Saturday, September 3, 2016

TÂY BẮC MIỀN ĐẤT DỮ (Người Buôn Gió)




Thứ Sáu, ngày 02 tháng 9 năm 2016

Cho đến giờ chưa có thông tin nào khẳng định động cơ gây ra ba cái chết của các vị lãnh đạo tỉnh Yên Bái. Thông tin ban đầu qua báo giới cho biết là chi cục trưởng kiểm lâm Yên Bái Đỗ Cường Minh đã dùng súng sát hại hai cấp trên là bí thư Cường và chủ tịch hội đồng nhân dân kiêm trưởng ban tổ chức Tuấn, sau đó Cường Minh đã tự sát.

 Bà Phạm Thị Thanh Trà uỷ viên trung ương đảng, phó bí thư tỉnh Yên Bái, kiêm chủ tịch uỷ ban nhân dân tỉnh Yên Bái đã trả lời báo chí rằng Đỗ Cường Minh là người hiền lành, sống hoà đồng, là người tử tế, có thể trong giây phút không làm chủ được mình nên có manh động. Nhiều người đã tín nhiệm ông Minh giữ chức vụ chi cục trưởng cục kiểm lâm Yên Bái.

 Thật khó hiểu tại sao Minh vẫn được tín nhiệm giữ chức vụ, là người tử tế, nhiều người tín nhiệm, công tác nhiều năm lại có thể manh động đến mức giết người. Mà không giết ai lại giết hai cán bộ lãnh đạo chủ chốt tỉnh Yên Bái.?

 Dư luận đặt ra nhiều chiều hướng nguyên nhân. Nguyên nhân thứ nhất là do mâu thuẫn trong việc sẽ bị phế truất chức vụ tại kỳ họp hội đồng nhân dân và tương lai sẽ đối diện với vụ án phá rừng .Cho nên Cường Minh đã manh động bắn chết hai người có thẩm quyền ra quyết định phế truất mình.

Nguyên nhân này có đủ lớn đến độ Cường Minh phải dùng súng giết hai vị lãnh đạo và cầm chắc con đường chết hay không.?

 Rất khó, bởi chưa có bằng chứng gì Cường bị phế truất hoặc khởi tố. Vợ của Cường Minh là con của bí thư tỉnh uỷ cũ và đang thăng tiến trong bộ máy tỉnh Yên Bái, là tỉnh uỷ viên và chủ tịch hội phụ nữ tỉnh. Con gái đang học ở Thuỵ Sĩ. Gia cảnh của Cường Minh có thể nói là giàu có và sung túc. Với danh giá của bố vợ và vợ cùng bản thân, dẫu có chuyện bị mất chức cũng khó có thể khởi tố. Và dù có khởi tố đi nữa cũng không đáng để Cường Minh phải hành động như vậy. Trong bộ máy quan chức của ĐCSVN có nhiều kẻ bị khởi tố tội to gấp nhiều lần Cường Minh, nhưng chưa thấy kẻ nào có ý định muốn chết một cách quyết liệt như Cường Minh cả. Nhất là Cường Minh là một con người vốn dĩ hiền lành như nhiều người nhận định.

 Nguyên nhân thứ nhất nhìn thì có vẻ có lý khi diễn giải về việc nhân sự. Nhưng xét thực tế thì nó lại rất yếu, vì có thể không phải là vấn đề phế truất Cường Minh, và nếu như có thì cũng khó để Cường Minh từ giã cuộc sống hạnh phúc như vậy để đánh đổi cái chết.

 Nguyên nhân thứ hai mà thiên hạ đồn là do bí thư Duy Cường và anh Tuấn tổ chức lằng nhằng quan hệ tình ái với vợ Cường Minh. Dẫn đến việc Cường Minh manh động bắn chết. Thiết nghĩ đây chỉ là lời đồn ngoài lề, bởi thông thường quan hệ tình ái của cấp dưới nữ nhằm mục đích được nâng đỡ. Vợ Cường Minh là con của bí thư tỉnh uỷ cũ, việc ngoại tình một lúc với hai lãnh đạo trong tỉnh như vậy để được nâng đỡ là không cần thiết. Nhất là khi thế của Duy Cường là bí thư tỉnh uỷ nhưng lại không được vào uỷ viên trung ương đảng, nên việc quan hệ tình ái để được nâng đỡ là khó xảy ra.

Nguyên nhân thứ hai cũng yếu để giải thích về vụ việc này.

Vậy nguyên nhân nào có thể lớn đến mức Đỗ Cường Minh gây nên vụ thảm án động trời đó.?

Chúng ta hay nhìn một cái chết đột ngột cũng không rõ nguyên nhân trước đó 10 ngày, tư lệnh quân khu 2 thiếu tướng Lê Xuân Duy vừa đảm nhận chức vụ vài tháng thì theo như báo chí nói, ông Duy bị đột tử do bệnh hiểm nghèo.

 Ông Duy mới được bầu làm uỷ viên trung ương Đảng, trong tiêu chuẩn nhân sự ban chấp hành trung ương Đảng có một tiêu chuẩn là sức khoẻ phải đảm bảo được thời gian làm uỷ viên BCH trung ương. Đảng CSVN chi một núi tiền để nuôi những giáo sư, bác sĩ hàng đầu đất nước làm nhiệm vụ kiểm tra sức khoẻ cho các uỷ viên trung ương. Việc một uỷ viên trung ương trẻ và xuất thân từ quân đội như ông Duy mà mắc bệnh hiểm nghèo, đột tử ngay sau khi nhận chức vài tháng là điều không thể xảy ra. Thế nhưng ông Lê Xuân Duy trong chốc lát từ khoẻ mạnh trở thành đột tử do bệnh hiểm nghèo.

 Ông Lê Xuân Duy và ông Phạm Duy Cường có mối quan hệ khăng khít nhiều năm trước đó. Lúc ông Duy là chỉ huy trưởng quân sự Yên Bái, còn ông Duy Cường là phó bí thư, kiêm chủ tịch tỉnh Yên Bái. Chỉ trong vòng 10 ngày, bộ đôi khăng khít này đã chết một cách bất ngờ, cả hai đều thuộc diện cán bộ cấp cao trong đảng CSVN.

 Yên Bái là một địa bàn phức tạp nằm trong khối Tây Bắc. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc làm trưởng ban chỉ đạo Tây Bắc từ năm 2011 đến 2016, ông Phúc chắc không lạ gì với các nhân sự ở khu vực này. Cách đây 5 tháng, tức vào tháng ba năm 2016, ông Nguyễn Xuân Phúc đã bổ nhiệm một sĩ quan tình báo quân đội thuộc tổng cục 2 là Hầu A Lềnh làm phó trưởng ban chỉ đạo Tây Bắc. Đến 4 tháng sau vào tháng 7 năm 2016 mới bổ nhiệm Nguyễn Văn Bình là trưởng ban chỉ đạo Tây Bắc.

 Nhưng Tây Bắc còn có cục an ninh Tây Bắc, một lực lượng đáng gờm trong lực lương an ninh. Trước khi ông Trần Đại Quang rời khỏi chức bộ trưởng công an, cục an ninh Tây Bắc là lực lượng được Trần Đại Quang đề cử trao tặng huân chương chiến công hạng nhất.

Tây Bắc mà Yên Bái là là nơi có nội tình rất phức tạp, nơi tranh giành ảnh hưởng giữa các uỷ viên Bộ Chính Trị như Nguyễn Xuân Phúc, Trần Đại Quang và có thể là cả Nguyễn Văn Bình. Tuy nhiên thì khả năng hiện tại Bình chưa thể tạo dựng được gì ở vùng đất này. Cuộc đối đầu giành quyền kiểm soát ở vùng đất nhiều tài nguyên và ảnh hưởng chính trị này,  đang diễn ra giữa hai cá nhân Trần Đại Quang và Nguyễn Xuân Phúc mà thôi.

 Chính vì sự cạnh tranh này mà nhân sự Yên Bái có sự trớ trêu là bí thư tỉnh không được vào trung ương đảng, mà phó bí thư là môt phụ nữ lại giành được suất uỷ viên trung ương, đó là bà  Phạm Thị Thanh Trà. Ngay cả khi ông Cường chết, bà Trà cũng không nắm được chức bí thư tỉnh này.

 Bây giờ thì có thể tạm kết luận nguyên nhân những cái chết ở Yên Bái là do cuộc đụng độ giữa Trần Đại Quang và Nguyễn Xuân Phúc tranh giành ảnh hưởng để chuẩn bị cho tương lai tới đây. Những cái chết đột ngột của Lê Xuân Duy, Phạm Duy Cường..ở Yên Bái phải có bàn tay cỡ tổng cục 2 quân đội hoặc cục an ninh Tây Bắc mới đủ trình độ thực hiện.

 Cả hai người này đều có công lao giúp Nguyễn Phú Trọng dẹp bỏ mọi đối thủ để bước lên chức Tổng Bí Thư. Trước tình cảnh hai kẻ có công phò giá đầy công lao quay ra triệt hạ nhau làm Trọng khó xử, bởi thế Nguyễn Phú Trọng im lặng không đưa ra một lời nào trong những cái chết rất đáng ngờ vừa qua.

 Người ta nói công cuộc xây dựng đảng của Nguyễn Phú Trọng là một cuộc thanh toán giữa các phe phái với nhau dưới chiêu bài mỹ miều để mị dân. Thực tế nhìn những gì đang xảy ra, có lẽ sự thật là như vậy.

Được đăng bởi Thanhhieu Hieubui vào lúc 21:38 






No comments: