Cát
Linh, RFA
2018-06-29
2018-06-29
Minds.com
Chuyên
gia công nghệ thông tin Hoàng Ngọc Diêu, từ Sydney, Úc cho chúng tôi biết ông
cũng vừa được biết đến Minds trong ngày 29/6.
“Tôi
cũng nghe nói là Anonymous tạo ra, nhưng do tôi chưa nghiên cứu sâu nên cũng
không biết chắc có phải do anonymous hay không. Và cũng chưa thể biết là nó an
toàn đến mức độ nào.”
Giao
diện của trang mạng xã hội Minds.com. Screenshot minds.com
Theo
những người dùng Facebook và Minds cho biết, Minds là sản phẩm của một nhóm ẩn
danh (Anonymous) tạo ra. Anonymous vốn là một thuật ngữ ám chỉ về một nhóm
người đấu tranh cho tự do ngôn luận và tự do Internet. Nhóm này hoàn toàn ẩn
danh.
Nhưng
theo nguồn từ Wikipedia, Minds là sản phẩm ra đời từ ý tưởng của Bill Ottman,
sinh năm 1985, một doanh nhân về Internet có trụ sở ở New York, Hoa Kỳ. Ông
đồng thời cũng là một nhà đấu tranh cho tự do thông tin.
Bill
Ottman và các cộng sự khác là John Ottman, Mark Harding, Ian Crossland và Jack
Ottman thành lập Minds vào tháng 2/ 2011 như một giải pháp thay thế cho
các mạng toàn xã hội lớn đụng chạm đến quyền sử dụng kỹ thuật số (abusing digital
rights – Wikkimedia)
Ông
Hoàng Ngọc Diêu cho biết theo ghi nhận ban đầu làm quen với Minds, ông thấy có
hạn chế về mặt kết nối xã hội (social connection).
Cụ
thể theo ông, khó khăn trước tiên là do thói quen của người sử dụng. Ông
nhận định một số đông người Việt Nam đã quen với hình thức hoạt động của
Facebook từ rất lâu. Thêm vào đó, ông cho biết người dùng vẫn chưa biết rõ
Minds có những giới hạn gì? Và quan trọng, Minds có thật sự là một mạng xã hội
thích hợp phục vụ cho mục đích đặc biệt của giới đấu tranh ở Việt Nam hay
không?
“Dù
muốn dù không, Facebook vẫn là một platform được làm quen và mở rộng
nhiều năm nay. Nó tạo điều kiện cho người ta kết nối khá dễ. Nó tạo ra nhiều
công cụ khá cần thiết để phát tán thông tin, thông báo, mở rộng những vấn đề
cần thảo luận. Ngay cả chức năng livestream, chức năng tạo status…rất cần
thiết, tiện dụng cho người dùng để họ theo dõi.
Tôi
thật sự không biết Minds có đủ những công cụ để thực hiện những chuyện đó hay
không.”
Facebook
Hoàng Thành, một nhà hoạt động môi trường ghi trên trang cá nhân của anh:
“Facebook
sắp có nguy cơ bị cơ quan an ninh kiểm soát dữ liệu cá nhân, hoặc sẽ không còn
tồn tại ở Việt Nam nữa, sau khi Luật animal đã chính thức được thông qua và có
hiệu lực từ 1/1/2019.”
Anh
Hoàng Thành cũng chia sẻ những điều anh cho là ưu điểm đối với người dùng Minds
như: Một mạng xã hội mở; Dễ dàng tạo tài khoản; Không cần Kết bạn (Add Friend),
chỉ cần nút Subcribe, không cần Confirm là có thể kết nối với bất kỳ ai; Đường
link Youtube được hỗ trợ rất cao…
Giao
diện mạng xã hội Minds trên mobile . Mobile screenshot
Còn
mơ hồ về pháp lý
Rất
nhiều người dùng mạng xã hội Facebook khác trong hôm nay đã chia sẻ với nhau
kinh nghiệm dùng Minds. Điều này có thể thấy một làn sóng Facebooker lớn và sẽ
tăng thêm trong thời gian tới di tản sang ngôi nhà mới là mạng xã hội
Minds.com.
Tuy
nhiên, theo quan điểm của một chuyên gia công nghệ thông tin, ông Hoàng Ngọc
Diêu nhấn mạnh cá nhân ông có sự lo ngại về làn sóng chuyển đổi này. Điều đầu
tiên ông cảm thấy là có sự mơ hồ, lỏng lẻo về pháp lý. Ông đưa ra phân tích:
“Mình
hoàn toàn chưa có 1 thước đo rõ ràng như thế nào. Mình cũng chưa biết là cái
mục đích thật sự đằng sau Minds là gì? Mình cũng không biết những người thật sự
phía sau Minds là ai? Facebook dù gì cũng có những vấn đề gọi là nghĩa vụ pháp
lý (legal obligation) 1 cách rõ ràng. Ví dụ khi nó có một vấn đề gì đó thì có
các tổ chức để đưa vấn đề đó ra với Facebook, kể cả Quốc hội.
Còn
như Minds, nó là của một nhóm Anonymous nào đó, nó có điểm lợi mà cũng có điểm
hại. Điểm lợi là nó non-government, không bị ràng buộc bởi những quy chế chính
trị nào đó. Nhưng đó cũng là một điểm hại là nếu gặp phải vấn đề nào đó liên
quan bảo mật thì kiện ai? Kêu ai giải quyết?”
Cần
cẩn trọng lựa chọn
Với
Luật An ninh mạng vừa được thông qua ngày 12/6, các công ty cung cấp dịch vụ
Internet và mạng xã hội phải đặt máy chủ ở Việt Nam và phải cung cấp dữ liệu cá
nhân của người sử dụng cho cơ quan an ninh, bất kể có giấy triệu tập của tòa án
hay không.
Để
đối phó với bộ luật vốn bị cho là vi phạm quyền tự do ngôn luận của người dân,
quyết định chuyển sang mạng xã hội Minds bắt đầu được nhiều người hưởng ứng.
Theo Facebooker Nguyễn Trung thì dùng Minds chính là: “Câu trả lời cho
Mark và sự thoả hiệp với độc tài.”
Facebook
Hoàng Dũng, trang cá nhân có lượng người theo dõi rất cao chia sẻ về việc ông
dùng Minds: “Bỏ Facebook sang Minds không phải là vì sợ hãi gì với bọn
Animal mà chỉ muốn tỏ thái độ với Facebook rằng chúng tôi sẵn sàng rời bỏ các
bạn. Ở Minds, chúng tôi được tôn trọng hơn, tự do hơn, an toàn hơn.” (Facebook
Hoàng Dũng)
Nhưng
với ông Hoàng Ngọc Diêu, ông đưa ra hai sự lựa chọn mà ông sẽ thực hiện.
“Một,
là tôi tìm cách đối diện với vấn đề, trực tiếp với Mark Zuckerberg và Công ty
Facebook để đưa ra yêu cầu là quí vị phải làm đúng với điều khoản hoạt động của
Facebook mà quí vị đã đề ra và quí vị phải minh bạch như quí vị đã hứa trước
Quốc hội Mỹ, chứ không chơi cái trò nói đường này làm đường kia như vậy. Không
được khoá một trang Fanpage của 1 tổ chức hay cá nhân một cách phi lý. Hai, nếu
quí vị không đảm bảo chuyện đó thì chúng tôi sẽ tạo ra một chiến dịch rộng lớn
kêu gọi tẩy chay Facebook toàn cầu. Vì rõ ràng Facebook cần khách hàng.
Bước
thứ 3 là mình lựa chọn một platform nào khác. Và khi đó, mình cần phải rất cẩn
trọng khi lựa chọn.
Liệu
nó có minh bạch không? Có bảo đảm không? Có thoả mãn những nhu cầu cần thiết về
mạng xã hội cho nhiều mặt khác nhau, nhiều khía cạnh khác nhau hay không?”
Ông
Hoàng Ngọc Diêu nhấn mạnh thêm, nếu chỉ dùng mạng xã hội để kết nối bạn bè, vui
chơi, chia sẻ hình ảnh thì có rất nhiều sản phẩm để lựa chọn. Tuy nhiên, nếu
dùng mạng xã hội cho mục đích “đấu tranh” thì phải xác định rất rõ một vấn để:
“Mình
phải xác định rất rõ mình đang bị đe doạ bởi cái gì? Mình tranh đấu như thế nào
để vượt qua đe doạ đó.”
Mặc
dù Luật An ninh mạng được thông qua và có hiệu lực vào tháng 1/2019, nhưng cách
đây vài ngày, trang Facebook của tổ chức Việt Tân và Nhật Ký Yêu Nước đã bị
khoá. Một số cá nhân là ông Trần Bang cũng bị Facebook khoá tài khoản vì
đăng tải thông tin việc nhà hoạt động Đinh Văn Hải bị tấn công.
-------------------------------
LIÊN QUAN
Thứ
Bảy, 06/30/2018 - 14:38 — tuankhanh
Câu
chuyện của nữ sinh Trương Thị Hà có lẽ là một trong những cột mốc đáng nhớ nhất
về những ngày tháng mà Facebook trở nên bất thường với những người bất đồng
chính kiến hay với những người chỉ muốn chân thành bày tỏ quan điểm của mình.
Hà
là sinh viên Luật. Cô tham gia cuộc biểu tình ngày 17/6/2018 với một tấm biểu
ngữ và niềm tin trong trắng rằng chính quyền là những người biết lắng nghe. Thế
nhưng cô bị bắt lôi vào khu tập trung thẩm vấn và tra tấn ở Tao Đàn, quận 1.
Nơi đó cô liên tục bị đánh đập dã man, sỉ nhục và ép nhận một tội trạng mơ hồ
bởi những nhân viên khoác áo nhà nước lẫn thường phục nhưng côn đồ. Sau đó, khi
ông Phạm Tấn Hạ, phó hiệu trưởng trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Hồ
Chí Minh xuất hiện, Hà khóc và lên tiếng cầu cứu, thế nhưng nhân vật này đã từ
chối.
Câu
chuyện bất nhẫn và chứa đựng nhiều khía cạnh về giá trị của tính người và bộ
dạng chung của giới trí thức xã hội chủ nghĩa, đã được Hà kể lại trên Facebook
của mình với một nỗi buồn về ý nghĩa thầy trò, nhận được rất nhiều sự chia sẻ.
Nhưng bất ngờ sau một thời gian ngắn, bài viết này đã bị ban quản trị Facebook
xóa bỏ mà không có một lời giải thích rõ ràng nào.
Đây
không phải là lần đầu tiên. Kể từ sau cuộc gặp của bà Monika Bickert, Giám đốc
chính sách quản lý toàn cầu của Facebook và Bộ trưởng Bộ Thông tin-Truyền thông
Trương Minh Tuấn vào ngày 26-4-2017 tại Hà Nội, các trường hợp xóa bài, khóa
trang, không hiển thị... trên hệ thống Facebook ở Việt Nam dựa trên "vi
phạm tiêu chuẩn cộng đồng" ngày càng nhiều và càng đậm màu sắc chính trị
theo kiểu con buôn thỏa hiệp với Đảng cộng sản Việt Nam.
Nhiều
nhà hoạt động hay giới ủng hộ tự do ngôn luận nói rằng dù họ phát biểu ôn hòa,
và thường chỉ là khuấy động về việc đòi sự minh bạch trong chính sách xã hội,
nhưng họ luôn là nạn nhân của các cuộc trừng phạt không lời từ Facebook. Có ý
kiến cho rằng sai lầm đó là do các lực lượng cực đoan được nhà nước nuôi dưỡng
trên không gian mạng như Hội cờ đỏ, Lực lượng 47, Hội chống phản động... đã tổ
chức report đánh phá. Nhưng có vẻ cách giải thích này cũng là một loại bình
phong khá thuận tiện cho phía quản trị Facebook, bất chấp bà Monika Bickert hay
chính Mark Zuckerberg từng khẳng định công ty Facebook đủ sức hiểu biết
và kiểm soát được mọi thứ từ các thuật toán thông minh thể hiện khả năng trí
tuệ nhân tạo.
Thế
nhưng, ở cột mốc của câu chuyện nữ sinh Trương Thị Hà lại có những tình tiết
rất thú vị. Chỉ vài mươi phút sau khi bài viết của cô sinh viên bị hệ thống
Facebook im lặng xóa đi, người ta thấy trên các blog của mạng xã hội Minds, bài
viết này nhanh chóng được nhân ra và dẫn ngược về các trang Facebook. Lần đầu
tiên, sự cấm đoán nội tại của Facebook đã vấp phải một phản ứng mới mẻ của
người dùng: Họ không gửi thư xin xỏ việc có lại bài hay thôi khóa trang, mà tức
thì lên tiếng đáp trả thái độ độc tài bằng công cụ mới.
Trong
vài ngày qua, những người quản lý Minds chắc cũng bất ngờ khi thấy một lượng
lớn người dùng từ Việt Nam tràn sang, khiến nơi này trở nên rộn rịp với nhiều
câu hỏi. Nhiều nhất là những câu hỏi và đề nghị phiên bản tiếng Việt cho đoàn
người exodus từ Facebook. Có một người nước ngoài khi thấy sự bất thường này đã
hỏi rằng có chuyện gì ở Việt Nam, một cư dân mới đến đã giải thích rằng
Facebook ở Việt Nam trở nên không còn an toàn nữa, và mọi người muốn tìm một
nơi cư trú hay diễn đàn mới.
Lúc
này, một làn sóng khác thì đang kêu gọi mọi người đừng rời bỏ và hãy tiếp tục
dùng Facebook như một công cụ để thể hiện hoạt động bất tuân dân sự với luật an
ninh mạng, vốn được coi là thủ thuật vươn xa bộ máy kiểm duyệt hà khắc và độc
đoán của những người cộng sản.
Với
50 triệu tài khoản, Facebook đang là một hiện tượng phục sinh của quyền lực thứ
tư tại Việt Nam từ khoảng năm 2010. Nó là cuộc cách mạng nhận thức của hàng
triệu người Việt từ thành thị đến nông thôn, nhưng đồng thời cũng là nỗi hãi
hùng của nhà cầm quyền trong thói quen bịt mắt hay bóp méo những vấn đề mà họ
cần thao túng.
Những
người rời bỏ Facebook nói rằng họ muốn bày tỏ một thái độ bất mãn với mạng xã
hội này, đang mỗi lúc càng chuyên chính tư sản hơn. Có người nói trên trang nhà
mới tại Minds rằng họ không muốn bị bán đứng hay bị động trước những âm mưu ập
vào mình. Chưa có con số thống kê cụ thể nào về lượng người từ bỏ Facebook sang
Minds, nhưng dự đoán rằng sang tháng 1/2019, tức vào thời điểm an ninh mạng
được thi hành, sẽ còn nhiều nguời nữa nhập vào dòng exodus thời @ này.
Nhưng
bên cạnh đó, nhiều người vẫn khẳng định rằng mình quyết chọn Facebook để làm
mặt trận thông tin với nhà cầm quyền, bất chấp những hiểm nguy từ luật an
ninh mạng. Thậm chí với những người đã có thêm tài khoản mới ở Minds, vẫn tuyên
bố rằng họ mượn công cụ yểm trợ, để tiếp tục thể hiện sự bất mãn của mình với
chính quyền, thậm chí với cả sự thỏa hiệp của Facebook ngay trên không gian
quen thuộc mà họ đang mỗi lúc có nhiều chứng cứ hơn về sự bất tín.
Nhà
cầm quyền Việt Nam có thể chưa tính đến điều này: Luật an ninh mạng nhằm để đe
dọa người dùng mạng xã hội Việt Nam, nay đã không làm cho quá nhiều người lo sợ
- thậm chí luật này đang được nhiều người gọi nhại đi là luật thú vật - mà
ngược lại còn làm khiến làn sóng bất mãn cao hơn cùng với quyết tâm đối đầu với
các sai lầm từ nhà cầm quyền bằng tự do ngôn luận.
Cũng
giống như cách mà nữ sinh Trương Thị Hà bị công an tra tấn và đe dọa, rồi bị từ
chối cứu giúp từ người đại diện giới trí thức nhân văn xã hội chủ nghĩa, cô rất
buồn nhưng không tuyệt vọng. Bị Facebook khóa bài nhưng Hà nhanh chóng phát lại
quan điểm của mình trên Minds một cách mạnh mẽ và cả quyết. Làn sóng bất mãn
chỉ khiến người ta mạnh hơn và khơi sức thách thức mọi sự man rợ mà họ đã chứng
kiến từ nhà cầm quyền, kể cả sự man rợ đó được gọi bằng cái tên mỹ miều là
"luật".
No comments:
Post a Comment