18 SEP 2016
Việt
Nam không phải là thành viên của Quy chế Rome 1998 về Toà án Hình sự Quốc tế
(ICC) nên khả năng truy tố nghi phạm môi trường ở Việt Nam ra toà án này là gần
như không có.
Trụ sở Toà án Hình
sự Quốc tế tại La Haye, Hà Lan. Ảnh: Crisis Magazine.
Thông tin về việc ICC sẽ thụ lý các vụ án huỷ hoại môi trường kể từ
giữa tháng 9/2016 trở thành một trong những đề tài nóng trên mạng xã hội trong
mấy ngày qua. Sau hơn 5 tháng kể từ khi phát hiện vụ cá chết hàng loạt liên
quan đến nhà máy thép Formosa Hà Tĩnh, nhiều luồng dư luận yêu cầu truy tố các
quan chức chính phủ và lãnh đạo Formosa Hà Tĩnh ra toà hình sự Việt Nam và toà
án quốc tế về tội huỷ hoại môi trường. Tuy vậy, cho đến nay vẫn không có bất kỳ
tiến triển nào liên quan đến việc này.
Trong bối cảnh đó, ICC vẫn khó có thể là giải pháp.
Theo Quy chế Rome 1998, chỉ có bốn khả năng đưa một vụ án
môi trường ra trước ICC:
- Vụ án xảy ra trên lãnh thổ của một trong các quốc gia thành viên của ICC;
- Nghi phạm có quốc tịch của một trong các quốc gia thành viên của ICC;
- Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc chuyển vụ việc sang ICC;
- Một quốc gia không phải thành viên của ICC chấp thuận thẩm quyền của ICC trong một vụ việc cụ thể.
Vấn đề là, trong số 124 quốc gia thành viên của ICC hiện nay không có
tên Việt Nam và Đài Loan. Điều này có nghĩa là không thể truy tố quan chức
chính phủ Việt Nam và lãnh đạo Formosa ra ICC, trừ trường hợp họ có quốc tịch của
một trong 124 nước kể trên.
Khả năng này gần như không tồn tại, vì cả Việt Nam và
Đài Loan đều áp dụng chế độ một quốc tịch. Việt Nam chỉ công nhận chế độ
song tịch đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài trước ngày 1/7/2009 mà
chưa mất quốc tịch Việt Nam. Vẫn có trường hợp quan chức có hai quốc tịch như cựu
đại biểu Quốc Hội Nguyễn Thị Nguyệt Hường có quốc tịch Malta, do vậy
chỉ có thể kết luận chính xác dựa trên hồ sơ của các cá nhân có liên quan.
ác nước màu xanh lá
cây là thành viên ICC. Màu da cam là các nước đã ký nhưng chưa phê chuẩn. Màu
xám là các nước chưa ký cũng chưa phê chuẩn, trong đó có Việt Nam. Ảnh:
Wikipedia.
Hiện tại, nếu các công ty Mỹ, Nga, Trung Quốc, Ấn Độ,
Singapore, Malaysia hay Indonesia có gây ô nhiễm ở Việt Nam thì cũng khó có thể
truy tố lãnh đạo các công ty này ra ICC được. Lý do là các quốc gia này cũng
không phải thành viên ICC.
Khả năng Hội đồng Bảo An LHQ chuyển vụ việc sang ICC
là rất thấp vì cơ quan này chỉ xử lý những vụ việc liên quan đến các xung đột
hoặc nguy cơ dẫn đến xung đột quốc tế. Hơn nữa, nó đòi hỏi ít nhất 8/15 quốc
gia thành viên hội đồng đồng ý, trong đó phải có đủ 5 thành viên thường trực (Mỹ,
Anh, Pháp, Nga và Trung Quốc).
Cờ vẫn
nằm trong tay chính phủ
Khả năng cuối cùng là chính phủ Việt Nam chấp thuận
thẩm quyền của ICC trong vụ Formosa bằng cách gửi tuyên bố cho Chánh Lục Sự
(Registrar) của ICC.
Điều này có nghĩa là Việt Nam không cần tiến hành
các thủ tục ký kết và phê chuẩn Quy chế Rome 1998 về ICC, mà vẫn có thể đưa vụ
Formosa ra toà án này.
Hiện nay, đã có hành lang pháp lý cho việc truy tố tội
phạm môi trường ra toà án hình sự ở Việt Nam. Bộ luật Hình sự 1999 hiện hành có riêng một chương
về các tội phạm môi trường. Trong đó, có các tội như gây ô nhiễm nguồn nước,
gây ô nhiễm đất và nhập khẩu chất thải. Chưa có dấu hiệu nào chứng tỏ các cơ
quan tố tụng Việt Nam sẽ vào cuộc trong vụ Formosa, nên cũng khó có khả năng
chính phủ tính đến việc đưa vụ án này ra ICC.
Việt Nam từ lâu vẫn chịu sức ép quốc tế trong việc
gia nhập ICC. Trong các kỳ Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) về nhân quyền tại Hội
đồng Nhân quyền LHQ vào các năm 2009 và 2014, Việt Nam nhận được tổng cộng 12 khuyến nghị gia nhập ICC. Pháp, Ý, Hy Lạp,
Slovenia, Argentina và một số nước khác là tác giả của các khuyến nghị này.
Điều đặc biệt là Việt Nam đồng ý với tất cả các khuyến
nghị liên quan đến việc phê chuẩn Quy chế Rome về ICC.
Cơ hội
của xã hội dân sự
Trong cánh cửa rất hẹp của ICC, người dân, đặc biệt
là các tổ chức xã hội dân sự, vẫn có cơ hội đưa các nghi phạm về môi trường, huỷ
hoại tài nguyên và cưỡng chế thu hồi đất trái pháp luật ở Việt Nam ra trước toà
án này.
Các nhà hoạt động
môi trường biểu tình đòi “công lý cho cá” vào tháng 5/2016 ở Hà Nội. Ảnh:
Yahoo.
Cơ hội đó nằm ở các công ty Nhật Bản, Hàn Quốc, Anh,
Pháp, Đức, Đan Mạch, Hà Lan, Canada, Úc và các quốc gia thành viên khác của ICC
đang đầu tư ở Việt Nam.
Nếu có căn cứ chứng minh những người mang quốc tịch
các quốc gia này đang gây ô nhiễm môi trường hoặc liên quan đến việc cưỡng chế
thu hồi đất và khai thác tài nguyên trái pháp luật ở Việt Nam, người dân hoàn
toàn có thể báo cáo thông tin lên Trưởng Công tố của ICC.
Theo Quy chế Rome 1998, dựa trên báo cáo của các tổ
chức phi chính phủ và một số cơ quan khác, Trưởng Công tố có thể đề nghị Hội đồng
Dự thẩm của ICC cho phép mở một cuộc điều tra độc lập và tiến hành các thủ tục
tố tụng tiếp theo. Kết quả là lãnh đạo các doanh nghiệp đó có thể bị ICC xét xử.
Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng, ICC chỉ thụ lý những
vụ việc có mức độ nghiêm trọng cao, chứ không đủ khả năng giải quyết tất cả các
vụ việc cho dù đúng thẩm quyền đi chăng nữa.
Bên cạnh đó, các tổ chức xã hội dân sự cũng có thể vận
động và gây sức ép lên chính phủ Việt Nam để phê chuẩn Quy chế Rome 1998 theo
đúng cam kết UPR của họ.
-------------------------------
Tuổi
Trẻ Online
16/09/2016
15:40 GMT+7
TTO
- Trong một thay đổi đáng kể, Tòa án Hình sự quốc tế (ICC) ngày 15-9 tuyên bố sẽ
thụ lý các vụ án liên quan tới các tội ác hủy hoại môi trường.
Theo
Reuters, kể từ khi thành lập theo Quy chế Rome 1998, tòa án có trụ sở chính thức
tại The Hague (Hà Lan) là một tòa án thường trực có trách nhiệm truy tố những
cá nhân phạm tội ác diệt chủng, tội ác chống lại loài người, tội ác chiến tranh
và tội ác xâm lược.
Nhưng nay, ICC sẽ mở
rộng phạm vi thụ lý sang các vụ việc liên quan tới những tội ác hủy hoại môi
trường, khai thác tài nguyên thiên nhiên phi pháp và trưng thu trái pháp luật đất
đai của người dân.
Với
sự thay đổi đáng kể này, các nhà hoạt động và các luật sư cho biết trong
các hợp đồng bàn giao đất trái phép dẫn tới việc phải dùng bạo lực di dời người
dân, các giám đốc điều hành doanh nghiệp hoặc các chính trị gia có thể phải chịu
trách nhiệm trước luật pháp quốc tế.
Theo
hãng luật về nhân quyền Global Diligence LLP, có trụ sở tại London
(Anh), các tội ác về môi trường sẽ được xem xét điều tra theo những thẩm
quyền hiện có của ICC.
Các
nhà vận động chiến dịch và các luật sư nhân quyền cho rằng sự thay đổi này
của ICC cho thấy thế giới ngày càng nhận thức sâu sắc mức độ nghiêm trọng của
các tội ác gây ra với môi trường. Nó cũng giúp các nạn nhân có thể tìm công lý
thông qua hệ thống tòa án hình sự quốc tế nếu đơn khiếu nại của họ không được
giải quyết ở cấp tòa án trong nước.
Sự
thay đổi chính sách này của ICC được công bố ngay trước thời điểm công tố viên
Fatou Bensouda của ICC phải ra quyết định về việc có điều tra hay không một vụ
việc do nhóm luật sư nhân quyền khởi kiện năm 2014, buộc tội các quan chức và
doanh nhân Campuchia đã tước đoạt quyền sử dụng đất một cách trái phép.
Hãng
luật Global Diligence LLP là đơn vị đại diện cho các nguyên đơn Campuchia cho
biết sự thay đổi chính sách của ICC đã mở ra cơ hội giúp vụ việc này được
tòa quốc tế thụ lý, điều tra.
Trong
khi đó chính phủ Campuchia cho rằng đây là vụ việc có động cơ chính trị xúi bẩy
và dựa trên "những con số không có thật về những người bị ảnh hưởng trong
quá trình thâu tóm đất đai".
Theo
tổ chức Global Witness, năm 2015 là năm xảy ra nhiều nhất các vụ xung đột bạo lực
liên quan tới vấn đề đất đai với tỉ lệ cứ mỗi tuần lại có 3 người thiệt mạng
trong các vụ xung đột đất đai với các công ty khai khoáng, khai thác gỗ, doanh
nghiệp xây dựng đập thủy điện hoặc kinh doanh sản phẩm nông nghiệp.
D.
KIM THOA
---------------------
No comments:
Post a Comment