Tú Anh – RFI
Đăng ngày 19-09-2016
Chủ
nhật 18/09/2016, nước Nga bầu lại 450 dân biểu quốc hội và một số nghị viện địa
phương. Đảng Nước Nga Thống Nhất của tổng thống Vladimir Putin thắng lớn với
54,2% phiếu, bỏ xa đảng Cộng sản và đảng cực hữu đến 40 điểm. Tuy nhiên, tỷ lệ cử tri đi bầu rất thấp
:47% so với 60% tham gia cách nay 5 năm. Tại sao dân Nga không sốt sắng đi bầu
?
Cuộc bầu cử hôm chủ nhật 18/09, trước kỳ hạn ba
tháng, mang lại cho đảng cầm quyền Nước Nga Thống Nhất đa số tuyệt đối tại hạ
viện Duma, với từ 238 dân biểu trong quốc hội mãn nhiệm lên 343 trên tổng số
450, theo kết quả gần như chung cuộc, được loan báo hôm nay.
Thế nhưng, vào lúc tổ chức chính trị ủng hộ tổng thống
Putin lên điểm, thêm ghế thì tỷ lệ cử tri đi bầu sụt giảm 13 điểm so với lần bầu
cử trước vào tháng 12/2011, theo số liệu chính thức. Còn theo trang mạng Golos
( Tiếng Nói ), tỷ lệ vắng mặt lên đến 70%. Các thành phố lớn là nơi tỷ lệ đi bầu
thấp nhất : 25% ở Saint - Petesbourg, 28% ở Matxcơva.
Bị cấm hoạt động theo dõi bầu cử tại hiện trường
theo luật mới về NGO, tổ chức Golos lập trang mạng điện tử. Trong bản tin ngày
thứ hai 19/09, Golos cho biết, theo thông tin từ các « thông tín viên » địa
phương thì nạn gian lận không thua gì cuộc bầu cử năm năm về trước (đã dẫn đến
phong trào phản kháng suốt mùa đông).
Câu hỏi đặt ra là vì sau dân Nga, thời Putin, không mặn nồng với bầu cử ? Thông tín viên RFI Etienne Bouche ở Matxcơva nêu ra một số nguyên nhân :
Thiếu
sinh khí
Trước hết, chiến dịch vận động tranh cử quốc hội
không hấp dẫn người Nga. Cũng nên biết rằng, chính quyền Nga quyết định dời
ngày bầu cử, tổ chức sớm hơn đến ba tháng. Hệ quả là cuộc vận động diễn ra
trong suốt mùa hè không thu hút được công chúng theo dõi. Ngay Ủy ban Sáng kiến
Công dân, một tổ chức phi chính phủ có giấy phép họat động, phải nhìn nhận, chiến
dịch vận động tranh cử lần này « nhạt nhẻo nhất trong 10 năm trở lại đây ».
Dân
Nga cần ổn định
Trong tuần lễ cuối cùng, tuy có nhiều cuộc tranh luận
trên màn ảnh nhỏ, nhưng nhìn chung người Nga ít quan tâm đến chính trị. Họ cho
rằng họ không có trọng lượng trên các quyết định của chế độ, còn các chính đảng
ở Nga không thật sự bảo vệ quyền lợi của người dân. Do vậy, cuộc bầu cử này sẽ
không mang lại thay đổi quan trọng và cũng vì thế mà người dân Nga không để ý đến
chính trị. Kết quả là đảng của tổng thống Putin được bảo đảm và những khuôn mặt
cũ sẽ ngồi lại nghị trường thêm 5 năm nữa.
Tại nước Nga, đối lập chính thức hiếm khi chống lại
các quyết định của đảng cầm quyền. Đảng Nước Nga Thống Nhất bị mất uy tín
nghiêm trọng, bị dân chúng bất bình do khủng hoảng kinh tế. Thế nhưng, người
dân tránh phê phán ông Putin. Đa số cử tri đi bầu ủng hộ đảng Nước Nga Thống Nhất
không phải vì tín nhiệm, mà vì đảng cầm quyền, cho dù gặp nhiều khó khăn, trong
một chừng mực nào đó, tiếp tục được xem là biểu tượng của ổn định.
Nổi
ám ảnh phong trào xuống đường 2011
Sau cuộc bầu cử quốc hội năm 2011, người Nga liên tục
xuống đường suốt mùa đông 2011-2012. Điện Kremli vẫn còn bị ám ảnh vì phong
trào phản kháng này. Cho nên, sau khi Putin trở lại ghế tổng thống, chính sách
« siết bù –loon » đã được thi hành. Đối lập là nạn nhân chính. Năm nay, người
ta thấy chế độ tương đối cởi mở hơn. Trong số 14 chính đảng chính được tham gia
ứng cử, có hai tổ chức độc lập là Iabloko và Parna. Các đoạn phim vận động của
họ được chiếu trên các đài truyền hình.
Con số ứng cử viên độc lập cũng đông hơn so với năm
2011 cho dù các ứng cử viên này bị truyền thông nhà nước phân biệt đối xử hoặc
thù nghịch. Chính quyền Nga muốn cuộc bầu cử này được công nhận chính đáng và
minh bạch. Một phụ nữ được phong trào tự do kính trọng, bà Ella Pamfilova, được
bổ nhiệm đứng đầu Ủy ban Bầu cử Quốc gia. Mục tiêu của điện Kremli là tránh xảy
ra một đợt phản kháng tương tự vào năm 2011 và nhất là để chuẩn bị điều kiện
cho một cuộc bầu cử khác, quan trọng hơn, vào năm 2018 : bầu tổng thống. Không
cần nói có lẽ quý độc giả cũng biết ai sẽ là ứng cử viên.
----------------------------------
No comments:
Post a Comment