VOA Tiếng Việt
28/12/2018
Hôm
28/12, một tòa án ở tỉnh Đồng Tháp đã xử Facebooker Huỳnh Trương Ca, thành viên
của nhóm có tên gọi Hiến pháp, 5 năm 6 tháng tù, với cáo buộc “tuyên truyền chống
nhà nước” theo điều 117 Bộ Luật hình sự.
Chiều này 28/12, nhà hoạt động Nguyễn Thị Thùy, trưởng
nhóm tranh đấu bảo vệ Hiến Pháp, cho VOA biết kết quả xét xử như trên.
Ông Huỳnh Trương Ca bị bắt hôm 4/9/2018.
Bà Thùy cho biết thêm:
“Anh Huỳnh Trương Ca rất bất khuất trước phiên tòa. Anh tuyên bố anh
không có tội. Anh không chấp nhận 3 đặc khu kinh tế, không chấp nhận ngoài bắc
mở cửa cho Trung Quốc vào, không chấp nhận oan sai trong xã hội.”
Tổ chức Người Bảo vệ nhân quyền cho biết ông Ca phải
tự bào chữa trong khi thẩm phán thường xuyên ngắt lời ông, không cho ông giải
thích và từ chối những lời bào chữa của ông.
Ngoài ra, Tổ chức Người Bảo vệ nhân quyền cho biết,
blogger Huỳnh Trương Ca còn bị 3 năm quản chế sau khi chấp hành xong án tù.
Bà Nguyễn Thị Thùy, còn được biết qua tên Nguyễn
Uyên Thùy, phản đối bản án đối với nhà hoạt động Huỳnh Trương Ca.
“Đây là một điều hết sức tàn độc của nhà cầm quyền Việt Nam. Chúng tôi
cùng một đội đấu tranh. Chúng tôi không làm điều gì sai.”
Trong khi đó, truyền thông trong nước đưa tin rằng
ông Ca và nhóm Hiến pháp “kích động, chống phá nhà nước, kêu gọi người dân xuống
đường biểu tình,” và cho rằng đó là một tổ chức “phản động.”
Ngày 4/9, Công an tỉnh Đồng Tháp và Công an tỉnh Tiền
Giang đã bắt giam ông Huỳnh Trương Ca, với cáo buộc “kích động, chống phá nhà
nước,” vì kêu gọi người dân xuống đường biểu tình vào dịp lễ Quốc khánh 2/9.
Báo Công an loan tin rằng ông Ca bị bắt về hành vi sử
dụng mạng xã hội Youtube, Facebook cá nhân “đăng tải nội dung bịa đặt, xuyên tạc
đường lối, chủ trương của Đảng.”
Trong một video clip được phát trực tiếp trên
Facebook hôm 16/8, ông Ca nói rằng dù ông “bị an ninh bố ráp và khủng bố tinh
thần trong thời gian gần đây”, nhưng ông và các blogger khác “quyết tâm phát động
phong trào khai hiến, đòi quyền làm người như đã quy định tại điều 25 của Hiến
Pháp năm 2013: quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp,
lập hội, biểu tình”.
Trong thông điệp phát đi hôm 16/8, ông Ca kêu gọi xuống
đường biểu tình một cách ôn hòa vào ngày 4/9 để đòi các quyền hiến định của người
dân.
---------------------------
RFA
2-28-2018
Ngày
28/12/2018, ông Huỳnh Trương Ca, một thành viên của nhóm có tên Hiến
Pháp, bị Tòa án tỉnh Đồng Tháp tuyên phạt 5 năm 6 tháng tù giam với cáo
buộc "làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật
phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam".
ông huỳnh trương ca tại cơ quan công an. Courtesy
of Vietnamnet
Theo cáo trạng của Viện Kiểm Sát, từ ngày 23/3 đến
ngày 19/8, ông Huỳnh Trương Ca đã thực hiện 40 buổi livestream (phát trực tiếp)
trên Facebook cá nhân, có tài khoản tên là “Thằng Nhà Quê”.
Cũng theo cáo trạng, trong các buổi livestream trên,
có tổng cộng 18 đoạn video với nội dung xuyên tạc, phỉ báng chính quyền, chống
lại Nhà nước.
Viện KSND cáo buộc hành vi của ông Ca đã gây nguy hiểm
cho xã hội, xâm hại đến an ninh tư tưởng và văn hóa, an ninh quốc gia.
Truyền thông trong nước dẫn thông tin từ phiên tòa
cho hay, bị cáo tỏ ra ăn năn, hối hận về hành vi của mình và thành khẩn khai
báo do nhận thức chưa đúng, bức xúc nhất thời trong cuộc sống nên có cách nhìn
phiến diện dẫn đến hành động vi phạm pháp luật.
Đài Á Châu Tự Do không có nguồn tin độc lập để xác
minh thông tin từ phiên tòa, và rất có thể ông Ca không có luật sư trong phiên
tòa này.
Ông Huỳnh Trương Ca là người từng tham dự cuộc biểu
tình phản đối dự luật Đặc khu và An ninh mạng vào ngày 10/6/2018 tại thành phố
Hồ Chí Minh.
Ngày 14/9, cơ quan An ninh điều tra tỉnh Đồng Tháp
tiến hành khởi tố bị can, bắt tạm giam 4 tháng đối với ông Huỳnh Trương Ca.
Tổ chức Bảo vệ Người Bảo vệ Nhân quyền dẫn lời một
thành viên của nhóm Hiến Pháp là bà Nguyễn Uyên Thùy cho hay có tổng cộng 9
thành viên của nhóm này bị bắt trước và sau ngày Quốc khánh 2-9.
Nhóm này được cho là có dự định kêu gọi tiến hành biểu
tình ôn hoà vào ngày này để lên tiếng về nhiều vấn đề khác nhau gồm vi phạm
nhân quyền, tình trạng tham nhũng có hệ thống, phản ứng yếu ớt của chính phủ Việt
Nam đối với vi phạm chủ quyền từ phía Trung Quốc, cũng như quản trị tồi của
chính phủ Hà Nội dẫn đến thực tế ô nhiễm môi trường trầm trọng trên cả nước.
No comments:
Post a Comment