Cô Cấn Thị Thêu, người dân oan mất đất thuộc phường
Dương Nội quận Hà Đông thành phố Hà Nội vừa bị tòa án “nhân dân” quận Đống Đa kết
án 20 tháng tù giam.
Đây là bản án oan thứ hai đối với cô Cấn Thị Thêu. Lần
trước, cô bị bắt khi đang cùng bà con Dương Nội ngăn cản không cho chính quyền
lấy đất của họ để xây dựng khu đô thị. Lý do bà con Dương Nội ngăn cản không
cho lấy đất là vì chính sách bồi thường đất đai gây thiệt hại quá nhiều cho những
người nông dân khi bị mất đất.
Khi chúng tôi hỏi bà con vì sao bà con không chịu
giao đất để phát triển đô thị thì được họ trả lời:
– Họ bồi thường cho chúng tôi quá rẻ, họ chỉ bảo vệ
cho các chủ dự án bất động sản thôi. Đất nông nghiệp bồi thường có chưa đến một
triệu mà khi phân lô họ bán đấu giá vài chục triệu /mét vuông. Buôn như thế ai
chả buôn được. Sao họ không cho chúng tôi tự đầu tư mà lại thu hồi cho người
khác đến đầu tư. Họ cứ vẽ sơ đồ quy hoạch đi rồi để chúng tôi tự đầu tư. Chúng
tôi không đủ tiền làm thì chúng tôi sẽ tự liên kết với những người có tiền để
làm. Tiền hạ tầng nhà nước cứ làm đi sau đó chúng tôi sẽ bán bất động sản rồi
trả. Làm thế thì chúng tôi sao phải giữ, phải đấu tranh.
Nghe những người nông dân trả lời mà tôi không nghĩ
họ là những người ít học. Họ biết tính toán sao cho lợi nhà lợi nước chứ không
phải chỉ nghĩ đến riêng quyền lợi của mình. Vậy mà tại sao những ông nghị trong
quốc hội không nghĩ ra.
Thật ra nói là những ông nghị cho nó oai chứ mấy ông
này làm gì có quyền hành gì. Theo dõi những phiên họp quốc hội thì rõ. Ở các nước
tư bản, quốc hội của họ đến để tranh luận, còn ở Việt Nam thì gọi là thảo luận.
Họ chỉ thảo luận câu chữ chứ đâu có tranh cãi để tìm ra những giải pháp tối ưu
cho đất nước. Thế nên mới có chuyện nực cười là có những bộ luật chưa thi hành
đã biết không thể thực hiện được.
Trở lại với câu chuyện của cô Cấn Thị Thêu. Cô Thêu
đi biểu tình chống thu hồi đất. Ở Việt nam, hiến pháp quy định người dân có quyền
biểu tình theo quy định của pháp luật. Nhưng làm gì có luật biểu tình. Luật biểu
tình cứ bị nợ đi nợ lại trên nửa thế kỷ. Lỗi này là của đảng cộng sản Việt Nam
trước tiên. Sau đó là của những ông nghị. Họ cố tình không ban hành thì sao lại
cấm dân biểu tình. Có một cái lạ ở đất nước Việt Nam là: cứ cái gì không quản
được là cấm. Nếu họ sợ dân biểu tình thì đừng ghi vào hiến pháp công dân có quyền
biểu tình nữa. Vậy là xong chứ sao phải dùng những điều luật khác để đàn áp biểu
tình.
Danh không chính thì ngôn sao thuận được. Dù bản án
có tuyên là có tội thì cũng không thể thuyết phục được người dân là bản án đúng
người đúng tội được. Khi không thuyết phục được người dân thì họ có quyền nói rằng:
đây là một bản án chính trị nhằm vào người đấu tranh. Cả trăm người dân đi biểu
tình vậy mà chỉ có mình cô Cấn Thị Thêu bị tội. Những người đi cùng cô Thêu
không bị tội thì đương nhiên cô Thêu cũng không thể có tội được. Đó là logic.
Muốn đất nước ổn định thì không có cách nào khác là
phải thực hiện nhà nước pháp quyền. Tức là phải quản trị đất nước bằng luật. Luật
phải được ban hành một cách độc lập với chính phủ ( hành pháp) chứ không phải
chính phủ soạn luật để quốc hội chỉ bấm nút thông qua.
Để kết thúc cho STT này, tôi xin giải thích vì sao gọi
đây là một vụ án chính trị vì nó đàn áp quyền tự do cơ bản của người dân thì
tôi gọi là một vụ án chính trị.
Xín hết.
No comments:
Post a Comment