Alexander Macleod/ Global Risk Insights
Trần
Ngọc Cư dịch
23/09/2016
gay
trước khi Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tham dự lễ ký kết thoả hiệp kinh tế với
Trung Quốc, Quốc hội Việt Nam biểu quyết đình hoãn việc phê chuẩn TPP, một hiệp
định do Mỹ bảo trợ và đang rơi vào thế bấp bênh. Cùng với cuộc tập trận chung
Nga-Trung diễn ra trên Biển Đông, thể hiện tinh thần đoàn kết chống Mỹ của những
thế lực “vừa là đồng chí, vừa là anh em” với ĐCSVN thì trong ngành giáo dục Việt
Nam lại nổi lên yêu cầu dạy tiếng Nga, tiếng Trung cho học sinh tiểu học. Phải
chăng đây là những dấu hiệu cho thấy Việt Nam đang chuyển trục chiến lược, hướng
về Tổ quốc Xã hội chủ nghĩa năm xưa, mặn nồng hơn so với mấy năm qua có ý đồ đu
đưa với Mỹ. Liệu người dân mất đất mất biển có thấy mình choáng váng hay không?
Trần
Ngọc Cư
*
Trung
Quốc dứt khoát bác bỏ phán quyết của Tòa Hòa giải Thường trực, một phán quyết
cho rằng TQ không có thẩm quyền pháp lý để bênh vực yêu sách đường chín đoạn có
ý đồ của mình. Thái độ bất chấp này của TQ gây lo sợ cho Philippines (nước đã
đưa đơn kiện TQ tại Tòa Hòa giải) và gây phẫn nộ cho một số nước Đông Nam Á
khác.
Theo
quan điểm của TQ, phán quyết này – vốn dựa vào Công ước LHQ về Luật Biển – là bất
công và có lợi cho phương Tây. Đại sứ TQ tại Vương quốc Anh, Liu Xiaoming, nói
rằng TQ tìm cách ‘giải quyết các tranh chấp liên quan bằng thảo luận và đàm
phán song phương’. Nhưng trong một bối cảnh xung đột địa chính trị tại những
vùng biển tranh chấp, chính xác mà nói, những cuộc đàm phán này sẽ diễn ra như
thế nào?
Việt
Nam phản ánh một quan điểm mới
Thỏa hiệp
gần đây giữa TQ và Việt Nam cho ta chỉ dấu rõ ràng nhất từ trước đến nay về bản
chất của ‘đường lối ngoại giao’ TQ. Thứ Ba tuần trước, TQ và Việt Nam đi đến chỗ
đồng thuận quản lý cuộc tranh chấp lãnh thổ giữa hai nước tại Biển Đông nhằm đảm
bảo an ninh khu vực. Nhưng thỏa hiệp này, theo Ralph Jennings của tờ Forbes,
có nghĩa là TQ sẽ đẩy mạnh việc xây dựng hạ tầng cơ sở tại Việt Nam. Quan hệ giữa
Trung Quốc và Việt Nam là một quan hệ bấp bênh. Mặc dù Việt Nam lo ngại về ảnh
hưởng đang gia tăng của Trung Quốc (và đã phản ứng bằng cách gia tăng việc mua
sắm các khí tài quốc phòng), nhưng Trung Quốc lại là đối tác thương mại lớn nhất
của Việt Nam.
Thoả hiệp
của Trung Quốc với Việt Nam phản ánh một quan điểm rất tế nhị [nuanced] của
Trung Quốc đối với cuộc tranh chấp tại Biển Đông. Trung Quốc đang ký kết các thỏa
hiệp kinh tế với nhiều quốc gia Đông Nam Á nhằm tạo điều kiện để Trung Quốc xâm
nhập sâu rộng hơn vào khu vực này về lâu về dài.
Thủ tướng TQ Lý Khắc Cường và Thủ tướng VN
Nguyễn Xuân Phúc tham dự lễ ký kết tại Đại sảnh đường Nhân dân Bắc Kinh .
Thomson Reuters
Tháng
Giêng năm nay, hai công ty Trung Quốc đã góp vốn trong một nỗ lực tốn hàng tỉ
đô la nhằm cứu Quĩ đầu tư quốc gia 1Malaysia Development Berhad [viết tắt 1MDB
– một công ty phát triển chiến lược do Chính phủ Malaysia làm chủ] đang gặp nhiều
khó khăn. Tại Indonesia, đầu tư Trung Quốc tăng lên 5 lần giữa năm 2015 và năm
2016. Như chúng tôi đã tường thuật trước đây, Trung Quốc đang qua mặt Hoa Kỳ để
trở thành nguồn đầu tư nước ngoài quan trọng nhất vào cơ sở hạ tầng Indonesia.
Dù thông qua đầu tư, thương mại hay một đường lối nào khác, nhiều ví dụ gần đây
cho thấy Trung Quốc đã sử dụng sức mạnh kinh tế-chính trị của mình để giành lấy
ảnh hưởng trong khu vực.
Từng
bước đẩy Mỹ ra khỏi Biển Đông
Những
thỏa ước này phản ánh một chuyển biến trong thái độ của Trung Quốc về chính
sách đối ngoại, khi cường quốc này tìm cách chinh phục sự kính nể của các nước
láng giềng bằng một luận điệu chống Mỹ rất rõ ràng. Trên thực tế, những gì
chúng ta đang chứng kiến là một cuộc đọ sức giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ để được
nhìn nhận là cường quốc đang ổn định tình hình trong khu vực. Mỗi bên đều có âm
mưu làm các nước khác ngờ vực đối phương của mình; việc này làm leo thang căng
thẳng và gia tăng sự thiếu tin cậy lẫn nhau.
Trong
tình hình cả hai ứng cử viên Tổng thống Mỹ tỏ ra không muốn phê chuẩn Hiệp định
Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), nhiều dấu hiệu cho thấy hiệp định này có
thể không thành tựu. Nước Mỹ có vẻ không thắng được cuộc chiến tranh tâm lý,
trong lãnh vực này. Điều này sẽ rất đúng nếu Donald Trump đắc cử vào tháng Mười
Một tới.
Trung
Quốc còn tỏ ra khoái chí về mối bất hòa gần đây của [Tổng thống Phi] Duerte đối
với Tổng thống Barack Obama, phản ánh một tinh thần chống Mỹ đang âm ỷ tại
Manila. Việc Bộ Tư pháp Mỹ cho điều tra Công ty Phát triển Chiến luợc Malaysia
(1MDB) cũng có thể gây căng thẳng giữa Putrajaya và Washington.
Trung
Quốc đang nắm lấy thời cơ để đẩy Mỹ ra rìa và thay đổi nguyên trạng trong khu vực,
phản ánh quyết tâm giành lại vai trò bá quyền lịch sử của mình. Chí ít, Trung
Quốc đang cố gắng dùng sức mạnh cơ bắp để tiến tới địa vị đó. Đây là một viễn
kiến được pha chế bằng một hỗn hợp gồm tình tự dân tộc và lòng căm thù về mối
quốc nhục mà Trung Quốc từng chịu đựng từ các cường quốc phương Tây trước đây,
một tình tự được hóa trang thành “Giấc mơ Trung Quốc” của Chủ tịch Tập Cận
Bình.
Theo
quan điểm của Trung Quốc, Hoa Kỳ không phải (và không được phép) là một đối tác
liên quan trong các cuộc đàm phán về biên giới trên biển này. Ý niệm cho rằng Mỹ
phải tiến hành các cuộc tuần tra quân sự để đảm bảo hòa bình khu vực chỉ là một
lý cớ chính trị để tăng cường việc xâm lấn và căng thẳng trong khu vực.
Những
cuộc tập trận hải quân hỗn hợp Nga-Trung vừa kết thúc trên Biển Đông cho thấy
Moskva hậu thuẫn Bắc Kinh trong bối cảnh của phán quyết La Hay. Nhưng đồng thời
chúng cũng biểu hiện tinh thần đoàn kết chống Mỹ [anti-American solidarity]
đang thắt chặt hai cường quốc này.
‘Một
vòng đai, Một đường tơ lụa’: một sự đổi chác không có gì mới lạ
Trung
Quốc đưa ra dự án ‘Một vòng đai, Một đường tơ lụa” [the ‘One Belt, One Road’, đọc
tắt OBOR] để chọi lại Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương [TPP] do Mỹ chủ
trì và cố tình để Trung Quốc đứng ngoài. Trong thực chất, OBOR chủ trương gửi
các công ty Trung Quốc đi xây dựng các cơ sở hạ tầng nước ngoài để đổi lấy sự
xâm nhập của Trung Quốc vào các nước ấy – nới rộng ảnh hưởng toàn cầu của Bắc
Kinh. ‘Vòng đai’ sẽ kết nối các nền kinh tế chủ yếu xuyên qua đại lục Á Âu
[Eurasia] trong khi ‘con đường tơ lụa’ sẽ chiếm lấy châu Á và nhiều vùng châu
Phi – và đặc biệt là đa số các quốc gia Đông Nam Á.
Hẳn
nhiên, đây không phải là một dàn xếp êm ái đối với các quốc gia liên hệ nói
trên. Chủ tịch Tập Cận Bình có thể tin tưởng rằng những quốc gia đặc biệt lệ
thuộc vào Trung Quốc sẽ chấp nhận sự thống trị địa-chính trị của Bắc Kinh để đổi
lấy các đầu tư kinh tế trong nhiều lãnh vực khác nhau. Tập đang dùng ảnh hưởng
tài chính của Trung Quốc làm lá bài mặc cả trong các cuộc dàn xếp đổi chác
[quid-pro-quo arrangement] để thúc đẩy các quốc gia lệ thuộc trấn áp phản ứng của
người dân trước sự xâm lấn lãnh thổ do Trung Quốc gây ra.
Cũng
vào thời điểm này năm ngoái, Tập đưa ra hứa hẹn sẽ không quân sự hóa các đảo tại
Trường Sa. Nhưng Tập không hề tỏ ra minh bạch về các ý định đích thực của mình
liên quan đến khu vực. Có lẽ Bắc Kinh đang chờ đợi thời cơ. Có nhiều bài báo thậm
chí gợi ra hình ảnh một mãnh thú Trung Quốc sẽ vồ lấy lấy Bãi cạn Scarborough sau
cuộc tranh cử Tổng thống Mỹ – khi Mỹ vừa quay lưng. Dù dự đoán này có trở thành
hiện thực hay không, những gì đang diễn ra là một sự thay đổi quan trọng trong
bàn cờ địa-chính trị tại Biển Đông và nói rộng ra tại Đông Nam Á. Trung Quốc
đang ký kết các thỏa ước quan trọng để củng cố thế mặc cả trong khu vực
[regional bargaining power], phòng khi nhiên hậu một cuộc ‘khủng hoảng’ thật sự
[chiến tranh] xảy ra.
Kết
luận
Khi Đại
sứ Liu Xiaoming gặp các quan chức chính trị chủ chốt tại Chatman House, Viện
Nghiên cứu Sự vụ Quốc tế Hoàng gia Anh, ngày 25 tháng Bảy, ông đã vẽ ra một bức
tranh đáng ngưỡng mộ về đường lối ngoại giao của Trung Quốc. ‘Những lợi ích gắn
kết Trung Quốc với Hoa Kỳ là quan trọng hơn những gì đang chia rẽ hai nước
chúng tôi’, Liu quyết đoán. Nhưng khi bị chất vấn bằng với những câu hỏi hóc
búa hơn và bị thúc đẩy phải giải thích rõ ràng các tham vọng của Trung Quốc,
Liu đâm ra chống chế và qui kết người đưa ra câu hỏi “có não trạng Chiến tranh
Lạnh”.
Căn cứ
vào vụ việc nhỏ bé nói trên, thì những căng thẳng là quá rõ ràng giữa Trung Quốc
và phương Tây liên quan tới cuộc tranh chấp Biển Đông. Khi vị Tổng thống mới của
Mỹ được bầu chọn vào ngày 8 tháng Mười Một sắp tới, thế giới sẽ rất muốn biết Mỹ
và phương Tây sẽ lên kế hoạch đối phó với Trung Quốc và việc phục hồi tham vọng
Bình Thiên hạ (Pax Sinica) của nước này như thế nào. Thử nghiệm đầu tiên cho một
chính phủ còn non trẻ sẽ là một thử nghiệm gay go; bất cứ một tính toán sai lầm
nào cũng có thể đột xuất đưa đến một cuộc leo thang xung đột.
T.N.C.
Dịch giả
gửi BVN
Được
đăng bởi bauxitevn vào lúc 07:40
No comments:
Post a Comment