Nhật ký biểu tình 1
Chiều
thứ Hai, 18 giờ, tôi đi chân không, lết thết từ cơ sở Bảo trợ xã hội TP.HCM
trên đường Bình Lợi ra cầu Bình Lợi.
Mặt
sưng húp, người như thằng nghiện nên 3 người chạy grab đều từ chối. Góc đầu đường
Bình Lợi, một bác xe ôm đứng đón khách và chở tôi kèm theo câu trách: “Còn trẻ
sao không lo làm mà đi biểu tình? Sao con biết có biểu tình mà đi”….
Đã
32 giờ, tôi mới được về nhà.
10
giờ sáng, Nhà thờ Đức Bà, vừa đưa máy live stream thì có 4 người mặc thường phục
lại nói cho mượn máy. Tôi chưa kịp phản ứng thì người bên trái đã giữ chặt tay.
Người tay phải vừa cầm tay vừa lên gối ngay đùi tôi. Liên tiếp 2 cú lên gối vào
hông, thốc lên sườn khiến tôi tê dại.
Quá
quằn quại, tôi nhịp người xuống thấp trong lúc có gần chục người đang túm lấy
tôi. Nhịp người để tạo đà xổng chuồng và thằng vừa lên gối xứng đáng nhận lại một
đá của tôi. Nhưng lúc này thì giày đã tuột và chiếc iPhone có clip livestream
đã bị tướt. Tôi được vất lên xe như con vật. Trên xe, tôi nhắm mắt và nắm chặt
10 đầu ngón tay. Tôi không còn biết ai đang đánh mình nhưng vẫn cứ nghe nói, lấy
dấu vân tay.
Tay
trái, rồi tay phải cứ lần lượt bị bẻ ra để lấy dấu vân tay trên iPhone. Khi chiếc
xe dừng trong sân Tao Đàn việc giằng co vẫn quyết liệt nơi các đầu ngón tay
tôi. Tôi giãy giụa các ngón tay thì bị tống vào mặt với những từ ngoan cố, chống
đối.
Kết
quả, họ thắng. 10 đầu ngón tay tôi đã xoè ra tất cả nhưng iPhone đã bị vô hiệu
dấu vân tay. Không mở được, lúc này chỉ còn mở bằng pass.
Bị
liệt vào thành phần chống đối, tôi bị ném vào cái sân bên trong với chiếc cửa
đóng chặt. Trận đòn thứ hai này với đấm đá chan chát và những lời nói chát chúa
kiểu “đụ mẹ đéo bà”.
Tôi
không chống cự nữa vì biết chiếc iPhone đã an toàn từ khi có đứa an ninh thông
báo tin mừng đó. Thay vào đó, tôi đón nhận trận đánh này khá thoải mái bằng luồng
hít sâu.
Dừng
giữa hiệp, một thằng an ninh béo, hỏi: “mày chống đối ah, hả mậy, thằng chó”. Mỗi
từ hắn thốt ra là một phách vào mặt. Sau đó, tới màn còng tay vì tôi là đối tượng
nguy hiểm.
Vừa
ăn xong 3 trận đòn. Tôi choáng. Nhìn bên trái mình, một đôi vợ chồng, anh chồng
ngoài 40 tuổi đang nằm sải lai.
5
phút sau, cánh cổng khu tôi lại mở ra. Chúng tống vào một gã trai vừa chụp hình
biểu tình trên đường Nguyễn Du.
Vẫn
chiêu thức cũ. Chúng đấm đá. Không gian lúc này im phăng phắt để tiếng thục,
tát, đấm, đá vang lên khan, khô rốc.
Chỉ
2 phút sau, người đàn ông đó chảy máu khoé miệng và mặt bầm.
Đám
cô hồn chỉ chỗ cho người đó ngồi xa tôi 5m. Và chúng tiến lại tôi… hỏi pass
iPhone. Tôi nói bị đánh nên quên. “Quên, quên nè, quên cái mã mẹ mày”. Dĩ
nhiên, đó là phách của dàn âm hưởng của thịt người.
Tôi
mệt, nằm xuống trong trạng thái bị còng. Cái còng lại nhỏ nên siết cổ tay rất
đau. Vừa nằm xuống, thì một tên an ninh bước đến. Hắn nhứ vào mặt tôi:”Ngồi dậy.
Bộ sướng lắm sao nằm”. Tôi lại phải ngồi. Và lúc này mắt lim dim hít sâu thở nhẹ
và nhẩm bài hát Kinh khổ của Trầm Tử Thiêng.
Một
người nữa bị mang vào. Chỉ vài cái bạt tai thì người này đau quá. Túi anh ta được
móc ra là cọc tiền lẻ và một cái bóp. Không giống tôi, tôi không nói tên. Còn
người này thì tên Hiền nhờ vào chứng minh nhân dân. Điện thoại chắc là đã lấy
được pass nên an ninh chỉ đánh và đánh.
Lại
tiếp tục là một không gian với tiếng đấm đạp chát chúa. Nhưng lần này khác, anh
Hiền la lên:”Đau quá mấy anh ơi! Em có làm gì đâu”. Đây cũng là người bị đánh
nhiều nhất.
Vừa
đánh anh Hiền xong, 2 thằng an ninh bước đến chỗ tôi và hỏi pass lần nữa. Giọng
nhỏ nhẹ:”quên rồi!” Cũng là lúc máu miệng tôi trào ra với vị mặn mặn. Răng đã
có mẻ vì thằng bên phải lên gối ngay hàm dưới.
Lúc
sau, chúng lại hốt một người khác. Trái với anh Hiền nói nhiều, Phong chỉ biết
ôm mặt khóc. Vẻ ngoài 20 của cậu cho thấy đây là chàng trai tử tế và chưa bao
giờ trải qu phút giây kinh hoàng này. 15 an ninh, dùi cúi đã vụt vào người cậu
không thương tiếc. Giống tôi, an ninh hỏi: “pass là gì”. Phong không nhớ. Nhưng
an ninh làm cho Phong nhớ. 0404040. An ninh:”Ê, tao đâu có giỡn với mày hả đồ
chó. 7 số chứ 6 số hồi nào. Lại một trận nữa. Vừa xong, cũng chính giọng thằng
vừa nói:”Phong ah, em nói đi. Tụi anh đâu có làm gì em đâu”. “Các anh đánh em”,
Phong khóc.
Phong
đang uống cà phê rồi Phong livestream. An ninh thấy và Phong đang ăn đòn vì
chưa cho pass. Một phụ nữ dáng người mập, bước đến Phong và ra điều đạo Đức….giả.
“Trời ơi, làm gì mà đánh em tui dữ vậy nè. Tụi bây tránh ra. Phong, em đau chỗ
nào?”.
Đang
đánh Phong thì nhóm người phía ngoài lớn tiếng. Dường như đã có cuộc làm loạn bởi
nhóm người ngoài hơn 100 đang giằng co điều gì đó. Vì thế, 15 tên an ninh đa phần
còn trẻ tuổi rất hăng máu lại ra ngoài ổn định. Chắc có lẽ đã có đánh đập tàn
nhẫn nên sau đó, nhóm côn đồ lại vào với Phong.
Rồi
Phong bị vần thêm 2 trận nữa. Phong chỉ biết ôm đầu và khóc nức nở. Ban đầu chỉ
là nước mắt cay cay rồi hít hít, sau là Phong khóc thật sự. Người phụ nữ lúc
nãy cũng đến bên Phong. Dường như với người như Phong không quá khó nên lát sau
cũng giọng thằng an ninh chó chết:”Phong ơi, xong rồi em ơi! Về nhà thôi em”,
Người
thứ 2, anh Hiền, vợ chồng anh bên trái tôi đã được gọi đi. Chỉ mình tôi năm
đây. Cái nóng hầm hập khiến tôi ra nhiều mồ hôi. Cái bánh mì được phát buổi
trưa sau trận đòn vẫn còn đó.
16h30’,
tôi nói với an ninh là mình cần đi toilét. Trong lúc này, cái còng cũng được mở
ra nhưng trên cổ tay tôi đã hằn vết đỏ của tù tội.
Sau
đó, một cô gái xinh xinh, tay đeo găng xanh (đánh người không để lại dấu vân
tay) cầm tờ giấy lại hỏi tên tôi. Tôi vẫn im lặng.
Đến
lúc này, họ không biết tên tôi.
Khoảng
6 giờ, Sài Gòn chiều chủ nhật đã trải qua 2 cơn mưa. Có nằm đây trong thân phận
người biểu tình bị đánh đập dã man mới hiểu nỗi lòng đau đớn thế nào.
Nhóm
an ninh nói thấy tôi nằm đây từ sáng mà không biết từ đâu nên họ nói sẽ mang về
phường. Trên đường ra sân Tao Đàn lúc này, tôi mới thấy hết sự quy mô của cuộc
bố ráp sáng chủ nhật 17/6/2018. Hàng trăm người vẫn còn đang bị câu lưu. Họ
đang được lấy lời khai. Tôi bị săn sóc trong kho đặc biệt nên giờ mới lò hoá
ra, nhiều người cũng yêu nước nhỉ!
Trong
lúc chờ để xe đưa tôi về phường Bến Thành như chỉ đạo, một anh an ninh của thế
hệ trước nhìn vào móc khoá tôi đang cầm. Đó là con rùa được kết cườm. Anh này cầm
thử, tôi hỏi đẹp không. Anh bảo: nếu đẹp thì có tặng không. “Không, vì cái này
tôi được tặng nên không thể tặng lại cho anh”. Tôi bảo, nó đẹp vì nó được kết bằng
tấm lòng người mù Việt Nam. Ơ Việt Nam, ngay cả người mù mà còn tài hoa thế mà
sao đất nước tệ thế, anh biết không.
Anh
công an mặc thường phục muốn nghe. Tôi nói, Việt Nam nghèo vì lực lượng an ninh
của các anh quá đông, chiếm đến gần 12% GDP. Trong khi đó, đất nước sắp vỡ nợ với
mức nợ công gần 65%.
“Anh
trích nguồn tin từ đâu?”, cách hỏi như hỏi một tội phạm. “Trên mạng đầy chú
ơi”, một an ninh trẻ trả lời thay tôi nhưng để lấy lòng sếp mình. Còn tôi thì
đang nghĩ rằng mình vừa trò chuyện với một người thiếu hiểu biết.
____
Nhật
ký biểu tình 2: chuyện với Long
Tôi
nghĩ mình về công an phường Bến Thành nhưng cuối cùng lại đến công an phường Bến
Nghé trên đường Hồ Tùng Mậu. Trên đường chở tôi, họ lại mở nhạc Thanh Tuyền. Cả
một album Thanh Tuyền. Tôi nghĩ họ nên nghe nhạc Tạ Minh Tâm (hoặc Võ Hạ Trâm)
mới hợp, vì bà Thanh Tuyền có dành cho họ đâu, bọn an ninh thúi.
Hết
ba bài do Thanh Tuyền hát, tôi bước vào trong khi đồng hồ trên tường chỉ 18h40.
Mặc
dù đồn công an Bến Nghé gần toà nhà cao nhất TP.HCM nhưng nó cũ kỹ. Gian phòng
làm việc có 5 bóng đèn huỳnh quang 1,2m. Góc tường bên phải từ ngoài vào kê một
cái tủ cao, trên đó ghi tên của người sở hữu: Chiến, Dũng, Duy. Bên trái của tủ
có chữ M.phuc (mật phục). Kế chiếc tủ cao là một cái tủ nhỏ hơn, vài cây ba trắc
để xếp dưới chân tủ. Nóc tủ là chân dung Các Mác và An Ghen chúng ta vẫn hay thấy
ở các hội nghị long trọng trong Đảng. Nhưng lúc này, tôi chỉ thấy đầu của 2 ông
ló ra. Hơn một chục túi xách quăng nóc tủ và che lấp 2 ông. Trên đầu của chân
dung Các Mác và Anghen lúc này là chiếc máy lạnh mới cáo nhưng đang không hoạt
động. Cái tem dán trên máy lạnh cho tôi nhận ra, chiếc máy lạnh này được sản xuất
bên Trung cộng.
“Trên
đầu lãnh tụ đang là máy lạnh của Trung cộng trong lúc mặt thì bị che mờ bằng những
thứ vô giá trị”, tôi thích thú với suy nghĩ của mình.
Kế
chiếc tủ hệ thống thông tin nội bộ nhưng cũ kỹ. Giữa nhà có 3 cái bàn làm việc
cũng cũ kỹ. Trên đó, giấy tờ được quăng bừa bộn như một nơi quen thuộc của trụ
sở công quyền thời bao cấp còn xót lại.
Ông
công an tên Long đang làm việc với 2 cô gái. Bàn kế bên, một ông khác đang ăn gần
xong buổi tối. Người này hỏi tôi: “Sao không nói tên? Tội cho cha mẹ anh, đặt
tên cho anh mà lại không chịu nói khác nào một đứa con bất hiếu”.
Tôi
nhìn qua anh ta, hỏi: “Cơm ngon không?”. “Ngon”, “Vậy ăn tiếp đi. Làm giận thì
ăn không ngon đâu”. Tôi cười nhẹ. Anh Công an lại làu bàu, đi biểu tình bị bắt
mà còn không khai tên.
Khi
ăn xong, anh lấy phần thân trên đôi đũa lia qua miệng mình. Hành động lau mồm bằng
đũa không cần khăn giấy. Tôi ghớm. Tôi cười, tôi chọc quê! Tôi nói, công an mà
ăn uống kinh khủng vậy?
Anh
đi luôn và đó là lần cuối tôi nói chuyện với anh nhưng gặp lại suốt ngày sau
đó. Mỗi lần nhìn, tôi chỉ thấy kinh dị với hành động lau mồm bằng đũa của anh.
Anh
công an tên Long qua hỏi tôi tên gì. Lúc đó, tôi sợ. Vì có quá nhiều người chết
trong đồn công an phường nên tôi lo mình cũng có kết cục bi thảm. Nên tôi xin dời
ra ngoài giữa phòng thay vì trong góc phòng. Vì giữa phòng tôi thấy camera an
ninh đang chĩa. Kệ mịe, có còn hơn không.
Anh
Long, Hoàng Duy Long hỏi tên gì? Tôi nói rằng, tôi không có nhiệm vụ khai tên với
anh. Việc tôi là ai thì anh phải biết bởi đó là nghiệp vụ của anh. Tôi không có
nhiệm vụ chứng minh mình có tội trong khi tôi không vi phạm pháp luật.
“Có
ai bảo anh vi phạm pháp luật đâu”, công an Long nói. Nhưng không lẽ anh biết
tên tôi tên Long mà tôi lại đang nói với người mà tôi không biết tên?
Tôi
đồng ý. “Vậy cứ gọi tôi là Dương”. Và tôi muốn biết vì sao tôi ra Nhà thờ Đức
Bà thì bị đánh.
“Ai
đánh anh? Anh ăn nói cho đoàng hoàng. An ninh người ta mời anh. Nhưng anh chống
đối nên người ta mới cưỡng chế anh về”. “Nhưng tôi không vi phạm pháp luật. Các
anh phải thả tôi ra. “Ơ kìa, chưa làm việc sao về được”. “ Cái gì? Nãy giờ anh
không làm việc?”, tôi hỏi. Long: “Ừ, anh thấy tôi nói chuyện với anh mà chứ có
giấy tờ gì đâu?”. “Vậy anh đi ra đi đi. Tôi không rảnh nói chuyện với người
không làm việc. Anh phải lấy giấy tờ thì mới làm việc với tôi”.
Công
an Long đứng lên đi ra miệng thốt lên, chống đối. Cuối cùng là thằng này tên
Hoàng chứ không phải tên Đạt. Long nói với một công an khác.
Tôi
không phản bác lại nhưng trong đầu ngạc nhiên, nãy tôi nói tôi tên Dương chứ
tên Hoàng hồi nào. Có 2 khả năng, Long mà tôi vừa nói chuyện không biết lắng
nghe hoặc không nhớ những gì người khác nói nhưng cũng có thể đã không tin lời
tôi nói vì tôi lúc này đang là đối tượng nguy hiểm, xảo quyệt.
Long
lại quay ra làm việc với hai cô gái bàn bên cạnh.
Tôi
trở lại ghế, nhắm mắt. Tôi mệt mỏi nên nhắm mắt và nhẩm lyrics bài Kinh khổ thật
nhẹ nhàng. Lại hít thật sâu.
Một
lát sau, một nhóm người khác cũng bị tống vào đây.
Đêm
chủ nhật, 17/06/2018 ở đồn công an Bến Nghé bắt đầu.
Xem
phần 3
----------------------------------------
Nhật ký biểu tình 3:
cởi quần trong đồn công an để phản đối.
3
người biểu tình khác được cho về công an phường Bến Nghe sau tôi là chị Vẽ (người
Bình Phước), Thuý nghề lao công và Long, người rải truyền đơn hôm 10/6 mà tôi
đã thấy trên mạng trước đó. Lát sau, một sinh viên của Đại học Quốc tế Miền
Đông, Bình Dương cũng đưa vào đây.
Khoảng
10 giờ tối, 17/6, hai người nữa được đưa về phường Bến Nghé. Một người mặc áo đỏ
tôi quên tên và anh Hiền nhà ở Hóc Môn bị đánh vì la và nói nhiều trong phần 1
tôi có kể.
Đến
khuya, chị Thuỷ, người Hậu Giang cũng đến.
Mỗi
người biểu tình đến đây, không có mẫu số chung nào cho họ, bao gồm cả tôi.
Trong khi Long là nhân vật đặc biệt ở đồn Bến Nghé, chị Vẽ phải cởi quần khỏa
thân phản đối thì Thuý và em sinh viên được “tốt nghiệp” sớm. Cùng với đó, chị
Thuỷ được công an Hậu Giang đón về và anh Hiền được công an Bà Điểm, Hóc Môn tiếp
nhận.
Long,
sinh năm 1989, người Vũng Tàu, chủ một doanh nghiệp về xây dựng. Long đang ơ Cầu
Kho trong công trình. Tôi không biết Long bị bắt khi nào nhưng trước đó, hình ảnh
một thanh niên phát tờ rơi trong đoàn người biểu tình hôm 10/6 đã lan tràn trên
mạng. “Em bị bắt nguội”, Long nói.
Long
có riêng một an ninh canh giữ và là “đối tượng chỉ đạo của thành phố”, trong
khi những người khác là do an ninh quận làm việc. Cả đêm 17 và ngày 18/6, không
ai làm việc với Long. Cậu chỉ ngồi đó, mệt mỏi. Và nằm ngủ ngay trên ghế đá
trong đồn công an. Áo khoác của tôi là gối nằm của Long vào ban ngày.
Một
an ninh khác lại kêu tôi làm việc. Anh ta hỏi tôi tên gì, tôi nói tôi từ chối
trả lời. Nhanh, anh ta xếp hồ sơ lại và nói. Ok, tôi hiểu, tôi cũng không mất
thời giờ với anh.
Anh
an ninh phường lại quay sang nói với người cùng đội, tôi là đối tượng chống đối,
không hợp tác. Tôi lên tiếng, tôi không phải là không hợp tác mà là tôi từ chối
cung cấp thông tin, vì tôi không vi phạm pháp luật. Các anh nói cho đúng bản chất,
sao nói kỳ vậy.
“Ủa,
nãy giờ tui tưởng anh câm?”, tên an ninh hỏi lại tôi. “Đã không nói thì anh im
mẹ cái mồm anh lại”, giọng an ninh gầm gừ. Tôi im.
Tôi
phải thú thật là tôi không có kinh nghiệm bị trấn áp thế này. Tôi cũng chưa từng
đôi co với những người hồ đồ và côn đồ thế này. Đọc những stt của nhà báo Đoan
Trang hoặc của mẹ Nấm trước đó tôi không hình dung họ đã trả lời những tên ác
ôn này thông minh như thế nào. Tuy nhiên, việc đốp chát với những người này dường
như không cần thiết. Bởi cách quan sát của tôi, họ không phải là người trí thức.
Họ lúc nào cũng quát, nạt và coi người khác là đối tượng. Ở họ, tôi hoàn toàn mất
niềm tin rằng họ tôn trọng con người hoặc pháp luật. Bởi bất cứ khi nào tôi nói
tôi không vi phạm pháp luật là họ lãng đi, không đề cập.
Chị
Vẽ, người Bình Phước, sinh năm 1979. Chị mặc quần thun màu xanh nước biển, áo
thun đằng sau có biểu tượng Luật an ninh mạng trong vòng tròn cấm. Vì chiếc áo
bị cho là nhạy cảm, chị đã bị di chuyển qua nhiều công an Phường từ Cầu Kho đến
Cô Giang, qua Bến Thành và giờ có mặt tại Bến Nghé lúc nửa đêm.
“7
- 8 an ninh đã lấy lời khai”, chị Vẽ nói. Nơi nào họ hỏi đúng vấn đề ra Nhà thờ
Đức Bà làm gì và in tất cả những gì có trong điện thoại ra giấy A4, kẹp với hồ
sơ của chị. Sau đó chị ký tên.
Đến
trưa hôm thứ Hai, đúng dịp mùng 5 tháng 5. Các an ninh vừa ăn bánh ú lá tre vừa
làm án. Chị Vẽ đã xong hồ sơ và chỉ chờ an ninh Bình Phước tiếp nhận.
Khi
bàn giao hồ sơ, an ninh Q.1 nói với an ninh Bình Phước rằng người này đã thừa
nhận. Chị Vẽ đứng ra cãi lại, tôi không có vi phạm pháp luật. An ninh lúc này mới
“đánh bài ngửa” rằng chị đã ký vào bản nhận tội, chữ ký rành rành ra đây. Lý
do, khi ký nhận, một bản dài trước đó, chị Vẽ đã để trống. An ninh cứ ghi vào
cho đầy tờ giấy vì chữ ký đã có bên dưới.
Nguyên
tắc không ai tự đưa ra chứng cứ chống lại mình được hiểu ngay đối với chị Vẽ.
Trường hợp chị theo an ninh Bình Phước về có nghĩa, chị sẽ bị tống giam vì
chính mình đã nhận tội hoặc phải đóng tiền phạt.
Đoàn
an ninh Bình Phước đến bảo chị về. Chị cởi quần trước mặt một ông an ninh gộc
tuổi ngoài 50. Ông xấu hổ. Lùi ra, mấy ông an ninh phường nhìn và chửi um xùm.
Họ bảo, hôm nay là mùng 5 tháng 5 mà cởi quần trong đồn kiểu này sẽ xui cả năm.
Trong
đoàn an ninh Bình Phước có an ninh là phụ nữ. Chị này người thuộc dạng “thấp bé
nhẹ cân” vào nói với chị Vẽ: “ai lại làm kỳ vậy. Người ta xem nó kỳ!”. Chị Vẽ
nói mình không có tội và không về cùng với an ninh Bình Phước. Chị tự về không
cần về với công an. Cô an ninh thì vừa nói mặc quần vô không là hon sẽ quấn mền
cho chị rồi khiêng ra xe. Nhưng chị Vẽ nhất định không mặc quần và không chịu rời
đồn Bến Nghé với đám an ninh Bình Phước.
Khi
tôi bị đưa đi Trung tâm Bảo trợ xã hội thì chị Vẽ vẫn “toang hoang tác hoắc”
như vậy.
Giờ
thì tôi biết thêm một vũ khí lợi hại của phụ nữ, khi cần thì họ chỉ cần tụt quần,
phơi... là ai cũng sợ xui mà tránh.
😳
😁
😘
💕
Còn
chị Thuỷ ở Hậu Giang thì được an ninh Hậu Giang đưa về. Chị nhờ tên an ninh làm
hồ sơ gọi về cho bà Nguyệt, mẹ chị để bà yên tâm. Giọng người mẹ khổ sở khi biết
con mình an toàn và lời tên an ninh hứa là sẽ về Hậu Giang vào đầu giờ chiều thứ
Hai. Chị Thuỷ tin là vậy nhưng tôi cho rằng đó không bao giờ là niềm tin an
toàn.
Giống
chị Vẽ, chị Thuỷ đã cung cấp tất cả Fb, điện thoại, tin nhắn.... và cũng đã ký
tên khi làm việc với an ninh.
Sáng
chủ nhật, 17/6, chị cũng đến Nhà thờ Đức Bà và bị an ninh bắt giữ đánh đập tàn
nhẫn. Chị cung cấp tất cả vì chị trong sạch, không bị ai xúi giục, lôi kéo. Chị
muốn chứng minh điều đó. An ninh hứa sẽ cho chị về. Kết quả, chị trải qua một
đêm không ngủ trong đồn Bến Nghé và đi về công an Hậu Giang.
Dáng
người nhỏ, cặp kiến cận trí thức, cách nói chuyện gãy gọn cho thấy đây là người
có ăn học. “Bạn chị toàn thạc sĩ. Tụi nó không tin. Lần này về, chị sẽ nói cho
tụi nó tin. An ninh thối nát, nói chuyên thô lỗ. Sau những người này dạy con họ
được. Họ đánh chị như con thú. Nói là cho về sớm nhưng đi hết đồn này đến đồn
khác”, chị Thuỷ Hậu Giang bức xúc.
Chị
nói chị không còn tin cộng sản nữa. Nhưng tiếc thay, chị lại tin an ninh Hậu
Giang.
Có
lẽ bà Nguyệt, mẹ chị Thuỷ đã đau đớn lắm vì có thể con gái mình không về nhà
vào ngày thứ Hai như lời an ninh nói.
Xem
phần 4
Fb
chị Thuỷ:
____
Hôm
nay thì thật sự không khỏe (hết dấu được) nên chưa thể live kể chuyện gì đã xảy
ra.
Mọi việc với em và với hơn 200 người bị bắt vào phòng thi đấu 1 tại công viên Tao Đàn thật sự là cơn ác mộng khủng khiếp.
Cảnh sát an ninh một quốc gia đã bắt cóc, khủng bố, đánh đập tàn bạo người dân của họ.
Mọi việc với em và với hơn 200 người bị bắt vào phòng thi đấu 1 tại công viên Tao Đàn thật sự là cơn ác mộng khủng khiếp.
Cảnh sát an ninh một quốc gia đã bắt cóc, khủng bố, đánh đập tàn bạo người dân của họ.
Ngày
17.6.2018 đảng cộng sản đã thả quỷ dữ ra để đàn áp người dân.
-----------------------------------------------------------
P/s: Vì lý do an ninh
cho bản thân nên bài 4, Thương một người tạm hoãn và sẽ viết trong lúc khác ạ!
Chân thành cáo lỗi và mong mọi người đọc tiếp phần 5 sau đây.
*
Chiều
thứ Hai, 18/06/2018, Long ngồi ghế và gục xuống, đến giờ hồ sơ “rải truyền đơn”
vẫn chưa có chỉ đạo mới từ lãnh đạo thành phố.
Chị
Vẽ sau khi đã tụt quần thì vẫn chưa mặc lại. Sau khi kêu gào mình không vi phạm,
chị mệt và ra ghế đá sau cánh cửa sau của đồn công an nằm. Chiếc quần màu xanh
chỉ để hờ đúng chỗ cần để. Mấy tay công an phường Bến Nghé đã không dám “cưỡng
chế” cái quần vì sợ xui.
Lúc
chị Vẽ còn bên trong đang chống cự việc mình đã ký vào tất cả giấy tờ thú tội,
tôi và Long bị cho ra chiếc ghế đá ngồi. Long bảo, điều 88 đã “xác định” cho
mình.
Tôi
cay đắng. Ở một thể chế mà thằng làm nghề quảng cáo treo tấm pano yêu Đảng thì
đúng luật còn người phát thông tin về biểu tình, vốn được hiến định lại bị khép
tội là một điều không công bằng.
Tôi
được một cớm an ninh quát vào làm việc. “Mày chống đối thì tao cho mày đi”, ông
vừa nói vừa kêu thằng công an Lê Nguyễn Ân đưa sấp hồ sơ của tôi và ký vào.
“
Tôi không chống đối anh. Sao các anh cứ nói không chính xác vậy”, tôi lại tỏ
thái độ. Với tôi, họ chỉ dùng đúng hai từ chống đối và không hợp tác.
Trước
đó, một an ninh đã đến và chụp hình tôi lúc đang ngồi cùng Long ở ghế đá. Cũng
người này, mặc thường phục đã cảnh báo tôi hồi sáng nếu không hợp tác sẽ cho
vào Trung tâm của Sở Lao động Thương binh xã hội.
Những
đợt biểu tình trước, việc người không khai tên hon sẽ đưa vào trại tâm thần, phục
hồi nhân phẩm đã nhiều. Điển hình là cụ Trí Hải, người chơi violin tại các cuộc
biểu tình cũng đã bị đưa vào trại phục hồi nhân phẩm và may thay đã được cứu.
Sau đó, trở thành vấn đề bị coi là vi phạm nhân quyền ơ Việt Nam.
Tôi
đang sống giữa một đám âm binh, khả năng tới sẽ được đưa đi mút mùa 3 tháng vì
không mang theo giấy tờ tuỳ thân.
“Đúng
là tôi không mang theo giấy chứng minh nhân dân nhưng tôi không vi phạm”, tôi
nói với cớm công an.
“Anh
là nhà báo (lúc này họ đã biết tên và nghề nghiệp của tôi - phần 4 chưa viết được)
thì anh phải biết nghị định 67, công an có quyền kiểm tra giấy tờ người dân”, cớm
nói luật.
“Nhưng
quy định đó kiểm tra người vi phạm pháp luật. Tôi không vi phạm sao anh kiểm
tra rồi kết luận tôi không mang theo giấy tờ. Hơn nữa, muốn kiểm tra phải theo
chiến dịch và có giấy của lãnh đạo, giấy anh đâu mà kiểm tra tôi rồi nói tôi
không có giấy?”
“Không
nói nhiều. Đối tượng chống đối sẽ bị xử lý”, vị cớm với cái bụng phệ, cặp mắt
kiếng tỏ vẻ trí thức đang lồng lộc đỏ quạch trong một thân thể thiếu thước tất.
Ký
xong hồ sơ của tôi, tên an ninh Lê Nguyễn Ân đáng ghét làm thủ tục lần cuối,
niêm phong chiếc iPhone của tôi. Lần đầu trong ngày hắn tiến lại gần tôi và nói
hãy xem niêm phong và ký vào.
Tôi
nói tôi không ký bất cứ thứ gì. Hắn nói: “Tuỳ anh” rồi đọc ra rả chữ hắn viết
mà tôi đã không còn nhớ gì.
Xong.
Số phận an bài, tôi đứng bên lề đường Nhà thờ Đức Bà biểu thị lòng yêu nước ôn
hoà. Tôi chụp hình, livestream nơi công cộng nhưng bây giờ tôi bị đưa vào trường
giáo dưỡng phục hồi nhân phẩm.
Tôi
thấy mình giống nhân vật Nguyễn Hữu Vũ trong tiểu thuyết Đồi Fanta. Hữu Vũ chỉ
vì đi tìm cha mình mà bị cộng sản bắt đi trong đợt truy quét trẻ lang thang,
sau đó phải đi cải tạo trong 3 năm. Ồ, tôi may mắn hơn Hữu Vũ của Đồi Fanta chứ,
vì nay là tháng 6, đến tháng 10 sẽ ra trại. Trời ơi, 3 tháng nữa, tôi thành cái
gì trời?
Tôi
cố nhắm mắt và lại nhép bài Kinh khổ của Trầm Tử Thiêng: “Xin cho me, một giờ im
kinh động... người sẽ về dù rách áo tả tơi”.
Canh
chừng chúng tôi lúc này là một bảo vệ dân phố còn trẻ, tướng cao, da trắng.
Canh Long, người bị theo dõi đặc biệt là một an ninh tên Bi.
Bi
mập, dùng cùng lúc điện thoại iPhone 8 plus và 6s. Trong khi anh bảo vệ dân phố
xài iPhone 6 plus. Họ trao đổi vấn đề có nên mua iPhone X lúc này không vì giá
đang hạ. Nhưng câu chuyện sau sự giàu sang ấy lại trở về thực tại.
Thực
tế, Bi đã xin nghỉ việc và đang học lái xe tải. Tuy nhiên, sếp Bi chưa duyệt mà
còn dũa cậu te tua. “Cả lương và phụ cấp giờ chỉ 4,7 triệu, sao sống nổi ở đất
Q.1?”, Bi than vãn về mức lương bèo bọt của mình.
Cậu
bảo vệ dân phố thì nói, lương càng ngày càng thấp nên lính trốn hết. Bi liệt kê
cơ quan mình đang có 4 người xin nghỉ, trong đó có cậu.
“Sao
nói xin về lái xe cho Tỉnh Uỷ Bình Phước tháng 7 triệu? Đi được thì đi đi, than
hoài”, anh bảo vệ dân phố nói với Bi.
Trước
đó, một bảo vệ dân phố khác, trước ca trực của anh này đã nhìn một cô bé sinh
năm 1991 như quái vật chỉ vì cô nói thu nhập của mình là 14 triệu đồng/tháng.
“Mình làm ngày đêm muốn chết chỉ hơn 2 triệu. Cỡ đó sao xài hết?”, anh dân
phòng ngạc nhiên.
Gần
6 giờ, tôi bước ra khỏi đồn công an Bến Nghé. Như vậy là tôi đã ở trong này được
23 tiếng đồng hồ. Lần này, một đi ba tháng sau quay lại, hy vọng tôi còn là một
con người.
Dòng
xe Sài Gòn sau cơn mưa chiều vẫn hối hả. Xa u oát của công an gồm 2 an ninh đằng
trước và 2 thanh niên xung phong kè tôi phía sau lao ra Tôn Đức Thắng để về
Bình Triệu... phục hồi nhân phẩm.
Họ
vòng qua D2 và ngạc nhiên khi đường đã đổi tên. “Có đăng báo”, an ninh bên phải
nói. Nhưng tất cả đều ngạc nhiên, trong đó có tôi. Càng ngạc nhiên hơn khi nó
mang một cái tên của một thằng cha lạ hoắc không thấy trong lịch sử.
Tôi
tự hỏi, đất nước bao giờ thay tên? Và thứ cần thay tên gấp là cái thành Hồ này
nè.
Chỉ
vào một con hẻm trên quốc lộ 13, tay an ninh đang lái xe chỉ hướng vào nhà hắn
vừa xây xong hơn một năm. Giá của nó gồm đất và nhà gần 4 tỉ mà hắn gọi vui là
4T.
Cơ
sở Bảo trợ xã hội nằm trên đường Bình Lợi, quận Bình Thạnh, bên kia đường rày
xe lửa nếu nhìn từ đường Phạm Văn Đồng. Buổi chiều, nơi này khá yên ắng.
2
thanh niên xung phong kêu tôi xuống xe và vào phòng tiếp nhận. Một người đàn
ông mặc quần tà lỏn nhìn tôi gằm gừ như tội phạm. Sau khi kêu tôi ngồi, hắn ta
ngước lên hỏi an ninh hồ sơ về tôi. Tên an ninh nói là nợ. Người đàn ông mặt
tròn tà lỏn nói phải làm gấp không cho nợ hồ sơ nữa. Rồi tất cả họ đi ra ngoài.
Tôi
chú ý tấm bảng theo dõi người đang bị quản lý. Bao gồm thanh niên nam - nữ, trẻ
em nam - nữ, người già tàn tật và người Campuchia được viết chữ màu đỏ để không
trùng với màu xanh của số liệu khác.
Tôi
chú ý đến thanh niên Nam, nơi mà tôi sắp nhập trại. Hiện phòng 11 có 12 người,
phòng 12 có 11 người và phòng 13 có 2 người, tổng số là 25 và tôi sẽ là người
thứ 26.
Vấn
đề tôi quan tâm và lo lắng là sẽ vào đâu? Hy vọng là cái buồng giam đang có 2
người.
Lãnh
đạo cơ sở bước vào cùng một an ninh và 2 tên thanh niên xung phong. Lãnh đạo
trung tâm là một người đàn ông nhỏ con, giọng Nghệ An. Người nhỏ nhưng mắt rất
to, hỏi tôi tên gì.
Dương.
Làm báo. Người Tây Ninh.
“Làm
báo à? Làm ở đâu? Tôi cũng mới từ kênh 24h qua nè?”, ông lãnh đạo trung tâm
nói.
Tôi
cố nhớ kênh 24h nó nằm đâu nhưng không biết là nó ở đâu nên nói: làm gì có kênh
24h, chỉ có 60 giây chứ làm gì có 24h.
Mấy
người kia phụ hoạ, kênh VTV24 á. Tôi ồ một cái rõ to. Hoá ra đây là người của
VTV24 à.
Ông
lãnh đạo trung tâm lại hỏi tiếp, biết anh Minh Quang của VTV24 không. “Anh ta
tên Quang Minh chứ không phải Minh Quang”, tôi nói và nhắc tên trước đó là Lê
Bình chủ xị.
Ông
lãnh đạo lại hỏi làm báo sao vào đây, biểu tình à?
Tôi
gật đầu.
Ông
ta xem hồ sơ. Trên hồ sơ chỉ để tên đối tượng nam khoảng 35 tuổi không nơi cư
trú, nên ông lãnh đạo trại... không nhận.
Ông
viết rõ lý do không nhận và tiễn tôi cùng nhóm an ninh ra về. Lên xe, trước cửa
trung tâm, tay an ninh lái xe hỏi tôi có tiền trong túi không. Tôi nói có, hắn
ta nói sẽ thả tôi ơ đây rồi đón xe ôm về nhà. “Ai mà chứa ông”, hắn nghiêm nghị.
Người
bên trái nói khoan, phải xin ý kiến lãnh đạo. “Alo, cá về”. Hắn quay xuống tôi,
vậy về đi. “Nhưng cái iPhone tôi đâu?”, tôi hỏi.
Hắn
lại alo hỏi cái iPhone. Nó đang niêm phong trên phường Bến Nghé. Tôi muốn lấy
thì ra đó nộp phạt.
Xuống
xe.
Chiếc
xe u oát của công an mất hút. Đường Bình Lợi hai bên là cây xanh đang âm u sau
cơn mưa chiều.
Tôi
được tự do sau 32 giờ bị câu lưu vì.... livestream.
Điều
đau lòng nhất, khi về xem cái livestream, chỉ có 65 lượt xem từ lúc bắt đầu.
Giá hơi chát.
Nhưng
chát hơn, cái iPhone đã vỡ kính, rồi còn đang ơ phường. Trong lúc mặt mày bầm
giập, ứa gan khi đọc comment của ông Hoàng Lê Hoàng Trọng:”bị bắt rồi hả em?”.
Hình
: https://www.facebook.com/photo.php?fbid=1899198443433232&set=pcb.1899107083442368&type=3&theater
No comments:
Post a Comment