẫn tâm với người sống mà còn tổn thương đến vong linh người
khuất. Sự xuất hiện các câu hỏi cho thấy trong đầu ông Đỗ Văn Đương chứa những
thứ gì.
3. Ông Đỗ Văn Đương từng
là ĐBQH khóa 13. Ông Đỗ Văn Đương từng được giới thiệu tái ứng cử ĐBQH khóa 14
nhưng bị trượt. Hiện giờ ông Đỗ Văn Đương vẫn còn giữ chức Phó trưởng ban Ban
dân nguyện Quốc Hội khóa 14. Lý lịch trích ngang của ông Đỗ Văn Đương có ghi là
tiến sĩ luật. Xuất hiện 2 câu hỏi hiển nhiên dưới đây liên quan đến ngành Tư
pháp Việt Nam.
Các câu hỏi của Đỗ Văn
Đương hỏi Hồ Duy Hải có nên nêu ra để làm “trường hợp nghiên cứu điển hình”?
Trong ngành Tư pháp Việt
Nam có bao nhiêu người như ông Đỗ Văn Đương?
4. Đọc những câu hỏi mà Đỗ
Văn Đương hỏi Hồ Duy Hải thì biết được tại sao ông Đỗ Văn Đương lại đồng ý với
kết luận của 17 thẩm phán rằng tử hình Hồ Duy Hải là đúng người đúng tội. Đọc
những câu hỏi mà Đỗ Văn Đương hỏi Hồ Duy Hải và nhìn vào vị trí của ông Đỗ Văn
Đương thì biết được tại sao án oan lại nhiều đến như thế.
5. Trong Quốc Hội Việt
Nam có bao nhiêu người như ông Đỗ Văn Đương?
Hình cuối bài : Đỗ Văn Đương và các câu hỏi
No comments:
Post a Comment