Kông Kông
30/06/2018
Sinh
viên Trương Thị Hà xuống đường phản đối luật đặc khu. Ảnh: FB nhân vật
Làm
Thầy (chưa nói đến chính học trò đang là nạn nhân ở ngay trước mặt) khi chứng
kiến cảnh “công an nhân dân” bắt người vô cớ và thẳng tay đánh đập, nhục mạ
hàng trăm người vô tội thuộc đủ mọi thành phần tại trại tra khảo dã chiến Tao
Đàn, Tp HCM, hôm 17/6/2018 như thế mà không dám phản ứng, không dám nói thẳng
được đôi lời thì có là Thầy, là Trí thức hay không?
Cứ
cho là ông Phạm Tấn Hạ, Phó Hiệu trưởng trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân
văn và ông Trần Nam, Trưởng phòng Truyền thông của trường (là nhân chứng) cùng
có chung lập trường “chống bọn phản động” đi nữa thì việc hai ông im lặng trước
tội ác bạo lực của công an là đương nhiên đồng lõa. Với học hàm học vị cao như
thế, mà 2 ông làm ngơ trước tiếng kêu gào gần như tuyệt vọng của cô học trò
đang gặp nạn thì trường sẽ “giáo dục và đào tạo” ra những ai?
Mở đầu thư ngỏ trên Facebook của em Trương Thị Hà là
4 chữ “Thầy Hạ kính mến” và văn phong thư ngỏ thật lễ phép, cho dù nội dung rất
đắng chát, tự nó đã chứng tỏ tư cách cá nhân em. Em đúng là một học trò giỏi và
ngoan. Tinh tế trong nhận xét và vẫn lễ độ với thầy. Đại học ở các nước phương
Tây rất trân quý những sinh viên như em. Vì đó là nền tảng của Tự do. Nhưng
liệu rồi “thầy” của em có trả lời hay không? Nếu không, thì sẽ thêm một chuyện
“khôi hài ứa nước mắt” cho ngành giáo dục!
Vì
khi trò hỏi mà thầy không trả lời, hoặc không dám trả lời thì tự nó sẽ nói lên
tất cả. Ở đây, còn có thêm nhân chứng là Trưởng phòng Truyền thông của trường.
Liệu trường có dám “truyền thông” sự việc nầy để công luận phán xét?
Là
lớp trưởng của “lớp học chăm chỉ nhất, đoàn kết nhất và có thành tích học tập
cao nhất khóa học” thì ông Hạ cũng như ông Nam không thể không biết em Trương
Thị Hà. Không thể không biết tư cách của học sinh Lớp trưởng lớp 17/2, khóa
2017 – 2020. Thế nhưng khi nghe công an mắng là “con điếm”, “con đĩ”, “con phản
động”, “bị đuổi học” và công an 2 còn dữ dội hơn “Loại này làm đĩ, làm điếm,
chứ Lớp trưởng gì. Tao khinh!” mà 2 “thầy” cũng im lặng thì đấy không phải là
cái tát vô mặt cô học trò mà tát thẳng vô mặt 2 ông “thầy” ngay tại chỗ. Thế
nhưng, 2 “thầy” vẫn im lặng. “Đức im lặng” của 2 “thầy” đạt đến đỉnh như thế
thì quả thật là phi thường!
Đến
lúc quá căng thẳng, học trò thống thiết van xin “thầy” gọi giúp luật sư “Thầy
chỉ cần thông báo cho các Luật sư của em thôi, chỉ cần vậy thôi, thầy ơi. Em sẽ
biết ơn thầy suốt đời ạ”. Và “thầy” trả lời: “Thầy không biết về luật”?
Vâng,
bây giờ và mãi về sau “Em sẽ biết ơn thầy suốt đời ạ”! Biết ơn vì nhờ cú va đập
trực tiếp giữa tình nghĩa thầy/trò thời nay, nói rộng hơn là trí thức XHCN, để
em (và thế hệ em) thấy rõ bản chất của chế độ!
Chính
nhờ cú va đập nầy sẽ cứu em ra khỏi sự băng hoại đạo đức của xã hội đã rơi
xuống tận đáy và cũng là đầm lầy nhân cách XHCN để vươn lên đứng thẳng làm
người!
Rất
tiếc lúc đó không ai có thể còn giữ được iphone để chụp ảnh nét mặt của 2
“thầy”, chờ đến “ngày thầy giáo” hàng năm, sẽ gửi kèm ảnh đó với bó hoa chúc
mừng (!)
Với
cháu Trương Thị Hà, trước cháu đã có Nguyễn Phương Uyên, người vượt qua nỗi sợ
hãi khi đứng vững được giữa Tòa Án Nhân Dân mấy năm trước vì họ kết án Phương
Uyên tội đã viết “Đi chết đi CSVN” bằng máu! Hôm nay cháu đang trực diện với 2
“thầy” của trường cháu đang theo học và cũng là sự trực diện của học sinh với
với hệ thống trường đại học để thấy rõ 2 thầy của cháu chỉ là “nhà dáo” cho một
chế độ bán nước không hơn không kém. Còn cháu, vô tình trở thành một nhà giáo
Nhân văn, nói được tiếng nói của lương tâm!
Sẽ
không có mấy “thầy” XHCN nào có thể trả lời được những điều cháu vừa kể ngoại
trừ chính cháu và thế hệ trẻ người VN yêu nước!
_____
Ghi
chú:
Bài viết của cô Trương Thị Hà đăng trên Facebook vài tiếng thì bị gỡ bỏ. Tiếng
Dân đã đăng lại tại đây:
29-6-2018
TS
Phạm Tấn Hạ, phó hiệu trưởng trường ĐH Khoa học XH&NV. Ảnh trên mạng
From:
Sinh viên năm 2 Trương Thị Hà, mã sinh viên 1767010064, khóa 2017- 2020, Lớp
trưởng lớp 17/2, Khoa Ngôn ngữ Anh, trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn.
To:
Tiến sỹ Phạm Tấn Hạ, Phó Hiệu trưởng trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân
văn, Trưởng phòng đào tạo; và Thầy Nam (đi cùng thầy Hạ chứng kiến sự việc).
Thầy
Hạ kính mến,
Khi
viết những dòng này, nước mắt em không ngừng tuôn rơi khi nghĩ về thầy. Em khóc
chỉ vì em thấy cô đơn và bị bỏ rơi tại trại tập trung Tao Đàn ngày 17/06/2018
với những con người đáng sợ mang danh “công an nhân dân”. Em không giận thầy
cả, vì nếu có giận, những kẻ đã xúc phạm danh dự và xuống tay đánh em mới là kẻ
đáng giận thầy ơi.
Em
là lớp trưởng lớp 17/2 ngành ngôn ngữ Anh, trường Đại học Khoa học xã hội và
Nhân văn thành phố Hồ Chí Minh. Em luôn mang lại niềm vui và động lực học cho
các bạn trong lớp. Em luôn cố gắng kết nối các bạn trong lớp, các thầy cô và
Giáo vụ. Tháng này, lớp em thi cuối kỳ, em đang chuẩn bị viết thư cảm ơn các
thầy cô bộ môn đây ạ. Lớp 17/2 có thể tự hào rằng, lớp em là một trong những
lớp học chăm chỉ nhất, đoàn kết nhất và có thành tích học tập cao nhất khóa
học. Thầy có thể hỏi thầy Triết, thầy Triều, cô Hạnh và cô Nguyên trực tiếp dạy
lớp em ạ.
Em
nói như vậy, chỉ muốn thầy biết rằng, em là sinh viên ngoan và đáng tự hào của
thầy, em là một Lớp trưởng có trách nhiệm với lớp. Chứ không phải như những
người “công an nhân dân” kia nói em là: “con điếm”, “con đĩ”, “con phản động”,
“bị đuổi học.”….
Tao Đàn, ngày
17/06/2018.
Thầy
ơi, chỉ thầy có thể mới cứu được em lúc này thôi ạ…
Công
an 1: Tôi sẽ gọi thầy Phó Hiệu trưởng của em đến đây.
Thầy
ơi, khi nhìn thấy thầy, em đã khóc vì sung sướng. Vì em biết rằng, thầy sẽ làm
gì đó để giúp em ra khỏi nơi đáng sợ này ạ. Nhưng…
Công
an 1 (đe nẹt): Sinh viên của thầy đây. Là một kẻ phản động, thầy nhìn những gì
nó làm này, kêu gọi biểu tình, hướng dẫn người dân đối phó với công an…
Công
an 2 (liên tục sỉ nhục): Loại này làm đĩ, làm điếm, chứ Lớp trưởng gì. Tao
khịnh!
Công
an 3 (vỗ về): Em “hợp tác” đi là được về ngay mà. Bọn anh có làm gì đâu mà em
mời Luật sư.
Hà
(nhìn vào thầy khóc): Thầy ơi, chỉ có thầy mới cứu được em lúc này thôi ạ. Thầy
hãy báo cho Luật sư Trần Vũ Hải và Luật sư Lê Công Định giúp em là em đang bị
bắt ở đây ạ. Số điện thoại của 2 Luật sư đây ạ.
Thầy:
Im lặng…
Hà
(khóc to hơn): Em là người hành nghề Luật, em có quyền được mời Luật sư…Thầy có
thể hỏi các thầy cô đại học Luật Hà Nội của em. Họ sẽ nhắc đến em là một đứa
sinh viên ngoan. Ngày xưa, các thầy cô đại học Luật yêu quý và bảo vệ em như
thế nào mà ngày nay, thầy lại đối xử với em như vậy. Nếu các thầy cô đại học
Luật ở đây, các thầy cô sẽ cứu em. Em biết thầy không có nghĩa vụ phải thông báo
Luật sư giúp em. Nhưng em là sinh viên của thầy, em đang cầu xin thầy. Thầy ơi,
thầy hãy nhìn vào mắt em. Em có giống một đưa sinh viên hư không ạ. Thầy ơi,
thầy hãy cứu em thầy ơi. Thầy đừng im lặng như vậy mà. Thầy chỉ cần thông báo
cho các Luật sư của em thôi, chỉ cần vậy thôi, thầy ơi. Em sẽ biết ơn thầy suốt
đời ạ.
Công
an 1: Có phải điều tra tội phạm đâu mà mời Luật sư, Luật sư không có quyền đến
đây cả! Vô ích thôi.
Thầy:
Thầy không biết về Luật.
Hà
(khóc và bất lực): Thầy ơi, chỉ có thầy mới cứu được em thôi. Sinh viên của
thầy nghi bị người của Báo Tuổi trẻ hiếp dâm, thầy cô trường Đại học Xã hội và
Nhân văn đã lên tiếng và Luật sư của em đã bảo vệ quyền lợi của em sinh viên
ấy. Em cũng là sinh viên của thầy, em xin thầy hãy đối xử công bằng với em như
em sinh viên kia. Hãy báo cho các Luật sư của em là em đang ở đây ạ.
Công
an 4: Mệt con này quá. Giờ ký nhận được chưa?
Hà:
Im lặng và nhìn thầy.
Công
an 4 (Vả vào mặt Hà): Bốp. Mày không “hợp tác” à. Mày nhắc đến 3 từ “mời Luật
sư” nữa, tao vả cho vỡ mồm.
Thầy:
Im lặng…
Thầy
ơi, công an tát em, em không đau cả, em đau vì thầy không bênh em, em đau vì
thầy không ôm em, em đau vì thầy không che chở em. Em đau vì thầy lặng im trước
hành vi chà đạp nhân phẩm và xâm phạm thân thể trắng trợn của công an Quận 1.
Có lẽ, thầy sẽ không bao giờ quên gương mặt đáng thương của em tại trại tập
trung Tao Đàn ngày hôm đó đâu.
Tại
sao thầy ký vào Biên bản do công an soạn sẵn? Tại sao thầy nói với em là thầy
không biết Luật, nhưng thầy lại tin những gì Công an nói, chứ không tin đứa
sinh viên ngoan của thầy? Tại sao thầy lại quay lưng bỏ lại em một mình ở đấy
ạ?
Xin
thầy hãy trả lời giúp em những câu hỏi này hoặc đơn giản là tâm sự thật lòng
với em vào email: htruong692669@protonmail.com
ạ.
Em
tin rằng lúc đó có Công an nên thầy không thể làm những điều thầy muốn. Giống
như các thầy cô đại học Luật ngày xưa, các thầy cô đã âm thầm che chở em và bảo
vệ em. Công an đánh em, sỉ nhục em, em không đau vì đó là nhiệm vụ của họ.
Nhưng các thầy cô của em không bảo vệ và che chở cho em, em sẽ đau khổ lắm thầy
ơi.
Thầy
ơi, chỉ có thầy mới cứu vớt được tâm hồn yếu đuối của em lúc này được thôi ạ.
Hãy nói cho em suy nghĩ thật lòng của thầy. Thầy có thương em không? Chỉ cần
vậy thôi là em thấy yên lòng rồi thầy ơi. Em cám ơn thầy và luôn tự hào là sinh
viên Khoa Ngôn ngữ Anh, trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn ạ.
Hà
Nội, 21h20′ ngày 29/06/2018.
Sinh
viên Trương Thị Hà. Ảnh: FB nhân vật
No comments:
Post a Comment