BBC
Tiếng Việt
28
tháng 6 2018
Trong
lúc sinh mạng của Mẹ Nấm được gia đình cho là đang 'bị đe dọa', cuốn phim tài
liệu về gia đình blogger này trình chiếu tại Bangkok gây sốc cho nhiều khán
giả.
"Mẹ phải thăm
con hàng tháng để biết con còn sống hay đã chết," bà Tuyết Lan
thuật lại với BBC lời dặn mới nhất của blogger Mẹ Nấm từ nhà tù tại Thanh Hóa.
Vừa
trở về từ chuyến thăm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (tức blogger Mẹ Nấm), bà Tuyết Lan
chưa hết xúc động trong cuộc trao đổi với BBC hôm 28/6.
Bà
nói cách đây gần một tháng đã đi thăm blogger Mẹ Nấm, nhưng cuối tuần qua linh
tính chẳng lành nên bà lại vượt hơn 1,000 cây số từ Khánh Hòa đi Thanh Hóa thăm
con.
"Đúng như linh
tính, lần này sắc mặt Quỳnh xanh sao, không ổn. Mới đó mà Quỳnh suy sụp nhanh
quá."
"Quỳnh nói không
muốn làm tôi lo lắng, nhưng lần này nó không chịu đựng được nữa vì cảm thấy
tính mạng bị đe dọa thực sự. Quỳnh mong tôi cố gắng mỗi tháng thăm Quỳnh một
lần để biết con còn sống hay chết."
"Có thể sau cuộc
gặp này con không còn được gọi điện về nữa," Quỳnh đã khóc nói với tôi như
vậy,"
bà Tuyết Lan nghẹn ngào.
Bà Tuyết Lan, mẹ
Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, cùng hai con nhỏ của Quỳnh. TUYẾT LAN
Theo
bà Lan, trong câu chuyện giữa hai mẹ con, blogger Mẹ Nấm nhắc đến việc phải
sống chung phòng với một phụ nữ luôn gây sự, chửi bới mình bằng những lời thô
tục.
"Quỳnh không nói
lại được. Quỳnh có trình bày với giám thị trại giam, đề nghị được chuyển phòng,
nhưng họ không thực hiện. Họ lập biên bản với nội dung Quỳnh gây gổ nhưng Quỳnh
không đồng ý."
"Quỳnh còn cho
biết trong trại còn có một phạm nhân nữ được gọi là Liên Híp. Người này thường
xuyên xuất hiện cùng một cán bộ trại giam tên Vũ Thị Mai và thường tỏ thái tộ
hung hăng, đe dọa khi thấy Quỳnh."
"Rồi còn những
chuyện khác như ổ khoá phòng Quỳnh không mở được. Giám thị tới kiểm tra nói bị
bỏ cát và xà phòng vào, nhưng không gọi được thợ khóa đến sửa ngay do thợ ở tận
thành phố… Rồi cúp điện bất thường nhiều đêm. Quỳnh đã nhiều lần yêu cầu lãnh
đạo trại giam giải quyết nhưng không được," bà Tuyết Lan nói.
Sự
việc này xảy ra sau khi blogger Mẹ Nấm tuyệt thực, từ chối thức ăn trại giam
cấp vì gặp phải những triệu chứng lạ sau khi ăn.
Bà
Tuyết Lan cũng nói blogger Mẹ Nấm vẫn kiên quyết với con đường đấu tranh của
mình và khẳng định không làm gì sai, 'nhưng chỉ sợ Quỳnh sẽ quỵ vì những áp lực
tinh thần hiện nay trong tù.'
"Quỳnh nói đã
từng sống trong phòng giam không lỗ thông hơi suốt hai tháng mà vẫn chịu đựng
được. Nhưng lần này Quỳnh có lẽ đã chạm tới giới hạn rồi," bà Lan nghẹn ngào.
Cuốn
phim 'gây sốc'
Tối
26/7 khi bà Tuyết Lan còn trên chuyến tàu từ Thanh Hóa về Khánh Hòa, mang theo
những lo âu về sinh mạng của con gái, phim tài liệu về gia đình blogger nổi
tiếng này được chiếu tại Bangkok, Thái Lan.
Bé Nấm con Nguyễn
Ngọc Như Quỳnh - Một cảnh trong phim tài liệu 'Khi mẹ vắng nhà'
Phim 'Khi mẹ vắng
nhà'
dài khoảng 40 phút nói về cuộc sống của bà, mẹ, và hai con nhỏ của blogger Mẹ
Nấm sau khi blogger này đi tù đã khiến nhiều nhà khán gỉa, trong đó có báo giới
tỏ ra bị 'gây sốc'.
Trong
phim, bà Tuyết Lan vừa chăm sóc mẹ già ngồi xe lăn, vừa nuôi hai cháu ngoại là
hai con nhỏ của Quỳnh, vừa đi thăm nuôi con trong tù.
Hàng
ngày bà nhận trông xe cho học sinh để kiếm thêm thu nhập. Những cảnh bà ngoại
tất bật lo cơm nước, tắm rửa cho hai đứa cháu, cảnh cháu rớm nước mắt khi bà
răn dậy, và bà cũng ứa nước mắt theo làm nhiều người nén tiếng thở dài.
Mặc
dù có ý kiến cho rằng phim cần có thêm nhiều thông tin về quá trình hoạt động
của Mẹ Nấm, để người xem hiểu được vì sao blogger này bị chính quyền bỏ tù, hầu
hết khán giả có mặt thừa nhận 'không thể cầm lòng' trước những cảnh phim ghi
lại đời sống hàng ngày của hai đứa con thiếu mẹ.
Nhiều nhà báo quốc tế đặt câu hỏi về
tình trạng chính phủ Việt Nam kìm kẹp tự do ngôn luận và đàn áp người bất đồng
chính kiến từ câu chuyện của Mẹ Nấm.
Tình
trạng nguy cấp cho sinh mạng của mẹ Nấm cũng được cập nhật tới các nhà báo quốc
tế có mặt trong sự kiện chiếu phim.
Ông Trịnh Hội, đại
diện tổ chức VOICE,
người mang cuốn phim đến chiếu tại trụ sở Câu lạc bộ Phóng viên Nước ngoài của
Thái Lan (FCCT) khẳng định việc Mẹ Nấm lần đầu tiên phải lên tiếng về mối nguy
cho tính mạng của mình cho thấy tính nghiêm trọng và bức thiết của sự việc.
Được
biết, Clay Phạm, người quay và đạo diễn phim, từng gặp nguy hiểm trong quá
trình làm phim, sau đó bị cấm xuất cảnh khỏi Việt Nam.
Trong
thư gửi ban tổ chức và khán giả tham gia buổi chiếu phim tại Bangkok đêm 27/6,
Clay Phạm nói đây là phim đầu tay, cũng là cũng là phim tài liệu đầu tay về tù
nhân lương tâm của ông.
Blogger Mẹ Nấm trong
một phiên tòa. GETTY IMAGES
Clay
Phạm nói có ba lý do khiến ông thực hiện phim này:
"Mong muốn phim
mang cái nhìn chân thực nhất về gia đình của tù nhân lương tâm, những khó khăn
gặp phải trên con đường đi tìm chân lý của họ. Họ chỉ là những còn người hết
sức bình thường, có chăng tình cảm họ dành cho quê hương rất nhiều."
"Tìm thêm sự
đồng cảm với hoàn cảnh của blogger Mẹ Nấm để chị được trả tự do về với gia đình
nhỏ của chị."
"Cảm nhận rằng
bất cứ ai cũng có thể trở thành nhà hoạt động xã hội, miễn là họ có tấm lòng cho
con người Việt Nam."
Nói
với BBC từ Khánh Hòa, bà Tuyết Lan cho hay chưa xem phim, nhưng bà mong mỏi
cuốn phim, cùng với tiếng nói quốc tế sẽ "nhem nhúm thêm một tia hi
vọng" để blogger Mẹ Nấm sớm được tự do.
Tù
tội và giải thưởng
Blogger
Mẹ Nấm bị tuyên án 10 năm tù năm 2017 theo Điều 88, tội "Tuyên truyền
chống phá nhà nước". Trước đó, blogger này tham gia vào các hoạt động biểu
tình phản đối Formosa, đòi chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa cho Việt Nam.
Trong
tháng 6/2018, blogger Mẹ Nấm đoạt giải Tự do Báo chí Quốc tế của Ủy Ban Bảo Vệ Ký Giả và được đề
cử giải Nobel Hòa Bình.
Năm
2010, blogger Mẹ Nấm đoạt giải
Hellman/Hammett của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền.
Năm
2015, blogger Mẹ Nấm đoạt giải
Người Bảo vệ Quyền Dân sự của tổ chức Civil Rights Defenders.
Năm
2017 blogger Mẹ Nấm được giải
Phụ nữ Dũng cảm Quốc tế của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ.
Tin
liên quan
No comments:
Post a Comment