Ân xá Quốc
tế, ngày 05/9/2016
(Bản
dịch của Vũ Quốc Ngữ)
Mục sư Nguyễn Công Chính tại phiên tòa năm 2012
Mục
sư Nguyễn Công Chính là một tù nhân lương tâm Việt Nam đang chấp hành án
tù 11 năm. Ông đã bắt đầu tuyệt thực từ ngày 08/8 để phản đối sự đối
xử hà khắc trong nhà tù và sự im lặng của nhà tù về những khiếu
nại của tù nhân. Hiện sức khỏe của ông rất xấu.
Mục sư Nguyễn Công Chính Khổ đã chịu sự đối xử
nghiệt ngã của nhà tù, bị chối bỏ các quyền con người và quyền
của tù nhân trong hơn ba năm sáu tháng vừa qua. Ông bắt đầu tuyệt thực để
phản đối vào ngày 08/8. Khi vợ của ông, bà Trần Thị Hồng thăm ông vào ngày
17/8, ông đã phải có người dìu đi, thể trạng rất gầy và yếu. Trong
quá trình bị giam giữ, ông đã bị chửi mắng và bị đánh đập bởi tù
nhân khác, với sự thông đồng của giám thị và quản giáo. Ông bị bệnh
cao huyết áp và viêm xoang nhưng không được điều trị y tế, không được phép
mua thêm đồ ăn từ nhà ăn để bổ sung vào chế độ ăn uống ngặt nghèo của nhà
tù, và bị giam giữ biệt lập trong một thời gian dài mà không được
tiếp xúc với tù nhân khác. Việc đối xử như vậy bị xếp vào hành vi
tra tấn, đối xử tàn nhẫn, vô nhân đạo hay hạ nhục và bị cấm theo Công ước
chống tra tấn và các quy tắc tiêu chuẩn tối thiểu của Liên Hiệp Quốc trong
việc đối xử với tù nhân (Quy tắc Nelson Mandela).
Kiến nghị và đơn khiếu nại của Mục sư Nguyễn Công Chính gửi tòa án
và chính quyền nhà tù không nhận được trả lời. Ngoài ra, ông cũng không
được gửi thư và nhận thư của gia đình. Ông cũng không được phép gọi
điện thoại cho gia đình theo quy định cho tù nhân. Chính quyền nhà tù
đã nói với ông rằng nếu ông thừa nhận cáo buộc thì ông sẽ được
hưởng những “đặc quyền” trên.
Mục sư Nguyễn Công Chính, một mục sư thuộc dòng
Mennonite, đã bị bắt vào tháng 4 năm 2011 tại Pleiku, Gia Lai. Tháng 3
năm 2012, ông bị kết án 11 năm tù với cáo buộc "phá hoại chính sách
đoàn kết dân tộc" theo Điều 87 của Bộ luật Hình sự năm 1999. Ông đang bị
giam giữ tại nhà tù An Phước, huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương từ cuối tháng mười
hai năm 2012. Nhà tù này cách gia đình ông 600 km và phải mất 12 giờ đi
đường.
Hãy
viết ngay lập tức bằng tiếng Anh, tiếng Việt hoặc ngôn ngữ của bạn:
n Kêu gọi chính quyền Việt Nam trả tự do cho Mục
sư Nguyễn Công Chính ngay lập tức và vô điều kiện vì ông là một tù nhân lương
tâm bị giam cầm chỉ vì thực hiện quyền tự do phát biểu ý kiến và niềm tin;
n Yêu cầu chính quyền, trong thời gian giam giữ
ông, đối xử với ông theo Quy tắc Nelson Mandela của Liên Hiệp Quốc áp dụng
đối với các tù nhân, đảm bảo ông không bị tra tấn và ngược đãi, bao gồm
cả việc biệt giam kéo dài;
n Yêu cầu chính quyền Việt Nam chuyển ông đến một
trại giam gần gia đình ông hơn, cho phép gia đình và luật sư ông thăm
viếng, và được điều trị y tế thích hợp.
Xin
gửi kiến nghị trước ngày 17/10/2016 tới:
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc
Văn phòng Thủ tướng Chính phủ
Hà Nội, Việt Nam
Liên hệ qua mạng: http://primeminster.chinhphu.vn/Utilities/Contact.aspx
Đồng gửi
Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm
44 Yết Kiêu, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội
Liên hệ trực tuyến: http://www.mps.gov.vn/web/guest/contact_english
Bộ trưởng Bộ Ngoại giao và Phó Thủ tướng Phạm Bình
Minh
Bộ Ngoại giao
Số 1 Tôn Thất Đạm, Quận Ba Đình, Hà NộiFax: + 844
3823 1872
Email: Banbientap@mofa.gov.vn
Đồng thời, gửi bản sao cho đại diện ngoại giao Việt
Nam tại đất nước của bạn.
-------------------------------
THÔNG
TIN BỔ SUNG
Mục sư Nguyễn Công Chính bị cáo buộc trả lời
phỏng vấn với truyền thông nước ngoài và phê phán chính phủ. Trước khi bị
bắt vào tháng 4 năm 2011, ông và gia đình ông phải đối mặt với sự quấy rối
liên tục vì những công việc truyền giáo cho nhóm người thiểu số ở các tỉnh
Gia Lai và Kon Tum. Chính quyền đã từ chối ngừng đàn áp ông trong nhà
tù như đề nghị của lãnh đạo giáo hội và cộng đồng tôn giáo.
Mục sư Nguyễn Công Chính có bốn con nhỏ từ năm
đến 13 tuổi. Vợ ông, cô Trần Thị Hồng không được phép vào thăm ông trong 18
tháng đầu khi ông bị bắt giữ. Bây giờ cô không thể đến thăm ông hàng tháng
vì khoảng cách địa lý quá xa, mất khoảng 12 h đi lại, và cô còn
phải lao động để nuôi bốn con nhỏ. Cô còn bị chính quyền địa phương
giám sát liên tục và đã-bị bắt giữ, đánh đập nhiều lần bởi công an nơi cô
sinh sống do những hoạt động nhân quyền của cô. Trong tháng 4 năm 2016 cô
bị bắt giữ và đánh đập tàn bạo sau khi gặp phái đoàn Hoa Kỳ do Đại sứ
về Tự do Tôn giáo Quốc tế David Saperstein dẫn đầu hai tuần trước đó.
Việt Nam là một quốc gia thành viên của Công ước Quốc
tế về Quyền Dân sự và Chính trị, một văn bản cho phép công dân có các quyền
tự do phát biểu, lập hội và hội họp ôn hòa. Tuy nhiên, những quyền này bị
hạn chế theo pháp luật và trong thực tiễn tại Việt Nam.
Nhiều điều luật mơ hồ trong phần an ninh quốc gia
của Bộ luật Hình sự Việt Nam thường được sử dụng để kết tội những người bất
đồng chính kiến và hoạt động ôn hòa. Những người có nguy cơ bao gồm những
người ung hộ cho sự thay đổi chính trị một cách hòa bình, người chỉ trích
chính sách của chính phủ, hoặc kêu gọi tôn trọng nhân quyền. Điều 87 (Tội phá
hoại chính sách đoàn kết dân tộc) thường được sử dụng để giam giữ, bỏ tù và
truy tố các thành viên của các nhóm dân tộc thiểu số cho hoạt động ôn hòa của họ.
Những người này bao gồm các nhà hoạt động về quyền đất đai, tín đồ tôn
giáo, người bảo vệ nhân quyền và nhà hoạt động công bằng xã hội.
Điều kiện trong nhà tù ở Việt Nam rất khắc nghiệt,
không có đầy đủ thức ăn và chăm sóc sức khỏe theo yêu cầu tối thiểu quy định
trong Quy tắc Nelson Mandela của Liên Hiệp Quốc đối với tù nhân. Tù nhân lương
tâm bị giam giữ trong phòng biệt giam với thời gian kéo dài như một sự
trừng phạt và là đối tượng cho sự người đãi, bị đánh đập bởi quản
giáo và tù nhân mà chính quyền nhà tù không can thiệp. Một số tù nhân
lương tâm bị thường xuyên thuyên chuyển giữa các cơ sở giam giữ mà nhà tù
không thông báo với gia đình của họ. Một số tù nhân lương tâm đã tuyệt thực
để phản đối việc bị đối xử vô nhân đạo và điều kiện giam giữ hà
khắc. Mặc dù Việt Nam đã phê chuẩn Công ước chống tra tấn có hiệu lực từ
tháng 2 năm 2015, một bước chưa đầy đủ để ép chính quyền tuân thủ các
nghĩa vụ theo hiệp ước đó. Ân xá Quốc tế đã ghi lại những vụ tra tấn
và ngược đãi các tù nhân lương tâm tại Việt Nam trong một báo cáo nhan đề "Bên
trong nhà tù: Tra tấn và ngược đãi các tù nhân lương tâm tại Việt Nam",
xem tại đây
Mục
sư Nguyễn Công Chính là một trong danh sách 84 tù nhân lương tâm tại Việt
Nam công bố vào tháng năm 2016, xem tại đây: https://www.amnesty.org/en/documents/asa41/4389/2016/en/
.
=======================
URGENT
ACTION DETAINED PASTOR ON HUNGER STRIKE SINCE 8 AUGUST
Pastor Nguyễn Công Chính is a Vietnamese prisoner of
conscience serving an 11-year sentence. He has been on hunger strike since 8
August in protest at abusive treatment, denial of rights and lack of response
to complaints by officials. He is in poor health.
Pastor Nguyễn Công Chính has been suffering more
than three and a half years of abusive treatment and denial of his rights by
prison authorities. He began a hunger strike in protest on 8 August. When his
wife Trần Thị Hồng visited him on 17 August, he needed assistance to walk and
looked gaunt and weak. While detained he has been subjected to verbal and
physical abuse from other prisoners in collusion with - or without intervention
- of prison officials; denial of medical treatment for high blood pressure and
sinusitis; not allowed to buy additional food from the canteen to supplement
the poor prison diet which other prisoners are free to do; and detention in
solitary confinement for a prolonged period in order to prevent interaction
with other prisoners. Such treatment constitutes torture or other cruel,
inhuman or degrading treatment or punishment as prohibited under the Convention
against Torture and the UN Standard Minimum Rules for the Treatment of
Prisoners (Nelson Mandela Rules).
Letters and petitions of complaint to the courts and
to the prison authorities by Pastor Nguyễn Công Chính have received no
response. Additionally, letters to and from his family have not been received.
He has also been denied the monthly phone call to his family, which other
prisoners are allowed. He has been told that if he admits his guilt to the
charges for which he was convicted then his “privileges” will be permitted.
Pastor Nguyễn Công Chính is a Mennonite pastor who
was arrested in April 2011 in Pleiku, Gia Lai province in the Central
Highlands. In March 2012 he was sentenced to 11 years’ imprisonment for
“undermining the national unity policy” under Article 87 of the 1999 Penal
Code. He has been detained at An Phước Prison in Phú Giáo District, Bình Dương
Province in southern Viet Nam since end December 2012. The prison is 600 km
from the family home and it takes 12 hours to reach.
Please
write immediately in English, Vietnamese or your own language:
n Calling on the authorities to release Pastor Nguyễn
Công Chính immediately and unconditionally as he is a prisoner of conscience
held solely for exercising his right to freedom of expression, opinion and
belief;
n Urging that while detained he is treated in
accordance with the UN Nelson Mandela Rules for the treatment of prisoners, and
that he is not subjected to torture and other ill-treatment including prolonged
solitary confinement;
n Urging that while he is detained he is moved to a
detention facility closer to his family, allowing full access to them, through
visits and correspondence, and to a lawyer and medical treatment as necessary.
PLEASE
SEND APPEALS BEFORE 17 OCTOBER 2016 TO:
Prime Minister Nguyễn Xuân Phúc
Prime Minister’s Office
Hà Nội, Việt Nam
Online contact form:
Salutation: Your Excellency
Minister of Public Security To Lam
44 Yết Kiêu St. Hoàn Kiếm District
Hà Nội, Việt Nam
Online contact:
Salutation: Dear Minister
And copies to:
Minister of Foreign Affairs and Deputy Prime
Minister Phạm Bình Minh
Ministry of Foreign Affairs
1 Ton That Dam Street, Ba Dinh district
Ha Noi, Việt Nam
Fax: + 844 3823 1872
Email: Banbientap@mofa.gov.vn
Also send copies to diplomatic representatives
accredited to your country. Please insert local diplomatic addresses below:
Name Address 1 Address 2 Address 3 Fax Fax number
Email Email address Salutation Salutation
Please check with your section office if sending
appeals after the above date.
ADDITIONAL
INFORMATION
Pastor Nguyor Công Chính was accused of giving
interviews to foreign media and joining with other dissidents in criticizing
the authorities. Prior to his arrest in April 2011, he and his family had faced
constant harassment for his work with minority Christian groups in Gia Lai and
Kon Tum provinces in the Central Highlands. The authorities have failed to
respond to appeals by church leaders and his religious community for an end to
the abuses against him and for improved treatment in prison.
Pastor Nguyor Công Chính has four young children
aged between five and 13 years old. His wife Trần Thị Hồng was not allowed to
visit him for 18 months after his arrest. Now she is unable to visit him once a
month as permitted because of the 12 hour journey to the prison and because the
family is struggling to make ends meet. She is under constant surveillance and
has been arrested and beaten by the police on numerous occasions for her human
rights advocacy. In April 2016 she was arrested and severely beaten in custody
following her meeting two weeks earlier with a United States delegation led by
Ambassador At Large on International Religious Freedom David Saperstein.
Viet Nam is a state party to the International
Covenant on Civil and Political Rights which guarantees the rights to freedom
of expression, association and peaceful assembly. However, these rights are
severely restricted in law and practice in Viet Nam.
Vaguely worded articles in the national security
section of Viet Nam’s 1999 Penal Code are frequently used to criminalize
peaceful dissenting views or activities. Those at risk include people advocating
for peaceful political change, criticizing government policies, or calling for
respect for human rights. Article 87 (undermining the national unity policy) is
frequently used to detain, prosecute and imprison members of minority groups
for their peaceful activism. These include land rights activists, religious
followers, human rights defenders and social justice activists.
Prison conditions in Viet Nam are harsh, with
inadequate food and health care that falls short of the minimum requirements
set out in the UN Standard Minimum Rules for the Treatment of Prisoners (Nelson
Mandela Rules) and other international standards. Prisoners of conscience have
been held in solitary confinement for prolonged periods as a punishment and
have been subjected to ill-treatment, including beatings by prison guards and
by other prisoners with prison guards failing to intervene. Some prisoners of
conscience are frequently moved from one detention facility to another, often
without their families being informed of the change in their whereabouts.
Several prisoners of conscience have undertaken hunger strikes in protest at
abusive treatment and poor conditions of detention. Although Viet Nam has
ratified the Convention against Torture, which came into effect in February 2015,
insufficient steps have been taken to bring the country into compliance with
its obligations under that treaty. Amnesty International has documented torture
and ill-treatment of prisoners of conscience in Viet Nam in a report entitled
“Prisons Within Prisons: Torture and ill-treatment of prisoners of conscience
in Viet Nam”, see:
. Pastor Nguyor Công Chính is also included in the
list of 84 prisoners of conscience in Viet Nam published in July 2016, see: https://www.amnesty.org/en/documents/asa41/4389/2016/en/.
No comments:
Post a Comment