Con
đường xe lửa Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội: Con đường này đã được khánh thành vào giữa năm 2008. Tuy là con đường
Trung-Việt nhưng chỉ cho xe lửa Tàu cộng di chuyển mà thôi vì đầu máy xe lửa Việt
Nam không đủ kích thước để sử dụng. Từ đó, hàng hóa lậu và cả người Tàu
di dân không cần chiếu khán cũng xâm nhập vào nội địa Việt Nam bằng phương tiện
này.
Một thiểu số không nhỏ người Việt, tức con buôn cũng
lợi dụng đường xe lửa trên để buôn lậu vì nhiều lợi thế:
- Tránh được hải quan vì hải quan Việt Nam không có
quyền hạn gì cả trên “tài sản và phương tiện” của đàn anh nước lớn;
- Con buôn được hưởng nhiều quyền lợi như có hướng dẫn,
có “cò” đưa đón để giúp đỡ trong việc mua bán hàng hóa và làm thông dịch;
- Hiện có những lớp huấn luyện “cò” mở ra tại Côn
Minh để giúp đám con buôn nầy.
Và dĩ nhiên, đất nước Việt Nam phải gánh chịu nhiều
đắng cay qua “con đường tơ lụa Trung-Việt” này. Có thể nói, hầu
hết sản phẩm may mặc, đồ chơi, thực phẩm, trái cây, thực phẩm... bị chối bỏ vì
chứa hóa chất độc hại ở thị trường Hoa Kỳ và Âu châu đều đổ dồn về Việt Nam qua
cửa ngõ nầy.
Từ
đó các sản phẩm trên lần lần tiêu diệt sản phẩm nội hóa tạo ra một sự xáo trộn
thị trường lao động và giết chết một số kỹ nghệ ở trong nước như may mặc, chăn
nuôi, trồng tỉa. Kể từ năm 2008 trở đi, những mặt hàng kể trên ngày
càng xâm nhập nhiều hơn vào thị trường Việt Nam và càng xuôi Nam cho đến tận
cùng mũi CÁ Mau và vùng Cao nguyên. Một thí dụ điển hình là tại chợ Đà Lạt,
hàng may mặc đầy dẫy và được bán với giá rẻ mạt và hầu hết sản phẩm bày bán tại
đây đầu mang nhãn hiệu “Made in DaLat” dù có rất nhiều mặt hàng cũng như trái
cây hoàn toàn không phải là sản phẩm địa phương. Một chiếc áo gió bán chỉ với
giá 15 ngàn đồng, trong lúc một chiếc áo tương đương dệt ở nội địa giá cả không
dưới 3, 4 chục ngàn. Chỉ nội cái fermeture cũng đã bán trên dưới 15 ngàn rồi.
Con
đường Đông Trường Sơn còn được gọi
là xa lộ Trường Sơn hay đường mòn HCM, hay quốc lộ 14 (thời VNCH) chạy xuyên suốt
từ Bắc chí Nam từ Quảng Bình trở đi cắt ngang xa lộ số 9 (sẽ nói ở phần dưới),
qua Khe Sanh, A Lưới ở địa phận tỉnh Thừa Thiên. Tiếp theo là trị trấn Prao,
Khâm Đức thuộc địa phận tỉnh Quảng Nam.
Tiếp tục xuôi Nam, đường nầy xuyên qua nhiều thị trấn
của tỉnh Kontum như Đắk Giai, Plai Cầm, Tân Cảnh, Đắk Tô, Đắk Hà và thị xã
Kontum. Tiếp đến tỉnh Pleiku gồm thị trấn Phú Hòa, Pleiku, Chu Sè trước khi đi
vào địa phận của tỉnh Đắk Lắk xuyên qua các thị trấn Ea Drăng, Ban Mê Thuột, Ea
T’ling.
Sau đó, con đường tiếp tục vào địa phận tỉnh Đắk
Nông xuyên qua Đák Mil và Nhân Cơ.
Suốt
chặng đường xuôi Nam kể trên, những thị trấn trên ngày càng tiếp cận một số lượng
không nhỏ người di dân từ Vân Nam qua cũng như hàng hóa và những dịch vụ như
nhà cửa, hàng quán, thậm chí những nơi có những địa điểm giải trí không lành mạnh
cũng mọc lên như nấm. Xe cộ chở hàng 35 tấn dập dìu ở cả hai chiều. Các
cửa hiệu, thậm chí những tên đường hầu hết viết bằng tiếng Tàu.
Đặc biệt hơn hết là thị trấn Nhân Cơ có thể được xem
như bị Hán hóa hoàn toàn với trên 20 ngàn nhân công Tàu làm việc cho dự án khai
thác Bauxite Nhân Cơ từ năm 2009. Thỉnh thoảng chỉ còn thấy một vài người thiểu
số thả bộ dọc theo hay bên đường rực đầy ánh sáng với nhiều đèn màu về đêm nói
lên toàn cảnh hoang tàn so với thời xa xưa của 15 sắc dân thiểu số hiện diện
trên mãnh đất Hoàng triều cương thở hàng ngàn năm qua.
Cũng cần thêm một chi tiết nhỏ là có thêm một con đường
Đông Tây trong nội địa Việt Nam là đường số 27 bắt đầu từ Ninh Thuận (Phan
Rang) đã được nối dài đến Nhân Cơ xuyên qua Đà Lạt đã được khánh thành vào năm
2013.
Con
đường Tây Trường Sơn cũng cần nêu ra đây với quốc lộ 13 nối liền biên giới Lào với Vân Nam,
xuyên qua Sawanakhet đến tận biên giới Cambodia đã được Vân Nam viện trợ và
khánh thành vào tháng 12 năm 2008.
Tiếp
theo là quốc lộ số 7 tiếp nối
xuyên qua Nam Vang và đổ ra hải cảng Sihanoukville, cũng được khánh thành vào
cuối năm 2010.
Hai con đường nầy cũng nhộn nhịp không kém đường
Đông Trường Sơn với lượng xe vận tải hạng nặng dập dìu chuyển hàng hóa từ Vân
Nam ra thế giới qua hải cảng Sihanoukville.
Trở
qua con đường Đông Tây chiến lược, đó là con
đường số 9 bắt đầu từ Quảng Trị qua Khe Sanh, Schepone, Sawanakhet và xuyên qua
địa phận Thái Lan. Để rối cuối cùng dừng lại ở hải cảng Mawlamyine nằm ở phía
Tây Thái Lan.
Tóm lại, qua sự phát triển những con đường Bắc Nam
qua ngõ Việt Nam, Lào Thái Lan và Cambodia, cũng như việc nạo vét lòng sông Cửu
Long từ biên giới Vân Nam đến tận biên giới Cambodia khiến cho tỉnh Vân
Nam trong tương lai có thể mạnh dạn tách rời khỏi chính phủ trung ương Bắc Kinh
để thành lập Cộng hòa Vân Nam với trọng tâm chuyển hướng phát triển kinh tế quốc
gia trong tinh thần kinh tế thị trường và phát triển trong chiều hướng ứng hợp
với tiến trình toàn cầu hóa.
Thay
lời kết
Đối với Việt Nam, một quốc gia chịu ảnh hưởng nhiều
nhất và bị ảnh hưởng lên nhiều mặt, đặc biệt là tiến trình Hán hóa của của Tàu
cộng. Mặc dù không còn chịu áp lực của Bắc Kinh, nhưng người Vân Nam (vẫn là một
trong 5 chủng tộc chính của TC) vẫn còn ẩn dấu một não trạng là luôn luôn muốn
đồng hóa và thôn tính Việt Nam. Não trạng nầy thể hiện ngay từ những ngày lập
quốc của Việt Nam.
Ở vào thời điểm nầy, Vân Nam càng muốn tiến
hành khẩn cấp những âm mưu Hán hóa vì lý do vừa là sắc tộc (đồng hóa) vừa là giải
tỏa áp lực của tình trạng trái thừa gái thiều (tỷ lệ trai-gái 125/100) của tỉnh
nầy. Và cho đến hôm nay, có thể nói họ đã gần như đồng hóa người Thượng qua
việc khai thác hai công trình Nhân Cơ và Tân Rai và nhiều nơi khác ở tỉnh Đắk
Nông cùng sự hiện diện của họ trên Kontum và Ban Mê Thuột qua việc “truy đuổi”
các sắc tộc như Bahnar, Jolong, Rongao, và Sirang chạy ẩn trú vào tận rừng sâu
và đến tận cao nguyên Bolloven bên Lào.
Tại những nơi trên, những cuộc hôn nhân dị chủng giữa
người Thượng và Hán xảy ra rất nhanh qua những khuyến dụ về hàng hóa tiêu dùng,
thực phẩm v.v... Những nơi nào có bước chân của họ, thì từ địa hình, địa vật...
từ đó, tất cả bộ mặt còn lại của cộng đồng bản xứ đều bị thay đổi hoàn
toàn và có thể nói không sợ sai lầm là đã có thêm nhiều thị trấn, thành phố Tàu
mới trên vùng đất hoàng triều cương thổ xa xưa của nước Việt.
21.09.2016
Hội
Bảo vệ Môi trường Việt Nam
No comments:
Post a Comment