Dịch
giả: Nguyễn Trung Thuần
Posted
by adminbasam on
08/07/2016
Xin
được dịch trước những phần đáng lưu tâm nhất
Từ
3-4.9.1990, cuộc gặp nội bộ lãnh đạo cấp cao Trung Quốc và Việt Nam
đã được tổ chức âm thầm tại Tứ Xuyên. Tham gia cuộc gặp nội bộ lần
này, phía Trung Quốc có Tổng bí thư Trung ương Đảng cộng sản Trung
Quốc và Thủ tướng Quốc vụ viện Lí Bằng đương nhiệm, phía Việt Nam
có Tổng bí thư Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam Nguyễn Văn Linh, Chủ
tịch Hội đồng Bộ trưởng Đỗ Mười và Cố vấn Trung ương Đảng cộng sản
Việt Nam Phạm Văn Đồng đương nhiệm. Đây là cuộc gặp đầu tiên giữa
lãnh đạo chủ chốt hai đảng, hai nước sau 13 năm gián cách.
Tôi
khi ấy đang là Giám đốc Phòng nghiên cứu Ban Liên lạc Đối ngoại Trung
ương Đảng cộng sản Trung Quốc, tham gia cuộc gặp với danh nghĩa nhân
viên tùy tùng.
* Lời
nhắn của Đặng Tiểu Bình
Tháng
7.1986, Tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam Lê Duẩn qua đời. Tháng 12,
tại Đại hội 6 Đảng cộng sản Việt Nam, Nguyễn Văn Linh được bầu làm
Tổng bí thư Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam. Trong thời kì Chiến
tranh chống Mĩ của Việt Nam vào những năm 60, Nguyễn Văn Linh là thành
viên lãnh đạo Cục Miền Nam của Đảng cộng sản Việt Nam, có thái độ
hữu hảo với Trung Quốc, từng nhiều lần sang thăm Trung Quốc, Mao Trạch
Đông, Chu Ân Lai và Đặng Tiểu Bình đều từng gặp mặt ông. Sau khi được
bầu làm Tổng bí thư Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam, ông tích cực
thúc đẩy con đường cải cách của Việt Nam, đồng thời bắt tay vào cải
thiện mối quan hệ với Trung Quốc.
Từ
cuối năm 1988 đến đầu năm 1989, phía Việt Nam lần lượt 3 lần bày tỏ
mong muốn cải thiện mối quan hệ Trung-Việt. Tháng 10.1989, Đặng Tiểu
Bình gặp mặt Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Lào, Tổng bí thứ Đảng
Nhân dân Cách mạng Lào Kaysone Phomvihane sang thăm Trung Quốc. Lí Gia
Trung, Trưởng Ban Đông Dương Vụ Á Châu Bộ Ngoại giao đương nhiệm, tham
gia cuộc gặp mặt đồng thời nhận trách nhiệm ghi chép lại khi ấy
tiết lộ, Kaysone Phomvihane đã chuyển lời thăm hỏi của Nguyễn Văn Linh,
nói Việt Nam đã có nhận thức mới về tình hình của Trung Quốc, thái
độ đối với Trung Quốc cũng đã có sự thay đổi, hi vọng Trung Quốc có
thể mời ông sang thăm Trung Quốc. Đặng Tiểu Bình cũng nhờ Kaysone
Phomvihane chuyển lời thăm hỏi của mình đến Nguyễn Văn Linh.
Đặng
Tiểu Bình nói: Việt Nam đề xuất muốn bình thường hóa quan hệ với
Trung Quốc, chúng tôi hoan nghênh. Tôi được biết đồng chí Nguyễn Văn
Linh đã từ lâu. Tôi hi vọng ông ta quyết đoán dứt khoát, làm dứt điểm
vấn đề Campuchia. Hiện giờ tôi tuổi đã cao, sắp sửa nghỉ hưu, tôi mong
trước hoặc sau khi nghỉ hưu không lâu, vấn đề Campuchia được giải
quyết, mối quan hệ Trung-Việt khôi phục lại bình thường, điều này sẽ
chấm dứt được một mối tâm tư của tôi. Ông nhấn mạnh, mong Việt Nam sẽ
rút quân sạch và triệt để khỏi Campuchia, thực hiện Liên hợp bốn bên
do Sihanouk đứng đầu (Bốn bên, tức chính quyền Heng Samrin Phnom Penh do
Việt Nam trợ giúp, cùng ba phái thuộc lực lượng đối kháng: Mặt trận
đoàn kết dân tộc giành lại độc lập, trung lập, hòa bình và hợp tác
cho Campuchia do Sihanouk lãnh đạo, Campuchia dân chủ do Khieu Samphan làm đại
diện và Mặt trận giải phóng dân tộc của nhân dân Khmer do Son Sann đứng
đầu). Chỉ có làm được điểm này, thì mới kết thúc được quá khứ,
khôi phục lại mối quan hệ Trung-Việt.
(…)
* Đạt
được thỏa thuận “Kỉ yếu Hội đàm”
Cuộc
Hội đàm kéo một mạch tới tận 8h tối, 8h30 mới bắt đầu bữa tiệc
tối. Trước bàn tiệc, Giang Trạch Dân và Lí Bằng tiếp tục trao đổi
riêng rẽ với Nguyễn Văn Linh và Đỗ Mười về những vấn đề chưa đi đến
đồng thuận.
Sau
tiệc tối, các nhân viên tùy tùng chủ yếu của hai bên lập Nhóm soạn
thảo Kỉ yếu Hội đàm, họp bàn qua đêm. Phía Trung Quốc do Tăng Khánh
Hồng phụ trách, phía Việt Nam do Hồng Hà phụ trách. Cuộc hội đàm
tiến hành một mạch tới tận thâu đêm.
Tôi
cũng ̀tham gia thảo luận cùng Nhóm soạn thảo. Nhiệm vụ chủ yếu của
tôi là, túc trực báo cáo lại cho Giang Trạch Dân và Lí Bằng tình
hình thảo luận, sau đó truyền đạt chỉ đạo của họ tới các nhân viên
phía Trung Quốc trong Nhóm soạn thảo.
Thảo
luận rất vất vả, bám theo từng câu từng chữ. Một sự tranh cãi chủ
yếu là, sau khi Trung Quốc và Việt Nam đã đi đến nhất trí về vấn đề
Campuchia xong rồi thì truyền đạt lại cho các bên liên quan của
Campuchia thế nào đây. Sau khi bàn bạc rất lâu, hai bên đồng ý diễn
đạt là “thông qua sự nỗ lực của từng bên”, “thúc đẩy” các bên của
Campuchia đi đến thỏa thuận về việc thành lập Hội đồng tối cao toàn
quốc.
*
Sáng 4.9, lãnh đạo hai bên tiến hành hội đàm lần 2
Sau
khi chuyển qua chủ đề chính, hai bên tiếp tục thảo luận về vấn đề
thành phần của Hội đồng tối cao Campuchia. Nguyễn Văn Linh bất ngờ
đặt một câu hỏi: Hội đồng tối cao sẽ làm việc theo nguyên tắc nào,
là nguyên tắc phối hợp nhất trí, hay là nguyên tắc thiểu số phục
tùng đa số? Giang Trạch Dân đã trả lời câu hỏi này một cách khéo
léo. Ông ta nói, bốn bên đã nhất trí đi đến thỏa thuận về việc
thành lập Hội đồng tối cao, thì cần đi từ đại cục lợi ích dân tộc
để thực hiện hòa giải dân tộc một cách thực sự. Với tiền đề ấy,
phía Trung Quốc “đồng ý” Hội đồng tối cao sẽ làm việc theo nguyên
tắc phối hợp nhất trí.
Phạm
Văn Đồng bày tỏ đồng ý với ý kiến của Giang Trạch Dân
Sau
khi đã giải quyết xong vấn đề chủ yếu, phần còn lại chính là hoàn
chỉnh bản “Kỉ yếu Hội đàm”.
Về
Hội đồng tối cao, Kỉ yếu viết: Hai bên cho rằng, sớm thành lập Hội
đồng tối cao toàn quốc Campuchia là bước đi then chốt trong giải pháp
chính trị về vấn đề Campuchia. Hội đồng này sẽ cần tuân thủ theo
nguyên tắc bất cứ phe phái nào cũng không được chiếm địa vị chi
phối, đồng thời cũng không được loại trừ bất cứ phe phái nào, do
bốn bên Campuchia cấu thành. Để Quốc vương Sihanouk làm chủ tịch là phù
hợp. Hai bên đồng ý thông báo và làm việc với các bên Campuchia, cố
gắng thành lập Hội đồng tối cao toàn quốc theo công thức 6+2+2+2+1
càng sớm càng tốt, đồng thời tiến hành làm việc theo nguyên tắc
phối hợp nhất trí.
Về
bình thường hóa Quan hệ Trung-Việt, Kỉ yếu nêu rõ: Hai bên sớm trao
đổi ý kiến về vấn đề khôi phục mối quan hệ giữa hai Đảng hai nước,
nhất trí từng bước cải thiện mối quan hệ giữa hai Đảng hai nước,
tiến tới thực hiện bình thường hóa đi đôi với giải pháp chính trị
toàn diện, công bằng, hợp lí cho vấn đề Campuchia. Trong đó, hai chữ
“hai Đảng” được viết thêm theo đề nghị của Phạm Văn Đồng.
Hai
bên còn trao đổi ý kiến về các biện pháp cụ thể cho việc từng bước
cải thiện quan hệ, bao gồm: 1) Hai bên áp dụng biện pháp giảm thiểu
binh lực ở biên giới, tránh mọi hoạt động đối địch; 2) Chấm dứt mọi
tuyên truyền thù địch với đối phương; 3) Tăng cường giao lưu nhân dân; 4)
Lập lại trật tự bình thường mậu dịch biên giới; 5) Lãnh đạo cấp cao
hai nước tiến hành các cuộc tiếp xúc và thăm hỏi lẫn nhau.
*
Mở ra tiến trình bình thường hóa quan hệ
2h30
chiều, hai phía Trung Quốc và Việt Nam tổ chức lễ kí kết tại tòa
nhà chính số 1. Phía Trung Quốc đề nghị Giang Trạch Dân, Lí Bằng và
Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười lần lượt đại diện cho Đảng và chính phủ
nước mình kí, phía Việt Nam đồng ý.
(…)
Bonus:
No comments:
Post a Comment