Lãnh đạo CSVN gần đây thường thể hiện "trí tuệ
đỉnh cao", làm cái chi cũng có "tầm", có "đỉnh".
Vụ Formosa với hệ quả biển chết, người dân cũng
"chết đứng" theo. Cái cách "giải quyết đỉnh cao" của lãnh đạo
là ưu tiên cho dân Hà Tĩnh đi xuất khẩu lao động. Nhứt cử tam tứ tiện.
Cái "tiện" thứ nhứt là Formosa tiếp tục
"xử lý chất thải". Cho dầu "biển chết" lan tới Cà mau thì
cũng là phương cách "giữ nước từ xa". Cái tiện thứ hai, tống cổ bọn
dân chống đối ở đây đi làm lao nô cho khuất mắt. Cái tiện thứ ba, là đảng thu
được ngoại tệ. Lao nô, còn gọi là "bán máu" hay "bán mồ
hôi", thì cũng là món hàng "kinh tế", cũng là "giữ nước từ
xa".
Vấn đề là "giữ nước" ở đây là giữ nước nào
?.
Câu hỏi đặt ra có vẻ "tréo ngoe", không nước
VN thì nước nào vô đây ?
Không có gì tréo ngoe cả. Nếu ta biết quan niệm
"quốc gia", "tổ quốc" của Engels là gì, của Mác ra sao ? của
Lê Nin là như thế nào ? ta sẽ có câu trả lời.
***
Một bài viết của học giả VN (đăng trên báo nước
ngoài) cho rằng nội bộ VN chia làm hai phe: một phe ủng hộ nội dung phán quyết
ngày 12-7 của Tòa Trọng tài Thường trực (CPA), phe kia thì chống.
Lập luận cho rằng sở dĩ có phe chống đối là vì, VN
là nước có chủ quyền ở nhiều đảo TS, ủng hộ phán quyết 12-7 là chấp nhận các đảo
này không có hải phận kinh tế độc quyền 200 hải lý (zone économique exclusive).
Ý kiến này cũng nhằm giải thích vì sao VN đến ngày
hôm nay vẫn không đưa ra một tuyên bố lập trường nào về phán quyết 12-7.
Thực ra sau khi Tòa CPA ra phán quyết, Phát ngôn
nhân Bộ Ngoại giao VN có ra tuyên bố "ghi nhận phán quyết của Tòa".
Ý nghĩa của sự "ghi nhận", tức là
"notification", theo luật quốc tế, là quốc gia "nhận được, biết
được sự việc này". Theo tập quán quốc tế, một quốc gia sau khi ghi nhận một
sự việc quốc tế nào đó, nếu không có công văn phản đối, sự việc đó được hiểu ngầm
là sự "mặc nhiên đồng thuận".
Một thí dụ. Công hàm 1958 của Phạm Văn Đồng là một
"ghi nhận - notification" của VN về Tuyên bố của TQ về lãnh hải và chủ
quyền lãnh thổ. Việc "ghi nhận" ở đây nhằm mục đích thông báo cho TQ
(và quốc tế) biết rằng VNDCCH đã "biết được" ý định của TQ về lãnh hải
và chủ quyền lãnh thổ.
Nếu ngừng ở đó thì Công hàm 1958 có một hiệu lực
pháp lý giới hạn. Tức là VN sau này có thể "nói ngược" ở một số nội
dung nào đó. Nhưng Công hàm, ngoài việc "ghi nhận - notification" còn
có ghi thêm từ "tán thành".
Từ "tán thành" trong công hàm ví như những
cây đinh đóng nắp hòm. Không biết người trong hòm chết chưa, nhưng khi đinh đã
đóng, không chết cũng phải chết. Công hàm 1958 của ông Phạm Văn Đồng vì vậy là
một công cụ hữu hiệu "giữ nước từ xa".
***
Dầu vậy ý kiến cho rằng nội bộ VN không thống nhất,
trong chừng mực, lại rất thuyết phục.
Ta không loại trừ việc trong thời gian tới, VN ra
tuyên bố chống lại (một số nội dung) phán quyết 12-7 của Tòa CPA.
Câu hỏi đặt ra là VN có thể phản đối ở điều gì?
Theo ý kiến của các học giả VN thì VN có thể phản đối
phán quyết ở việc Tòa xác định sai tình trạng pháp lý "đảo" của các
thực thể ở TS.
Tức là, khác với ý kiến của Tòa, các đảo ở TS không
phải chỉ toàn là "đá", một số đáp ứng được các điều kiện về "đảo"
theo điều 121 UNCLOS.
Ý kiến của các học giả VN vì vậy trùng hợp với ý kiến
không chỉ của Đài Loan, mà còn của TQ.
TQ (và Đài Loan) cho rằng họ có "chủ quyền và
quyền chủ quyền" ở các đảo TS và "vùng nước chung quanh". Đây là
một trong hai lập luận nền tảng của đường chữ U chín đoạn của TQ. (Lập luận kia
là quyền lịch sử của TQ).
Việc chậm ra tuyên bố về phán quyết, thì ra do là
tranh chấp trong nội bộ CSVN thế nào để "bảo vệ lãnh thổ hữu hiệu từ
xa" ?
***
Nhưng không thể loại trừ một lý do khác, là VN không
thể ra tuyên bố "ủng hộ" phán quyết 12-7 của tòa CPA, đơn giản vì lời
đe dọa của TQ: nếu VN ra tuyên bố ủng hộ, TQ sẽ "đánh VN sặc máu
mũi".
No comments:
Post a Comment