Justin Wood, WEF
Phương
Võ chuyển
ngữ, CTV Phía Trước
Posted
on Jul 2, 2016
ASEAN,
hay Cộng đồng các quốc gia Đông Nam Á, là khu vực sôi động nằm ở trung tâm châu
Á. ASEAN được thành lập với mục tiêu ban đầu năm 1967 là ổn định địa chính trị ở
khu vực, và đến nay cộng đồng này ngày càng lớn mạnh.
Cộng
đồng ASEAN tính đến ngày nay đã được 49 năm tuổi, với thời gian đầu thành lập
chỉ có 5 thành viên. Hiện nay ASEAN đã mở rộng lên 10 nước thành viên. Cộng đồng
này cũng đã chuyển hướng mục tiêu từ an ninh khu vực sang thương mại, xây dựng
cộng đồng kinh tế, và ứng biến kịp thời với những đổi thay của xu thế toàn cầu.
Như
tất cả các quốc gia và khu vực khác, ASEAN đang đối mặt với một số thách thức.
Thách thức lớn nhất là ảnh hưởng của công nghệ số lên chính quyền, doanh nghiệp,
và cộng đồng ASEAN, hay còn được biết đến Cách mạng Công nghiệp lần thứ Tư. Khi
hàng loạt các phát kiến công nghệ – như người máy cao cấp, trí tuệ nhân tạo, in
ấn 3D, phương tiện tự động, máy học, và nền tảng kết nối Internet ra đời – đã đề
ra cho ASEAN cần phải học cách bắt lấy những cơ hội mới, cũng như tỉnh táo xác
định nguy cơ thực sự đằng sau những cơ hội trên.
Phương
hướng phát triển truyền thống cho nhiều quốc gia đã không còn như xưa. Cách thức
này giờ đây đã thay đổi từ sản xuất dựa vào xuất khẩu sang cung cấp dịch vụ số,
như vậy sẽ mang lại nhiều cơ hội việc làm cho nguồn lao động.
Giáo
viên cũng cần nâng cao năng lực sử dụng công nghệ số, theo Kathleen Chew trong
bài báo của cô về nền giáo dục châu Á, nhằm hỗ trợ học sinh, sinh viên tốt hơn
với những kỹ năng cần thiết cho nền kinh tế hiện đại.
Phụ
nữ và trẻ em gái cũng cần là những đối tượng được quan tâm, cô Anne-Birgitte
Albresctsen, CEO của Plan Internaltional chia sẻ, nếu khu vực muốn đạt được những
mục tiêu về tỷ lệ tham gia của phụ nữ trong nguồn lao động.
Khi
chi phí tự động hóa giảm đi đáng kể, khu vực ASEAN với lợi thế nhân công giá rẻ
sẽ gặp phải cạnh tranh khốc liệt. Tình trạng thất nghiệp hiện giữ ở mức 10%.
Câu trả lời cho những thách thức này, theo Saadia Zahidi, báo World Economic
Forum, là nằm trong công nghệ số hiện có và tri thức lĩnh vực khoa học máy
tính, kỹ sư, và kinh doanh.
Những
lĩnh vực khác từ dịch vụ tài chính đến chăm sóc sức khỏe và bán lẻ cũng sẽ bị ảnh
hưởng. Các công ty chuyên cung cấp dịch vụ tài chính ngay trên các quốc gia
thành viên sẽ có cơ hội được vươn ra các quốc gia láng giềng, nhờ vào quá trình
hội nhập khu vực; trong khi ngành bán lẻ có tiềm năng phát triển – chỉ khi đáp ứng
nhu cầu tiêu dùng, theo Ali Ptia và Jonathan Woetzel trong bài viết về ba xu hướng
tiêu dùng ở châu Á trong tương lai.
Lĩnh
vực y tế, sức khỏe sẽ được tiếp cận công nghệ mới. Dịch vụ y tế không những tốt
hơn, bền vững hơn, chỉ nếu như chính phủ sẵn sàng đánh giá và không lặp lại những
sai lầm mà các nước phát triển gặp phải. Harald Nusser đồng thời còn cảnh báo rằng
nguy cơ ảnh hưởng sức khỏe liên quan đến tốc độ đô thị hóa một nhanh chóng tại
một số quốc qua.
Bấm
: http://phiatruoc.info/wp-content/uploads/2016/07/Which-subject-are-chosen-by-ASEAN-students.jpg
Môn học nào được nhiều
học sinh ASEAN lựa chọn nhất?
Vậy
các nhà hoạch định chính sách nên hành động thế nào? Liệu họ sẽ định hình lại hệ
thống giáo dục để đảm bảo trẻ em hôm nay có được những kỹ năng đáp ứng nhu cầu
làm việc trong tương lai? Họ có thể đảm bảo phát triển công bằng cho tất cả mọi
người trong xã hội? Liệu họ có thể khai thác năng lực của công nghệ số mới nhằm
cải thiện năng lực của chính quyền và thể chế, cái nào quan trọng hơn cho quá
trình thành công sự nghiệp.
Câu
hỏi được đặt ra là làm thế nào ASEAN xác định được những thách thức phía trước
cũng đều rất quan trọng. Ở diễn đàn World Economic Forum về ASEAN, diễn ra ở
Kuala Lumpur ngày 1-2 tháng Sáu năm 2016, chúng tôi kêu gọi sự góp mặt của đại
diện chính phủ cũng như CEO toàn cầu, những tổ chức quốc tế và nghiên cứu tiên
phong, … nhằm tìm ra câu trả lời cho những câu hỏi trên và tìm ra hướng đi cho
ASEAN trong 25 năm tới.
_______
Justin
Wood là Trưởng Ban châu Á – Thái Bình Dương tại WEF.
©
2007-2016 Bản tiếng Việt TẠP CHÍ PHÍA TRƯỚC – www.phiatruoc.info
No comments:
Post a Comment