Ngày
2/9/1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập, câu đầu tiên trích từ bản
Tuyên ngôn Độc lập năm 1776 của nước Mỹ: “Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền
bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những
quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”. Tiếp đó
Hiến pháp của nước Việt Nam DCCH được công bố 1946, Điều 10 quy định rõ ràng
các quyền tự do cá nhân: “Công dân Việt Nam có quyền: tự do ngôn luận, tự do xuất
bản, tự do tổ chức và hội họp, tự do tín ngưỡng, tự do cư trú, đi lại trong nước
và ra nước ngoài”…
Những
điều tuyên bố trên đã hơn 70 năm, do oái oăm của lịch sử, đến nay vẫn là những
mong ước của nhân dân ta, xét về TƯ CÁCH CỦA CÔNG DÂN.
Tư
cách công dân, theo nghĩa thông thường là người có ý thức, thái độ và hành vi
đúng đắn trong việc thực hiện các NGHĨA VỤ và QUYỀN LỢI trong mối quan hệ với
nhà nước, với Tổ quốc, với xã hội và với chính bản thân mình.
Về
NGHĨA VỤ với Tổ quốc, với nhà nước, với xã hội – cái này dân ta thấm thía lắm rồi.
Ngày trước toàn dân ta đã “đem hết tinh thần và lực lượng, tính mệnh và của cải
ra để bảo vệ nên độc lập”, “thà hy sinh tất cả chứ không chịu mất nước, không
chịu làm nô lệ”, đã “thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người” để
giành và giữ độc lập cho Tổ quốc. Ngày nay, hàng ngày, hàng giờ dân ta vẫn luôn
phải ra sức “đóng”, “nộp”, “chấp hành”, “kê khai”, “trình báo”, “thực hiện”,
“thi hành”, “truy thu”… mọi thứ do nhà nước từ trung ương đến tỉnh, huyện, xã,
thôn đưa ra. Người dân đã và đang kiệt sức vì nghĩa vụ đóng góp.
Còn
về QUYỀN LỢI, dường như dân mình ít khi quan tâm, đòi hỏi, có khi không ý thức
rõ mình có những quyền gì! Có lẽ dân ta nhớ nhất là “quyền đi bầu”, vì loa, đài
chỉ ra rả nhắc quyền ấy suốt những ngày bầu cử. Nhưng bầu ai thì “Đảng chọn,
dân bầu”, biết trước rồi, nên cũng chỉ là cái quyền hờ, thành nghĩa vụ đối với
chính quyền là chủ yếu, để có con số đẹp: 99,9% cử tri đi bỏ phiếu… lập kỷ lục
khùng nhất thế giới.
Dưới
thời phong kiến, đế quốc cai trị, dân ta phải thực hiện các nghĩa vụ rất nặng nề,
nhưng ý thức đòi quyền công dân thì rất thấp. Nhà thơ Tản Đà đã từng thốt lên:
“Dân hai lăm triệu, ai người lớn/ Nước bốn nghìn năm vẫn trẻ con”, hay “Cũng bởi
thằng dân ngu quá lợn/ Cho nên quân nó dễ làm quan” (1927).
Ngày
nay những quyền công dân được ghi trong Hiến pháp 2013 cũng rất đầy đủ, rất đẹp,
nhưng thực tế dân ta đã ý thức và đấu tranh để được hưởng những quyền đó như thế
nào? Bà con hãy đọc một số điều trong Hiến pháp và liên hệ thực tế xem những điều
sau đây được hiện thực hóa trong đời sống thế nào?
“Điều
14 (Hiến pháp 2013)
1.
Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân
về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ,
bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật.
2.
Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật
trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an
toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng.
Điều
16
1.
Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật.
2. Không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội.
2. Không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội.
Điều
17
1.
Công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là người có quốc tịch Việt
Nam.
2. Công dân Việt Nam không thể bị trục xuất, giao nộp cho nhà nước khác.
3. Công dân Việt Nam ở nước ngoài được Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam bảo hộ.
2. Công dân Việt Nam không thể bị trục xuất, giao nộp cho nhà nước khác.
3. Công dân Việt Nam ở nước ngoài được Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam bảo hộ.
Điều
19:
Mọi
người có quyền sống. Tính mạng con người được pháp luật bảo hộ. Không ai bị
tước đoạt tính mạng trái luật.
Điều
20:
1.
Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức
khoẻ, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay
bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự,
nhân phẩm.
2.
Không ai bị bắt nếu không có quyết định của Toà án nhân dân, quyết định hoặc
phê chuẩn của Viện kiểm sát nhân dân, trừ trường hợp phạm tội quả tang. Việc bắt,
giam, giữ người do luật định.
Điều
22
1.
Công dân có quyền có nơi ở hợp pháp.
2. Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở. Không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó đồng ý.
3. Việc khám xét chỗ ở do luật định.
2. Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở. Không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó đồng ý.
3. Việc khám xét chỗ ở do luật định.
Điều
23
Công
dân có quyền tự do đi lại và cư trú ở trong nước, có quyền ra nước ngoài và từ
nước ngoài về nước. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định.
Điều
24
1.
Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn
giáo nào. Các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật.
2.
Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.
3.
Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn
giáo để vi phạm pháp luật.
Điều
25
Công
dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội,
biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định.
Điều
26
1.
Công dân nam, nữ bình đẳng về mọi mặt. Nhà nước có chính sách bảo đảm quyền và
cơ hội bình đẳng giới.
2.
Nhà nước, xã hội và gia đình tạo điều kiện để phụ nữ phát triển toàn diện, phát
huy vai trò của mình trong xã hội.
3.
Nghiêm cấm phân biệt đối xử về giới.
Điều
27
Công
dân đủ mười tám tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên có
quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân. Việc thực hiện các quyền này do
luật định.
Điều
28
1.
Công dân có quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận và kiến
nghị với cơ quan nhà nước về các vấn đề của cơ sở, địa phương và cả nước.
2.
Nhà nước tạo điều kiện để công dân tham gia quản lý nhà nước và xã hội; công
khai, minh bạch trong việc tiếp nhận, phản hồi ý kiến, kiến nghị của công dân.
Điều
29
Công
dân đủ mười tám tuổi trở lên có quyền biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu
ý dân.
Điều
30
1.
Mọi người có quyền khiếu nại, tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền
về những việc làm trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
2.
Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền phải tiếp nhận, giải quyết khiếu nại, tố
cáo. Người bị thiệt hại có quyền được bồi thường về vật chất, tinh thần và phục
hồi danh dự theo quy định của pháp luật.
3.
Nghiêm cấm việc trả thù người khiếu nại, tố cáo hoặc lợi dụng quyền khiếu nại,
tố cáo để vu khống, vu cáo làm hại người khác.
Điều
31
1.
Người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi được chứng minh theo
trình tự luật định và có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.
2.
Người bị buộc tội phải được Tòa án xét xử kịp thời trong thời hạn luật định,
công bằng, công khai. Trường hợp xét xử kín theo quy định của luật thì việc
tuyên án phải được công khai.
3.
Không ai bị kết án hai lần vì một tội phạm.
4.
Người bị bắt, tạm giữ, tạm giam, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử có quyền tự
bào chữa, nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa.
5.
Người bị bắt, tạm giữ, tạm giam, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành
án trái pháp luật có quyền được bồi thường thiệt hại về vật chất, tinh thần và
phục hồi danh dự. Người vi phạm pháp luật trong việc bắt, giam, giữ, khởi tố,
điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án gây thiệt hại cho người khác phải bị xử
lý theo pháp luật”. (hết trích)
Một
người dân chưa ý thức rõ về những quyền này, không bức xúc khi những quyền đó
chưa được thực hiện, không có hành động đấu tranh đòi thực thi những quyền đó
thì chưa trưởng thành về tư cách công dân.
Tư
cách công dân không chỉ đòi hỏi người dân có nhận thức và thực hiện đúng quyền
và nghĩa vụ trong hiện tại, mà còn thể hiện trách nhiệm với những di sản của tổ
tiên, cha ông để lại và trách nhiệm với tương lai của đất nước, của các thế hệ
mai sau.
Một
người lãnh đạo, đại diện cho các công dân phải thể hiện một tư cách công dân
tiêu biểu, nêu gương cho quốc dân. Một người chỉ biết thu vén cho lợi ích cá
nhân, gia đình, phe nhóm, không đấu tranh, chăm lo cho quyền lợi của mọi công
dân, của Tổ quốc, của xã hội thì không xứng đáng là người lãnh đạo, hơn nữa còn
nêu gương xấu về tư cách công dân.
Cũng
vì thế ở các nước văn minh, người lãnh đạo có sai lầm, khuyết điểm, phạm vào tư
cách công dân, họ phải từ chức, hoặc bị cách chức ngay, vì nêu gương xấu về tư
cách công dân. Đã nêu gương xấu mà còn tiếp tục lãnh đạo quốc gia thì tác hai
vô cùng đến các công dân khác.
Cho
nên có người chức lớn, quyền cao, chức danh đầy mình mà tư cách công dân thấp
bé, vì vụ lợi “ngậm miệng ăn tiền”, “mũ ni che tai”, trở nên ích kỷ, hèn nhát;
ngược lại có những em bé mà thể hiện tư cách công dân lớn lao. Ta còn nhớ 2 anh
em cậu bé người Hy Lạp, anh 7 tuổi, em 5 tuổi, khi nghe quốc hội bàn bán một
hòn đảo đi để trả nợ, 2 em đã “mổ lợn” lấy tiền để dành đem nộp tại ngân hàng
trung ương với tuyên bố: Mỗi người dân hãy góp tiền trả nợ, không được bán hòn
đảo. Ông Chủ tịch quốc hội đã mời 2 em lên gặp, và hỏi, vì sao lại làm vậy? Cậu
bé 7 tuổi thọc tay túi quần, ưỡn ngực nhìn thẳng vào mái đầu bạc của ông Chủ tịch
đang cúi xuống lắng nghe: Cháu không muốn các bác bán hòn đảo để trả nợ. Tổ quốc
không phải để bán! Đó, tư cách công dân của một em bé đã thức tỉnh ý thức công
dân cả một dân tộc.
Còn
ở ta, tư cách công dân có được tôn trọng và phát huy, khi Khai quốc công thần Đại
tướng Võ Nguyên Giáp 3 lần viết thư can ngăn dự án bô – xít Tây Nguyên, nhưng
quốc hội hay chính phủ chẳng ai thèm đoái hoài; 62 nhân sĩ trí thức tiêu biểu
dâng kiến nghị lên Đại hội Đảng CSVN lần thứ XII, chẳng được hỏi han, còn bị
bêu là “suy thoái tư tưởng đạo đức”, và cho đám DLV chửi bới là phản động, ăn
tiền, tay sai cho nước ngoài… Một môi trường như vậy, làm sao hình thành và
phát triển được tư cách công dân. Tư cách công dân không trưởng thành thì đám
dân chúng vẫn là một bầy người “không chịu lớn”, như lời thơ của cô giáo Trần
Thị Lam:
“Đất nước mình ngộ
quá phải không anh
Bốn ngàn tuổi mà dân không chịu lớn
Bốn ngàn tuổi mà vẫn còn bú mớm
Trước những bất công vẫn không biết kêu đòi” …
Bốn ngàn tuổi mà dân không chịu lớn
Bốn ngàn tuổi mà vẫn còn bú mớm
Trước những bất công vẫn không biết kêu đòi” …
Tư
cách công dân ngày nay còn đòi hỏi ý thức mình là một công dân toàn cầu/ công
dân quốc tế. Liên hiệp quốc đã khuyến cáo mỗi quốc gia phải giáo dục cho công
dân nước mình, nhất là thế hệ trẻ có nhân thức, thái độ, hành vi là một công
dân toàn cầu. Một GS Nhật đã phát biểu: Nước nào có nhiều công dân toàn cầu sẽ
là nước dẫn đạo thế giới. Như vậy suy ra, những nhà lãnh đạo quốc gia nào nặng
chủ nghĩa dân tộc cực đoan hẹp hòi, chỉ lo tranh giành lợi ích cho đất nước
mình, bất chấp lợi ích của các quốc gia khác, bất chấp luật pháp quốc tế, thì họ
không có tư cách công dân quốc tế, nước họ to, những tư cách công dân quốc tế của
họ thấp bé, không được nhân loại tôn trọng, làm sao đủ tư cách dẫn đạo thế giới.
Trở
lại với mỗi bà con ta, mỗi người dân không chỉ biết thực hiện đầy đủ nghĩa vụ
mà còn phải có nhận thức, thái độ, hành động đòi hỏi thực hiện đầy đủ quyền
công dân của mình, để bản thân mình và con cháu mình có tư cách công dân, tức
là trưởng thành. thành “người lớn”.
2/9/2016
MVT
MVT
No comments:
Post a Comment